LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Khái quát những nét chính về tình hình chung của các nước châu Á, châu Phi, Mĩ La Tinh từ năm 1945 đến nay

Giai dùm với ạ
5 trả lời
Hỏi chi tiết
2.670
2
0
doan man
26/10/2018 20:46:08
câu 4. Khác với châu Á và châu Phi, nhiều nước ở Mi La-tinh đã giành được độc lập như Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Pê-ru, Vê-nê-xu-ê-la... từ những thập niên đầu của thế kỉ XIX. Nhưng sau khi thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha, các nước Mĩ La-tinh lại rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và trở thành “sân sau” của đế quốc Mĩ.
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình ở Mĩ La-tinh đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ. Được mở đầu bằng cuộc Cách mạng Cu-ba năm 1959, từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, một cao trào đấu tranh đã bùng nổ ở Mĩ La-tinh và khu vực này được ví như “Lục địa bùng cháy” của phong trào cách mạng. Đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước như Bô-li-vi-a, Vê-nê-xu-ê-la, cô-lôm-bi-a, Ni-ca-ra-goa... Kết quả là chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc - dân chủ được thiết lập và đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ. Trong thời kì này, nổi bật lên là những sự kiện diễn ra ở Chi-lê và Ni-ca-ra-goa. Do thắng lợi của cuộc bầu cử tháng 9 - 1970 ở Chi-lê, Chính phủ của Liên minh đoàn kết nhân dân do Tổng thống A-gien-đê lãnh đạo đã thực hiện những chính sách cải cách tiến bộ củng cố độc lập chủ quyền dân tộc trong những năm 1970 - 1973. Ở Ni-ca-ra-goa, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Xan-đi-nô, nhân dân nước này đã lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ, đưa đất nước phát triển theo con đường dân chủ. Nhưng cuối cùng, do nhiều nguyên nhân, nhất là sự can thiệp của Mĩ, các phong trào cách mạng ở Chi-lê và Ni-ca-ra-goa đều thất bại vào những năm 1973 và 1991.
Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, các nước Mĩ La-tinh đã thu được nhiều thành tựu quan trọng : củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hoá sinh hoạt chính trị, tiến hành các cải cách kinh tế và thành lập các tổ chức liên minh khu vực về hợp tác và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, do nhiều nguyên nhân, tình hình kinh tế, chính trị ở nhiều nước Mĩ La-tinh lại gặp nhiều khó khăn, thậm chí có lúc căng thẳng. 
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mĩ La-tinh từ năm 1991 đến năm 2000 chỉ khoảng 3% ; gần đây, từ năm 1998 đến năm 2002 giảm xuống 1,5%, thu nhập theo đầu người trong 5 năm qua hầu như không tăng. Nợ nước ngoài từ 410,1 tỉ USD (năm 1985) tăng lên 607.2 tỉ USD (năm 1995) đang đè nặng lên các nước Mĩ La-tinh. Đầu tư của nước ngoài giảm sút. Hoặc gần đây, tình hình chính trị một số nước không ổn định, các phe phái tranh giành nhau quyền lực, Chính phủ của các nước tình hình trong nước...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
doan man
26/10/2018 20:47:29
câu 5.
(Tiếng Anh-"aprtheid" có nghĩa là sự tách biệt chủng tộc") là chính sách phân biệt chủng tộc cực đoan và tàn bạo của Đảng Quốc dân (Đảng của người da trắng),được chính thức thực hiện ở Nam Phi từ năm 1948, chủ trương tước đoạt mọi quyền lợi cơ bản về chính trị, kinh tế- xã hội của những người da đen ở đây, cũng như các người da màu (Ấn Độ) đến định cư. Do cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Nam Phi và của cả loài người tiến bộ", Chủ nghĩa Apcthai" đã bị xóa bỏ ở Nam Phi từ tháng 11-1993
2
0
doan man
26/10/2018 20:48:56
câu 5.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Nam Phi dưới sự lãnh đạo của tổ chức "Đại hội dân tộc Phi" (ANC) đã bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc.
*Kết quả:
- Năm 1993, chế độ Apacthai được xoá bỏ.
- Nen-xơn Man-đê-la được bầu làm Tổng thống người da đen đầu tiên trong lịch sử nước Cộng hoà Nam Phi.
*Ý nghĩa lịch sử:
- Chế độ phân biệt chủng tộc vĩnh viễn bị xoá bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng của nó sau hơn ba thế kỉ tồn tại.
- Nhân dân Nam Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước.
2
0
doan man
26/10/2018 20:51:06
câu 6.
Mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa lãnh tụ Phi-đen Cát-xtơ-rô, nhân dân Cu-ba với Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam được thể hiện:
- Ngày 2-12-1960, thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Cu-ba, từ đó đến nay quan hệ hữu nghị và hợp tác giúp đỡ nhau về nhiều mặt ngày càng được thiết lập chặt chẽ.
- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, Cu-ba đã giúp đỡ nhiều mặt cả về vật chất và tinh thần.
- Các nhà lãnh đạo Cu-ba và Việt Nam đã nhiều lần thăm viếng lẫn nhau (Chủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rô đã nhiều lần thăm Việt Nam), càng khẳng định mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay ngày càng tốt đẹp.
- Phi-đen Cát-xtơ-rô luôn coi trọng và ưu tiên phát triển mối quan hệ với Việt Nam, coi Việt Nam như một người anh em vô cùng thân thiết. Cũng như câu nói bất hủ của ông: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình” đã được chứng minh và đi vào lịch sử mối quan hệ hai nước.
1
0
NguyễnNhư
31/12/2023 09:58:06

Tình hình kinh tế Mĩ sau CTTGII

Kinh tế của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ 2:
Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới, đứng đầu trong hệ thống tư bản chủ nghĩa
+ trong những năm 1945- 1950, Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47%)
+ sản lượng nông nghiệp của Mĩ bằng 2 lần sản lượng của 5 nước Anh, Pháp, Đức, Italia và Nhật bản cộng lại
+ nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới (24,6 tỉ USD)
+ mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử
Như vậy, sau CTTGII Mĩ đã vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản
Trong những thập niên tiếp sau, tuy vẫn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn chiếm ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa
+ sản lượng công nghiệp chỉ còn chiếm 39,8% của thế giới (1973)
+ dự trữ vàng cạn dần chỉ còn 11,9 tỉ USD (1974)
+ lần đầu tiên sau CTTGII, chỉ trong vòng 14 tháng đồng đô la Mĩ bị phá giá 2 lần vào tháng 12 - 1973 và tháng 2 – 1974
 

Tình hình các nước châu Phi sau CTTGII
- Sau CTTGII, phong trào đấu tranh đòi độc lập diễn ra sôi nổi ở châu Phi, sớm nhất là ở Bắc Phi - nơi có trình độ phát triển cao hơn
- Lần lượt các nước đã giành được độc lập : Ai cập(1953), An- giê- ri (1954 - 1962), năm 1960 có 17 nước tuyên bố độc lập "năm châu Phi"
- sau khi độc lập ,các nước châu Phi bắt tay vào xây dựng đất nước và đã thu được nhiều thành tích
- từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình châu Phi ngày càng khó khăn và không ổn định
- gần đây, các nước châu Phi đang tìm kiếm các giải pháp phát triển kinh tế và thành lập tổ chức Liên minh châu Phi (AU)
 

Tình hình kinh tế - chính trị của châu Á sau CTTGII

về chính trị 
- sau CTTGII, một cao trào giải phóng dân tộc lan rộng khắp châu Á
- tới cuối những năm 50 phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập
- suốt nuẩ sau Tk XX, tình hình châu Á lại không ổn định bởi diễn ra các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là ở khu vực Đông Nam Á và Trung Đông. sau chiến tranh lạnh lại xảy ra xung đột,li khai, khủng bố ở một số nước như Phi-lip-pin, thái lan,..
về kinh tế
- từ nhiều thập niên qua, một số nước châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Trung quốc, hàn quốc
- Ấn độ sau cuộc "cách mạng xanh" đã tự túc được lương thực cho hơn 1 tỷ người. Các sản phẩm công nghiệp chính của Ấn độ là xe hơi, dệt, hàng điện tử,.. Ấn độ đang cố gắng trở thành cường quốc trong các lĩnh vực như công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ nguyên tử

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư