Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Khảo sát học sinh giỏi cấp huyện: Môn Ngữ văn 6. Trong bài thơ Mẹ ốm, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết: Nắng mưa từ những ngày xưa, Lặn trong đời mẹ bây giờ chưa tan. Em hiểu nghĩa của từ nắng mưa trong câu thơ trên là như thế nào?

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
6.246
6
3
Cute Mai's
29/04/2018 16:10:10
Câu 1
a, nắng mưa
Nghĩa gốc : chỉ hiện tượng nắng mưa của thời tiết diễn ra trong đời sống hàng ngày
Nghĩa chuyển : chỉ những gian lao, khó nhọc, vất vả trong cuộc đời của mẹ

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
13
1
Cute Mai's
29/04/2018 16:11:23
Câu 1
a) Giải nghĩa từ "nắng mưa" trong câu thơ:
- Nghĩa gốc: Chỉ hiện tượng của thời tiết: nắng và mưa.
- Nghĩa chuyển: Chỉ những gian lao, vất vả, khó nhọc trong cuộc đời.
b) Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc sử dụng từ "lặn" trong câu thơ thứ 2
Học sinh có thể nêu các ý kiến khác nhưng phải làm rõ được nét đặc sắc về nghệ thuật dùng từ “lặn” trong câu thơ với nội dung cơ bản như sau:
- Với việc sử dụng từ “lặn”, câu thơ thể hiện được sự gian lao, vất vả trong cuộc đời người mẹ, nhưng khắc sâu, nhấn mạnh hơn sự gian lao, vất vả của người mẹ trong cuộc sống;
- Qua đó thấy được nỗi gian truân, cực nhọc của đời mẹ không thể thay đổi, bù đắp… (nếu thay bằng các từ: ngấm, thấm,... thì nỗi vất vả chỉ thoảng qua, có thể tan biến đi...)
Câu 2.
Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những dòng thơ trên…
Mượn đặc điểm của loài cây làm hình tượng ẩn dụ nhằm thể hiện phẩm chất, cốt cách của một tầng lớp người hay một dân tộc là biện pháp nghệ thuật của văn học phương Đông nói chung, văn học Việt Nam nói riêng. Với học sinh lớp 6, không yêu cầu cao trong cảm thụ thơ, không yêu cầu học sinh phân tích đoạn thơ.
Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được những ý cơ bản như sau:
- Bài thơ “Tre Việt Nam” được Nguyễn Duy sáng tác vào những năm 1971-1972, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, phải tập trung sức người, sức của, ý chí và tinh thần, lực lượng của toàn dân tộc để chiến đấu, giành thắng lợi cuối cùng. 1 điểm
- Tác giả mở đầu bài thơ như một câu hỏi, gợi lại “chuyện ngày xưa” trong cổ tích để khẳng định cây tre đã gắn bó bao đời với con người Việt
6
2
Dương Tú
29/04/2018 17:03:41
Câu 2
Nhắc đến hình ảnh làng quê đất nước chúng ta thì không thể thiếu được những hình ảnh về những cây tre cao vút mọc thành từng khóm bên nhau và trong thơ Nguyễn Duy cũng vậy,bài thơ Tre Việt Nam mang tới cho chúng ta một ý nghĩa sâu sắc về nhân dân ta,đó không chỉ là bài thơ viết đơn thuần về cây tre mà còn thể hiện được những phẩm chất đẹp của con người Việt Nam chúng ta.
Nhà thơ Nguyễn Duy bắt đầu bài thơ với hai từ tre xanh và tiếp đến đó là câu hỏi tre có từ bao giờ:
“Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh”
Hai tiếng tre xanh gợi lên cho bất cứ những người con Việt Nam nào cũng không khỏi bag khuâng xao xuyến chạnh lòng mà nhớ tới. Nhà thơ hỏi tre xanh có từ bao giờ, nghĩa là từ khi sinh ra nhà thơ cũng đã thấy những rặng tre mọc san sát bên nhau, chứng tỏ cây tre có từ đời xa xưa. Cách mở đầu đi vào bằng hình ảnh cây tre này đã tạo nên sự hấp dẫn cho người đọc bởi vì tre xanh đối với người dân Việt Nam thì đó là loài cây thể hiện cho sự đấu tranh bền bỉ và lâu dài.
Cho tới ngày nay thì cây tre vẫn đi vào huyền thoại như câu chuyện về thánh gióng đánh giặc,cây tre trăm đốt…Tóm lại là cây tre xuất hiện từ lúc con người nhận ra vẻ đẹp của nó.
Đến với những câu thơ mộc mạc tiếp theo thì chúng ta thấy được vẻ đẹp của tre xanh và qua những vẻ đẹp tiềm tàng đó chúng ta thấy được phẩm chất cao quý tốt đẹp của con người Việt Nam chúng ta.
Thứ nhất đó là vẻ đẹp màu sắc và hình dáng của những cây tre xanh ở nước ta:
“Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu”
Cây tre Việt Nam hiện lên với một thân hình mong manh cứ đung đưa trước gió. Những câu từ ấy khiến cho chúng ta liên tưởng tới những khóm tre có thân gầy guộc lại đứng thẳng trước bão tố,trước những cơn gió. Thế nhưng cây tre vẫn đứng thẳng hàng thành từng lũy cho dù bờ đất đai khô cằn,trên nền đất đá vôi bạc màu thì vẫn xanh tốt.
Qua đây ta lại thấy được phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam,con người Việt nam tuy là nhỏ bé nhưng lại ngay thẳng thật thà giống như cây tre và cho dù sống ở đâu và ở môi trường nào thì cũng vẫn có thể sống tốt, sống ngay thẳng như những cây tre kia. Những con người Việt Nam luôn sống đoàn kết như những khóm tre kia.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×