a) Xác định khu vực, thời điểm hay mùa vụ khai thác nhằm tránh việc khai thác các đối tượng tham gia sinh sản, các đối tượng còn non, chưa trưởng thành. Ngăn chặn các phương pháp đánh bắt có hại, nghiên cứu áp dụng ngư cụ mang tính chọn lọc, bảo vệ hệ sinh thái vùng gần bờ.
b) Khai thác hợp lý kích cỡ của từng loài, chính xác hơn đó là độ tuổi của từng cá thể đảm bảo duy trì nòi giống, khả năng tái tạo, ổn định quần thể.
c) Khai thác hợp lý chủng loài hay nói cách khác là tỷ lệ giữa các loài được phép đánh bắt trong từng vùng nước. Trong quần xã thủy sinh vật, một yêu cầu không thể thiếu được đối với từng loài để tồn tại đó là tính “cộng sinh”, giữa loài này và loài khác luôn có mối ràng buộc với nhau, chúng luôn giữ mức cân bằng sinh thái. Nếu khai thác làm mất đi tính cân bằng thì có loài sẽ bị dẫn đến tuyệt chủng.
d) Phân bổ hạn ngạch, cho phép số lượng tàu tham gia khai thác đối với từng đội tàu trên từng vùng biển. Đây là mắt xích quan trọng nhất trong vấn đề khai thác bền vững, đảm bảo phù hợp năng lực khai thác và khả năng nguồn lợi hiện có. Hiện nay, sản lượng khai thác vùng ven bờ đã vượt quá mức cho phép khai thác, cần phải có sự điều chỉnh hợp lý số lượng tàu thuyền tham gia khai thác vùng này bằng hình thức chuyển đổi nghề nghiệp hoặc nâng cấp, cải hoán tàu để các phương tiện này có đủ khả năng đánh bắt hải sản vùng xa bờ. Đối với vùng xa bờ, nguồn lợi hải sản còn phong phú, đội tàu khai thác xa bờ của mỗi tỉnh đã tăng về số lượng và cỡ công suất nhưng chưa tận dụng hết được năng lực khai thác (chủ yếu vẫn hoạt động vùng ven bờ), cần phải có những hướng phát triển để đưa đội tàu này ra hoạt động xa bờ.