Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy (chứng minh) làm rõ bản chất xấu xa của quan lại trong xã hội cũ qua văn bản "Sống chết mạc bay" của Phạm Duy Tốn

Hãy (chứng minh) làm rõ bản chất xấu xa của quan lại trong xã hội cũ qua văn bản "Sống chết mạc bay" của Phạm Duy Tốn
BẠN NÀO GIÚP MK VỚI, MK CẦN GẤP LẮM!
5 trả lời
Hỏi chi tiết
5.771
17
9
Miner
01/05/2018 21:49:23
Phạm Duy Tốn (1883 – 1924), nguyên quán làngPhượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây; sinh quán thôn Đông Thọ (nay là phố Hàng Dầu, Hà Nội),ông là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại. Và một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông là Sống chết mặc bay.

Với hai bức tranh đời tương phản, tác giả đã phản ánh rõ nét toàn cảnh xã hội phong kiến thời xưa. Hai hình ảnh trái lập nhau đã làm càng tăng thêm ý nghĩa, lên án, tố cáo những kẻ cầm đầu độc ác, không biết quan tâm đến đời sống nhân dân hay nói đúng hơn là tên quan phủ – một viên quan vô trách nhiệm lòng lang dạ sói trong tác phẩm. Văn bản này vào đề bằng một hình ảnh hết sức căng thẳng, gay cấn, khó khăn. Đó là vào một giờ đêm, trời mưa tầm tã. Nước sông dâng cao đe doạ vỡ đê. Với công cụ thô sơ, những người dân chân lấm tay bùn với hàng nghìn tư thế khác nhau: người vác cuốc, người vác tre, kẻ bì bõm ướt như chuột lột cùng nhau gắng sức chống lại thiên tai, bão lụt. Hình ảnh muôn sầu nghìn thảm ấy làm bất cứ ai được đọc, được nghe đều không khỏi xót thương. Sự vất vả của người dân kéo dài tới mãi đêm khuya vẫn chưa chấm dứt. Tiếng hò, tiếng gọi, í ới, gấp gấp, sự căng thẳng ấy được bộc lộ qua nét mặt của từng người. Trước tình cảnh như vậy thì bất kì ai cũng đặt ra câu hỏi: Vậy trước thế cùng sức kiệt như vậy thì quan phụ mẫu, những người có chức quyền ở đâu. Thì ra những vị quan phụ mẫu đang hộ đê trong đình, một khung cảnh hoàn toàn trái ngược. Bầu không khí ấm áp không chút lo âu. Sự bình thản của mỗi người trên từng quân bài. Quan phụ mẫu đang hộ đê trong tư thế ung dung, nhàn hạ, tay cầm bát yến, ngồi khểnh vuốt râu. Sự oai phong của quan được thể hiện ở lời nói. Những tên xu nịnh vây quanh nịnh hót, quan thắng bài đó là niềm hạnh phúc. Từng khung cảnh cũng được đề cập đến trong văn bản càng bộc lộ rõ nét hơn.

Than ôi! Xã hội phong kiến bất công biết bao. Bằng những ngôn từ, biện pháp tự sự, kết hợp với miêu tả, bình luận cùng với những cảm xúc chân thực, tác giả đã đưa người đọc vào trong cuộc sống bấy giờ, tái hiện lại những nghịch cảnh trớ trêu, lay động lòng người, đánh thức lên một nỗi niềm xót cảm. Không mảy may một chút vương lòng, những hình ảnh nhàn hạ, nào quan phủ, nào thầy lí, thầy đề, những tên cương hào, ác bá được lột tả dưới ngòi bút của tác giả. Với những ngôn từ bình dị, cổ xưa, tác giả đã gợi lên một khung cảnh chân thực. Hơn thế nữa, một loạt những nghệ thuật độc đáo được được sử dụng. Khi thời điểm tưởng chừng ngàn cân treo sợi tóc, văng vẳng từ xa tiếng người vào bẩm báo: “Dễ có khi đê vỡ”. Cảnh bình chân như vại của viên quan bằng lời nói: “Mặc kệ” khi đợi bài ù. Không chỉ vậy sự thách thức của hắn còn được bộc lộ bởi câu nói: “Đê có vỡ, nước có dâng lên cao thì cũng không lo đình sập, đình vỡ” Thật là nghịch chướng. Đó là phép tăng cấp rất độc đáo. Hay nghệ thuật tương phản cũng khá ấn tượng. Hai khung cảnh một trời một vực, một bên ung dung nhàn nhã, một bên gấp gáp lo âu. Sự tương phản này là mâu thuẫn quan điểm của hai lớp người trong xã hội xưa.

Có thể nói với sự khéo léo trong việc vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn hai biện pháp nghệ thuật cùng với ngôn từ chặt chẽ điêu luyện, phù hợp tương tác với nhau, bài văn đã rất thành công trong việc lột tả hai hình tượng đối lập. Đồng thời cũng lên án những tên quan phụ mẫu đại diện chính quyền lại vô trách nhiệm hay nói đúng hơn là lòng lang dạ sói cứ ung dung, thoải mái trong nhung lụa, hạnh phúc, bỏ mặc người dân trong cảnh lầm than, cơ cực. Hai bức tranh đời này mang đậm đà chất hiện thực và thắm đượm những cảm xúc nhân văn và gợi lên lòng đồng cảm nơi người đọc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
19
9
Khoa Đỗ
01/05/2018 21:52:05
1/Trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, biết bao tên xâm lược đã nhòm ngó, hi vọng chiếm được mảnh đất nhỏ bé, kiên cường của dân tộc Việt Nam ta. Bọn chúng đến đây, kéo theo bọn tay sai bợ đỡ, đua nhau làm khổ dân ta. Chúng ta hãy dừng lại ở những năm hai mươi đầu thế kỉ XX. Bộ mặt xấu xa tàn bạo của bọn thực dân, phong kiến đã được các nhà văn ghi lại bằng ngòi bút sắc sảo của mình. Hai văn bản sống chết mặc bay và Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu đã phần nào thể hiện rõ vấn đề nêu trên.
Trước hết, chúng ta dừng lại ở phạm vi giai cấp phong kiến lúc bấy giờ. Ngày xưa, dưới thời phong kiến, quan lại có trách nhiệm với các "con dân" như cha, mẹ của dân. Song, trong thực tế, dân gian có lời ca dao oán thán:
Con ơi! Nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.
Nghe ca dao, có thể chúng ta chưa tin. Có lẽ, ta sẽ theo bước chân tác giả Phạm Duy Tốn đến với "làng X, thuộc phủ X" vì nước sông Nhị Hà đang lên to quá, mà khúc đê vỡ! Nhưng đã có Nhà nước lo. Nhà nước đã cử một ông quan phụ mẫu (cha mẹ của dân) đến làng X để giúp dân hộ đê rồi. Văn bản sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn đã vẽ lại toàn bộ công cuộc đi giúp dân hộ đê của quan phụ mẫu đã xứng đáng với sự mong chờ mòn mỏi của dân chưa?
Quan đi hộ đê mà không cùng xuống chỗ đê xung yếu để hướng dẫn, chỉ huy dân, lại ở nơi cao ráo an toàn:
"... Thế thời nào quan cha mẹ ở đâu?... Thưa rằng đang ở trong đình kia, cách đó chừng bốn, năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trên mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa cũng không việc gì".
Quan đi giúp dân "hộ đê", mà chuẩn bị đồ dùng thức đựng, kẻ hầu người hạ như đi hội: đèn thắp sáng trưng, nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng. Quan ngồi ở tư thế: Chân phải duỗi thẳng ra để cho tên người nhà quỳ dưới đất mà gãi. Tên nữa... chực hầu điếu đóm. Một tên lính lệ đứng bên cầm quạt, chốc lại phẩy. Chung quanh sập... thầy đề, thầy đội nhất, thầy thông nhì, chánh tổng... cùng ngồi hầu bài. Đồ dùng của quan cái gì cũng có: bát yến hấp đường phèn... khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi, trong ngăn đầy trầu vàng, cau đậu, rễ tía; ống thuốc bạc, đồng quản bút, tăm bông... trông mà thích mắt.
Quan đi giúp dân "hộ đê", mà lại ngồi ở trên đình cao, không quan tâm gì đến đê điều. Thật vô trách nhiệm! Hơn thế nữa, quan lại ngồi say mê chơi tổ tôm để ăn tiền. Cho nên "ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít", "nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm".
Nhưng đáng chú ý nhất, đáng phê phán nhất là thái độ vô trách nhiệm đến vô nhân đạo của quan phụ mẫu. Khi hai lần có người vào bẩm báo tình hình nguy cấp của khúc đê, quan không những thờ ơ, mà còn gắt, quát, dọa bỏ tù thằng nào vào bẩm báo. Lần một: "Ngài cau mặt, gắt: mặc kệ". Lần thứ hai quan lớn đỏ mặt tía tai, quát, dọa "ông cách cổ bỏ tù chúng mày" và cuối cùng đê vỡ "nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không có chỗ ở; kẻ chết không nơi chôn...".
Qua nhân vật quan phụ mẫu trong sống chết mặc bay có thể hình dung toàn bộ hệ thống quan lại vô trách nhiệm đến vô nhân đạo, toàn bộ hệ thống phong kiến thời đó thật tồi tệ, tàn nhẫn. Đó là những bọn người làm tay sai, bợ đỡ thực dân, đi ngược lại quyền lợi của nhân dân.
0
9
NoName.462696
29/04/2019 09:10:48
ha ha nigga
3
5
NoName.858322
26/05/2020 20:45:08
Ủa ko có tài khoản cũng trả lời đc hả

 
4
2
NoName.858324
26/05/2020 20:45:48
À tui bt r hay ghê

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư