Khác với thần thoại truyền thuyết phản ánh cốt lõi của lịch sử. Đó là công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ đất nước, thể hiện niềm tự hào của dân tộc như các truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, An Dương Vương – Mỵ Châu – Trọng Thủy…Truyền thuyết kể về nhân vật lịch sử có vai trò quan trọng và có sự ảnh hưởng đối với cộng đồng, tâm tình của họ cùng với sự đánh giá về nhân vật lịch sử. Ca ngợi công đức của các vị anh hùng trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm như sự tích hồ Gươm. Phản ánh cuộc đấu tranh bề bỉ của người xưa. Thể hiện tâm tình và khát vọng của nhân dân đó chính là chiến thắng giặc ngoại xâm, khát vọng cuộc sống hòa bình, hạnh phúc. Ở truyền thuyết ta còn thấy rõ được niềm tự hào dân tộc với tinh thần dân chủ. Nhân vật trung tâm của truyền thuyết là nhân vật lịch sử phải có sự kết hợp hai yếu tố đó chính là hiện thực và lãng mạn. Trong truyền thuyết các nhân vật được nhân dân ta thần kì hóa công đức của nhân vật lịch sử như Thánh Gióng và những nhân vật ấy không bao giờ chết mà có một cuộc sống bất tử trong lòng của nhân dân. Đồng thời trong truyền thuyết thời gian và địa điểm được chú ý miêu tả đúng như hiện thực của sự kiện và điều đặc biệt đó chính là có sự gắn kết với tạp tục nghi lễ thờ cúng của dân tộc ta. Đó chính là những đặc trưng riêng của truyền thuyết mà không thể nào lẩn vào đâu được.