LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập bảng niên biểu về sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến

1.lập bảng niên biểu về sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến
trung quốc
ấn độ
lào
campuchia
3 trả lời
Hỏi chi tiết
498
1
1
doan man
14/10/2018 20:07:23
Trung Quốc
Ở phía bắc Trung Quốc có một vùng đồng bằng hết sức rộng lớn, phì nhiêu. Đó là vùng đồng bằng Hoa Bắc do phù sa sông Hoàng Hà tạo nên. Ở đây, người Trung Quốc đã xây dựng nhà nước đầu tiên của mình từ 2000 năm trước Công nguyên (TCN), rồi mở rộng dần xuống phía nam. Trải qua các triều đại Hạ, Thương, Chu, người Trung Quốc đã xây dựng nên một nền văn minh cổ đại phát triển rực rỡ.
Đến thời Xuân Thu - Chiến Quốc, nhờ sự xuất hiện của công cụ bằng sắt, diện tích gieo trồng được mở rộng, năng suất lao động tăng, làm cho xã hội Trung Quốc có nhiều thay đổi sâu sắc. Một số quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng đất, lại có quyền lực, trở thành giai cấp địa chủ. Ngược lại, nhiều nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy, gọi là nông dân lĩnh canh hay những tá điền. Khi nhận ruộng, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là địa tô. Như vậy, xã hội phong kiến Trung Quốc đã được hình thành dần dần từ thế kỉ III TCN (thời Tần) và được xác lập vào thời Hán.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
doan man
14/10/2018 20:10:16
lào
Chủ nhân đầu tiên, sinh sống lâu đời phải kể đến người Lào Thơng. Người Lào Thơng có thể là chủ nhân của các nền văn hóa đồ đá, đồ đồng có từ hàng nghìn năm trước và là người đã sáng tạo ra những chum đá khổng lồ còn nằm rải rác hiện nay trên các cánh đồng Chum ( Xiêng Khoảng)
Mãi đến thế kỷ XIII mới có một nhóm người Thái di cư đến đây gọi là người Lào Lùm.
Tổ chức sơ khai của Lào, khi xã hội phân hóa là các Mường cổ. Ông vua đầu tiên theo truyền thuyết là Khún Bo-lon đã lên ngôi và thực hiện cha truyền con nối. Có 15 vị vua kế tiếp trong vòng 500 năm.
Năm 1353, sau những ngày tháng lãnh đạo nhân dân Lan Xang chiên đấu anh dũng thì Phà Ngừm thống nhất đất nước, Phà Ngừm lên ngôi vua ở Xiềng đông – Xiềng thông ( sau này Xiềng đông – Xiềng thông là Luông Pha bang). Đây là kết quả của một quá trình đấu tranh quyết liệt để chống lại tình trạng phân chia đất nước và sự lệ thuộc ngoại bang. Lan Xang ( nghĩa là Triệu Voi)
Vương quốc Lan Xang bước vào giai đoạn thịnh trị nhất vào các thế kỷ XV - XVII. Các vua Lan Xang chia đất nước thành các mường, đặt quan cai tri, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy. Trong quan hệ đối ngoại, Lan Xang luôn chú ý giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống lại sự xâm lược của các nước.
Cư dân của các mường chủ yếu trồng lúa nương, săn bắn và làm một số nghề thủ công. Thời kỳ thịnh trị nhất đã được các thương nhân châu Âu miêu tả là một cuộc sống thanh bình và trù phú với nhiều sản vật quý hiếm như thổ cẩm, cánh kiến, ngà voi...
Sang thế kỷ XVIII Xan Lang suy yếu dần vì các cuộc tranh giành ngôi báu trong hoàng tộc. Sau khi Xu-li-nha Vông-xa qua đời, đất nước bị chia cắt, nhân cơ hội đó, Xiêm đã chiếm và cai trị Lào. Năm 1893 Lào trở thành thuộc địa của Pháp.
Ngày nay, Lào một quốc gia đang có những phát triển mới về kinh tế.
1
0
doan man
14/10/2018 20:11:23
Ấn Độ thời phong kiến
Thời kì Vương triều Gúp-ta là thời kì thống nhất, phục hưng và phát triển của miền Bắc Ân Độ cả về mặt kinh tế - xã hội và văn hoá. Vào thời gian này, người Ấn Độ đã biết sử dụng rộng rãi công cụ bằng sắt.
Nhưng thời kì hưng thịnh của Vương triều Gúp-ta chỉ kéo dài đến giữa thế kỉ V và đến đầu thế kỉ VI thì bị diệt vong. Từ đó, Ấn Độ luôn bị người nước ngoài xâm lược và thống trị.
Đến thế kỉ XII, người Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi đã thôn tính miền Bắc Ấn và lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li (thế kỉ XII - XVI). Các quý tộc Hồi giáo vừa ra sức chiếm đoạt ruộng đất của người Ấn, vừa thi hành việc cấm đoán nghiệt ngã đạo Hin-đu, làm cho mâu thuẫn dân tộc trở nên căng thẳng.
Đầu thế kỉ XVI, người Mông cổ đã tấn công Ấn Độ, lật đổ Vương triều Hồi giáo và lập nên Vương triều Ấn Độ Mô-gôn. Ông vua kiệt xuất của triều Mô-gôn là A-cơ-ba (1556 - 1605) đã thực thi nhiều biện pháp nhằm xoá bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục kinh tế và phát triển văn hoá Ấn Độ.
Vương triều Mô-gôn tồn tại đến giữa thế kỉ XIX thì bị thực dân Anh đến xâm lược, lật đổ. Từ đó, Ấn Độ trở thành thuộc địa của nước Anh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư