LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý bài: Cái khó bó cái khôn

mn giusp vs
2 trả lời
Hỏi chi tiết
220
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
06/03/2019 09:33:12
Mở bài
Giới thiệu vấn đề: Trong cuộc sống, đôi khi những khó khăn của hoàn cảnh làm ảnh hưởng tới việc phát huy khả năng của con người. Vì thế, tục ngữ có câu: "Cái khó bó cái khôn”.
- Định hướng tư tưởng cho bài viết: Câu tục ngữ có những mặt đúng, có những mặt chưa đúng. Khi vận dụng câu tục ngữ vào thực tiễn cuộc sống cần có sự linh hoạt.
Thân bài
Ý 1. Giải thích ý nghĩa tục ngữ:
- "Cái khó": Những khó khăn thực tế cuộc sống như hoàn cảnh kinh tế eo hẹp, điều kiện làm việc thiếu thốn, môi trường sống khắc nghiệt...
- "Cái khôn". khả năng suy nghĩ sáng tạo cũng như nhận thức đúng đắn về sự vật, sự việc, dự tính, phán đoán được hướng phát triển của vấn đề, đề ra những cách thức, giải pháp tốt để thực hiện công việc...
- "Cái khó bó cái khôn": "bó" là sự trói buộc, kìm hãm. Những khó khăn trong cuộc sống trói buộc khả năng nhận thức, suy nghĩ, sáng tạo,....của con người (giống như một số bạn học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập vậy).
Câu tục ngữ đúc rút một thực tế là: Những khó khăn trong cuộc sống hạn chế nhiều đến việc phát huy tài năng, sức sáng tạo của con người. Bài học này có mặt đúng, có mặt chưa đúng:
- Mặt đúng: Con người bao giờ cũng chịu ảnh hưởng, tác động của hoàn cảnh (ít hay nhiều). Chẳng hạn, những bạn có điều kiện thuận lợi như gia đình giàu có, thời gian nhiều, tài liệu đủ, thầy giỏi, bạn tốt.. .sẽ có thể học tốt hơn những bạn nhà nghèo, thời gian dành cho học tập ít. điều kiện lài liệu, thầy, bạn...cũng thiếu thốn.
- Mặt chưa đúng: Bài học mà câu tục ngữ nêu ra còn phiến diện, chưa đánh giá đúng mức vai trò của cá nhân trong việc vươn lên trên hoàn cảnh, thậm chí cải tạo hoàn cảnh. Bằng chứng là nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn vẫn học tốt, ngược lại nhiều bạn có điều kiện thuận lợi nhưng do ỷ lại nên vẫn học yếu.
Ý 2. Vận dụng câu tục ngữ vào thực tiễn cuộc sống, học tập:
- Trước khi làm bất kì một việc gì, cần tính đến những điều kiện khách quan, lường trước những khó khăn.
- Nhưng trong bất kì hoàn cảnh nào cũng phải đặt lên hàng đầu sự nỗ lực chủ quan, lấy ý chí và nghị lực vượt qua khó khăn làm tiền đề cho sự thành công.
Kết luận
Đánh giá chung: Hoàn cảnh khó khăn như những thách thức trên bước đường chinh phục. Khó khăn càng nhiều thì khi đạt tới đỉnh cao ta càng thấy giá trị của vinh quang. Câu tục ngữ giúp ta nhận thức được một thực tế nhưng hiểu cặn kẽ mọi mặt sẽ khiến ta không nản lòng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
doan man
06/03/2019 09:40:06
a, Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Từ những khó khăn thường xuyên gặp phải và phải vượt qua trong cuộc sống con người ->ông cha ta có câu tục ngữ "Cái khó bó cái khôn".
- Chuyển ý: Tình huống trong đề.
b) Thân bài:
- Giải thích: "cái khó": khó khăn, trở ngại, khúc mắc, rắc rối; "bó": cản trở, hạn chế, trói buộc, bao vây; "cái khôn": suy nghĩ, sáng tạo.
->Ý nghĩa: Những khó khăn trong cuộc sống làm hạn chế sự phát huy tài năng và sức sáng tạo của con người.
- Bình luận: Hai mặt của câu tục ngữ:
+ Mặt đúng: Sự phát triển chủ quan chịu ảnh hưởng hoàn cảnh khách quan. Hoàn cảnh tiêu cực, chủ quan kém phát triển.
+ Mặt chưa đúng: Phiến diện, chưa đánh giá đúng mức sự năng động, ý chí, nghị lực chủ quan của con người.
- Chứng minh (vận dụng câu tục ngữ):
+ Khi tính toán công việc, cần tính đến những khó khăn khách quan để tìm cách khắc phục, chứ không nản chí, đầu hàng, buông xuôi, phụ thuộc.
+ Nâng cao tinh thần, ý chí khắc phục khó khăn, "gian nan rèn luyện ắt thành công" (Hồ Chí Minh).
+ Càng khó khăn càng quyết tâm khắc phục.
+ "Cái khó ló cái khôn" (Tục ngữ).
+ "Thép đã tôi trong lửa đỏ và nước lạnh lúc đó thép sẽ vô cùng cứng rắn và không hề biết sợ" (N.Ô-xtrốp-xki).
+ "Ba lần nung trong lửa đỏ, ba lần tôi trong nước lạnh, ba lần luộc trong kiềm, ta trong sạch hơn tất cả mọi thứ trên đời" (Tục ngữ Nga).
+ Nhưng cũng cần chống lại tư tưởng chủ quan, duy ý chí, xem thường hoàn cảnh và khó khăn khách quan thì cũng không thể thành công.
c) Kết bài:
- Liên hệ lời dạy của Bác với thanh niên:
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên."
- Bài học bản thân.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư