dàn ý
1. Giải thích
- Lối mòn: những con đường có sẵn, đã nhiều người đi. Nơi không có dấu chân: nơi chưa từng có con đường, chưa từng có người qua lại.
- Đi theo lối mòn: đi theo những gì đã trở nên quen thuộc, làm theo những gì có sẵn.
- Băng qua nơi không có dấu chân người để tạo ra con đường: dũng cảm, sáng tạo, dám dấn thân mở đường để xác lập được những giá trị mới, thành tựu mới.
=> E.W. Emerson đề xuất lối sống tích cực, chủ động dấn thân trước mọi hoàn cảnh trong cuộc sống: Con người hãy luôn vượt qua những lối mòn trong tư duy, trong hành động để tìm ra những hướng đi mới, giải pháp mới, cách thức mới… Qua đó xác lập nên những giá trị mới, thành tựu mới.
2. Bình luận
- Con người không nên “đi theo lối mòn” , bởi:
+ Khi con người bằng lòng với những gì đã có, không chịu tìm tòi, sáng tạo ra cái mới, cuộc sống sẽ luôn dậm chân tại chỗ, không vận động, phát triển được.
+ Nếu cứ tư duy, hành động theo lối mòn, con người dễ trở nên thụ động trước hoàn cảnh, tự bó hẹp tư duy và khả năng sáng tạo của bản thân.
+ Đi theo lối mòn còn là biểu hiện của lối sống thụ động, dựa dẫm, ỷ lại, thiếu trách nhiệm với bản thân và xã hội.
- Nên “băng qua những nơi không có dấu chân người” – tinh thần chủ động, dũng cảm, dám dấn thân khám phá, tìm tòi cái mới trong cuộc sống là cần thiết, bởi:
+ Thế giới bao la luôn ẩn chứa những điều lí thú để con người khám phá, tìm hiểu, từ đó tạo nên những thành quả mới phục vụ cuộc sống.
+ Trong quá trình khai phá, mở đường, con người mới khám phá và phát huy được những năng lực tiềm ẩn của bản thân. Đồng thời, hành trình theo đuổi cái mới, bước ra khỏi những lối mòn cũng chính là cơ hội để con người tôi luyện bản lĩnh, ý chí, nghị lực, lòng kiên trì,…. Đó là cách con người hoàn thiện chính mình.
+ Trong thế giới đang ngày càng được làm “phẳng” như hiện nay, chính sự đột phá trong tư duy, cách thức, chính sự khác biệt, sự sáng tạo mới làm nên giá trị. Đổi mới, sáng tạo là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của cá nhân và cộng đồng.
- Mở rộng
+ Luôn tích cực, chủ động sáng tạo, xác lập cái mới không có nghĩa là tách rời với sự kế thừa những giá trị cũ.
+ Sự tìm tòi, khám phá cái mới chỉ có ý nghĩa khi nó phục vụ sự tiến bộ của xã hội, làm giàu có thêm hiểu biết của con người.
+ Phê phán những con người ngại khó, ngại khổ, sống hèn nhát, thụ động, không dám dấn thân…
3. Liên hệ, bài học: Học sinh rút ra bài học nhận thức phù hợp, thiết thực.