Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách

9 trả lời
Hỏi chi tiết
17.782
106
44
Huyền Thu
24/07/2017 17:34:34
I. Mở bài
– Đoàn kết tương thân, tương ái là một tình cảm đặc biệt và nổi bật trong nhân sinh quan của người xưa.
-Trích dẫn.
– Đó là bài học về đạo lí làm người thể hiện rõ nét nốì quan hệ tình cảm đậm đà trong xã hội ta ngày nay.
II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ
– Nghĩa đen: Dùng lá để gói hàng, nếu bị rách, người ta lấy tâm lá lành bao bên ngoài.
– Nghĩa bóng: “lá lành” là con người lúc yên ổn, thuận lợi, giàu có. Còn ‘lá rách” là con người lúc sa cơ, thất thế, nghèo khó.
– Câu tục ngữ khuyên con người nên biết giúp đờ, đùm bọc những người gặp cảnh khốn cùng, khó khăn.
2. Đánh giá
– Nhắc nhở chúng ta đừng thờ ơ, ghẻ lạnh trước khổ đau, thiếu may mắn của người khác; mà trái lại, phải biết hết lòng đùm boc, nâng đỡ người sa cơ, lỡ vận, giúp họ vượt qua bước khốn cùng, thể hiện sự cao đẹp trong mối quan hệ giữa người với người.
– Giữa cuộc đời, hoàn cảnh con người luôn biến đổi thăng trầm. Vì thế cần phải hiểu biết nhau trong sự tương thân tương ái, tạo tình đoàn kết, tránh chia rẽ, xung đột.
– Lòng nhân ái là đức tính mà mỗi con người đều cần phải có để làm nền móng xây dựng một xã hội tốt đẹp, công bằng, bác ái. Quay lưng hay ngoảnh mặt với nỗi đau của người khác là ích kỉ, vô nhân.
– Đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, “lá lành” cần phải “đùm lá rách”. Đó là việc làm rất cần thiết, là ý thức tự giác của mỗi chúng ta.
3. Mở rộng
– Truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống cao quý về đạo lí làm người của dân tộc ta.
– Chính truyền thống này là cơ sở tạo nên sức mạnh đoàn kết để bao đời nay dân tộc ta chiến thắng thù trong, giặc ngoài, giữ yên ổn, vững bền đất nước.
– Lòng nhân ái này phải xuất phát từ tình cảm chân thành, thâu hiểu, cảm thông giữa người với người chứ không phải là lối ban ơn trịch thượng.
– Người được đùm bọc, đỡ đần phải biết vươn lên chứ không được ỷ lại, Sống nhờ lòng nhân ái của người khác để mình trở thành bị động, biếng nhác.
III. Kết bài
– Nhấn mạnh ý nghĩa và giá trị câu tục ngữ trong đời sống thực tế ngày nay.
– Liên hệ bản thân: cần có lòng nhân ái, ý thức đoàn kết, tương thân, tương trợ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
80
37
Đặng Quỳnh Trang
24/07/2017 17:38:18
Đoàn kết, tương thân tương ái là một tình cảm đặc biệt và nổi bật trong nhân sinh quan của mỗi con người Việt Nam xưa và nay. Nhờ vậy mà dân tộc ta đã vượt qua biết bao nhiêu khó khăn, thử thách, thiên tai, dịch bệnh…, đứng vững vàng giữa năm châu, bốn bể. Đã có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ trong kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc đề cập đến vấn đề này. Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” là một trong số đó. Câu tục ngữ trên cho ta thấy bài học làm người, phản ánh mối quan hệ tình cảm đậm đà giữa người với người.
Nghĩa đen của câu tục ngữ phản ánh một hiện tượng rất đỗi bình thường trong sinh hoạt hằng ngày của nhân dân ta. Đó là việc dùng lá để gói hàng, ngày xưa thì lá thông dụng được dùng để gói mọi thứ. Khi lá bị rách thì người ta sẽ lấy một tấm lá khác bao bọc bên ngoài cho. thêm phần chắc chắn. Nhưng không chỉ vậy, hình ảnh “lá lành”, “lá rách” ở đây mang ý nghĩa tượng trưng cho con người chúng ta trong những hoàn cảnh, thời điểm khác nhau. “Lá lành” là con người lúc yên ổn, thuận lợi, giàu có. Còn ngược lại “lá rách” là con người lúc sa cơ, thất thế, nghèo khó. Bằng lối nói tượng trưng, dùng hình ảnh cụ thể và giản dị, câu tục ngữ ngụ ý khuyên chứng ta nên biết chia sẻ, giúp đỡ, cảm thông, xót thương những người bị rơi vào cảnh ngộ cùng quẫn, cô đơn.

Câu tục ngữ đã thể hiện mối quan hệ tình cảm tốt đẹp đậm đà của nhân dân ta từ xưa đến nay trong xã hội. Đoàn kết, tương thân tương ái vốn là một truyền thống tốt đẹp đáng tự hào của dân tộc ta. Ngoài câu tục ngữ trên, trong kho tàng ca dao, tục ngữ còn rất nhiềụ^câu tương tự như thế: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người chung một nước phải thương nhau cùng” hay “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”… Các câu trên đều khuyên nhủ ta: Hễ là đồng bào thì nên đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với nhau trên tinh thần tương thân tương ái, không nên thờ ơ, ngoảnh mặt, quay lưng trước nỗi bất hạnh của người khác; mà trái lại, phải luôn luôn quan tâm, giúp đỡ, đùm bọc, che chở người khó khăn, thất thế. Những người giàu có nên yêu thương, giúp đỡ cho những người nghèo khổ, nhất là những khi họ gặp hoạn nạn, tai ương. Những người có địa vị cao trong xã hội nên tạo điều kiện giúp đỡ quần chúng được sống một đời sông ấm no, hạnh phúc. Đúng như tinh thần của người xưa đã từng khuyên dạy: “Thấy ai đói rách thì thương, Rét thường cho mặc, đói thường cho ăn”.

Trong đời sống xã hội, hoàn cảnh con người dễ thay đổi thất thường, khi thành công khi thất bại, khi được khi mất, khi giàu có khi nghèo khổ. Vì thế tinh thần tương thân tương ái giúp cho xã hội tránh được mầm móng chia rẽ, xung đột, xây dựng được tình đoàn kết, tương thân tương ái. Điều đó cho thấy rằng lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo chính là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi cá nhân cần phải có để lấy đó làm nền tảng xây dựng nên một xã hội bình đẳng, thân ái, hoà bình, ổn định. Cũng phải nhận ra rằng thờ ơ trước nỗi đau, bất hạnh của ngữời khác là một thói xấu, một thái độ ích kỉ, vô lương tâm.

Trong đời sống còn nhiều khó khăn của xã hội ta hiện nay, hơn lúc nào hết, lòng nhân ái, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, phải được nâng lên thành ý thức tự giác trong mỗi con người chúng ta.

Câu tục ngữ này đã được tiếp nối bao đời trong các thế hệ người Việt, khẳng định truyền thống cao quý trong đạo lí làm người của dân tộc ta. Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn, tinh thần tương thân tương ái đậm đà nèn trải qua bao cuộc xâm lược dã man, nhân dân vẫn bảo vệ được nền độc lập, bảo vệ được sự sống còn, vững mạnh của đất nước cho đến ngày nay.

Và một điều quan trọng nữa là “Lá lành đùm lá rách” nghĩa là người khoè mạnh, bình thường phải giúp đỡ người yếu đuối, khó khăn là một bổn phận cần thiết nhưng không được xuất phát từ động cơ cá nhân thấp hèn và cũng không phải là hành động ban ơn kiểu bố thí; mà nhất thiết là phải bắt nguồn từ lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo thực sự. Và người được giúp đỡ cũng không được ỷ lại, hoàn toàn sống nhờ vào tình thương xót của người khác để trở nên thụ động, biếng nhác, mà phải biết vươn lên hoàn cảnh.
Tóm lại, tình yêu thương, đùm bọc nhau là một truyền thống tốt đẹp về đạo lí làm người của dân tộc ta đã được giữ vững và phát huy qua nhiều thế hệ, giai đoạn lịch sử của đất nước.
Ngày nay truyền thống ấy cần được kế thừa và phát huy manh mẽ hơn nữa. Mỗi người chứng ta phải có ý thức đoàn kết tương ái, tương thân, tương trợ lẫn nhau trong sinh hoạt, học tập, sẵn sàng, tích cực tham gia các công tác cứu trợ xã hội, hoạt động từ thiện. Đồng thời, hơn ai hết, thanh niên chúng ta cần kiên quyết chống tư tưởng ỷ lại, đề cao tinh thần tự lực cánh sinh.

37
37
Đặng Quỳnh Trang
24/07/2017 17:44:07
a, Mở bài
– Dẫn vào vấn đề

– Nêu vấn đề nghị luận.

– Dân tộc ta có nhiều truyền thống tốt đẹp: Tôn sư…, hiếu nghĩa,… Tình yêu quê hương,… Nhưng không thể quên tình: Tương thân, tương ái. Điều đó được gói gọn: "Lá lành đùm lá rách"

b, Thân bài
– Nghĩa đen: Khi gói bánh người ta đặt lá lành -> Rách: Để bánh đẹp và nhân bánh không bị vương vãi.

– Nghĩa bóng: Ẩn dụ "lá lành": có hoàn cảnh sống khá giả

"Lá rách": Có hoàn cảnh sống khó khăn, hoạn nạn.

Nhân hóa "đùm": Đùm bọc, chở che, giúp đỡ.

-> Bài học: Tư tưởng tương thân tương ái.

*Bình: Đó là bài học đạo lí tốt đẹp của dân tộc.

– Tại sao lá lành phải đùm lá rách.

+ Các dân tộc trên đất nước là anh em, con rồng cháu tiên -> giúp đỡ là lẽ đương nhiên.

+ Cùng chung lãnh thổ, chủ quyền, kinh tế, thể chế chính trị, gia đình…Một nơi khủng hoảng sẽ ảnh hưởng đến các nơi khác -> Chung tay giúp đỡ, cùng vươn lên.

+ Cuộc sống không trải thảm đỏ mà có nhiều trông gai thử thách -> Nhiều người không vượt qua. Những người khác giúp đỡ họ mới có thể vươn lên được.

+ Con người sống thành cộng đồng, không ai có thể tồn tại khi tách khỏi cộng đồng -> Trách nhiệm hoàn thành.

– Cơ sở hình thành của tinh thần tương thân tương ái: Ý thức mỗi người, thấy được trách nhiệm bản thân với người xung quanh

– Biểu hiện:

+ Dân chủ

+ Gia đình: Anh em yêu thương, giúp đỡ -> Cha mẹ vui lòng.

+ Xã hội: Giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt, lũ quét, sạc lở đất, bệnh tật, tai nạn…Các phong trào: Mùa hè xanh, lục lạc vàng,…

+ Quốc tế: Rất cần sự chung tay giúp sức khi một nước gặp thiên tai, địch họa: Cuba, Nhật Bản, Malaysia…

– Vai trò: Tạo nét đẹp giàu chất nhân văn phát huy tinh thần vị tha trong cuộc sống; nét đẹp được nhân rộng; Tạo vị thế trên trường quốc tế được các nước khác kính nể, tin tưởng.

* Luận

– Phê phán: Những kẻ ích kỉ, nhỏ nhen, thờ ơ trước nỗi đau của người khác. Thậm chí có kẻ còn ăn bớt tiền hỗ trợ tiền cứu trợ <Bị lên án, thống trị>

– NR: Tình yêu thương sự giúp đỡ phải đặt đúng lúc, đúng chỗ tránh bị lợi dụng.

– Câu có cùng chủ đề: Nhân dân ta có nhiều câu tương tự.

" Thương người như thể thương thân"…

– Giải pháp: Nét đẹp tương thân, tương ái không phải là phẩm chất vốn có mà phần lớn được giáo dục tạo nên.

Vậy mỗi chúng ta cần trau dồi nét đẹp cho mình từ những việc làm nhỏ nhất rèn thành thói quen tốt biết quan tâm, yêu thương giúp đỡ người khác.

c, Kết bài
Tóm lại câu tục ngữ có giá trị bền vững, đúng đắn với mọi thời đại, trong thời đại ngày nay nhịp sống con người cuốn vội con người theo dòng chảy thời gian. Nhưng khi ta lãng quên truyền thống tốt đẹp. Câu tục ngữ đã nhắc nhở, uốn lắn ta kịp thời. Là học sinh ta phát huy truyền thống này, yêu thương gia đình, bạn bè -> Công dân tốt: Sống thân ái.
30
33
Ngoc Hai
24/07/2017 17:45:02
1. MỞ BÀI:

+ Dẫn vào vấn đề: " Tinh thần đoàn kết , yêu thương giúp đỡ lẫn nhau là 1 truyền thống tốt đẹp của nguười Việt Nam. Tinh thần ấy được ông cha ta nhắc nhở qua câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách.

2. THÂN BÀI:

-Giải thích câu tục ngữ : 

+ Nghĩa đen: khi gói bánh lá lành đùm lá rách để bảo vệ lớp nhân bánh bên trong

+ Nghãi bóng: yêu thương giúp đỡ nhau trong hoạn nạn , khó khắn 

- Dẫn chứng các biểu hiện của tinh thần đoàn kết: 

+ Từ xưa , nhân dân ta  đã biết giúp đỡ nhau khi gặp thiên tai , nhường cơm xé áo , ủng hộ tiền để giúp đỡ ...........

+Trong những năm khánh chiế chống ngoại xâm , nhân dân vẫn tự do sẵn sàng nhường nhà cửa, đất cnah tác cho đồng bào tản cư để đảm bảo cuộc sống hay ugnr ộ tiền cho đòng bào bị hoạn nạn

+ngày nay, tinh thần yêu thương được fats huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết như các hoạt đọng : nối vòng tay lớn, hiến máu nhân đạo , tết vì người nghèo ...

+ Ngoiaf nước có tổ chức hội chữ thập đỏ luôn kề vai stas cnahs với nhân dân bị nghèo " Một miếng khi đói bằng 1 gói hi no " 

3. KẾT BÀI: KĐ TINH THẦN ấy là 1 nét đẹp văn hóa , liên hệ bản thân
33
34
18
18
Văn Vũ Minh Nhân
02/05/2018 11:21:12
I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ Lá lành đùm lá rách”.
kho tàn ca dao tục ngữ Việt Nam ta vô cùng phong phú. Những câu ca dao thục ngữ là lời ông ba ta dạy bảo, khuyên rang được lư truyền qua câu tục ngữ. những câu tục ngữ luôn là lời dạy của ông bà, và cách dạy về nhân cách của con người,dạy con người biết yêu thương những người xung quanh. Những điều đó được thể hiện qua câu “ Lá lành đùm lá rách”.
II. Thân bài: giải thích câu tự ngữ “ Lá lành đùm lá rách”
1. Giải thích câu tục ngữ “ Lá lành đùm lá rách”
- Nghĩa đen: khi dùng chiếc lá này rách, ta có thể dung lá lành hơn đùm lá rách lại.
- Nghĩa bóng: “ lá lành” là người có cuộc sống giàu có, thuận lợi và yên ổn, còn “ lá rách” là người có cuộc sống nghèo khó, khổ cực và khó khan.
- Câu tục ngữ muốn khuyên ra nên yêu thương con người, đùm bọc họ khi họ khó khan, gian khổ.
2. Đánh giá về câu tục ngữ “ Lá lành đùm lá rách”
- Nhắc nhở chúng ta không nên chê bai, ghẻ lạnh đối với những người khó khan, mà chúng ta nên yêu thương, giúp đỡ học khi học gặp khó khan, đó mới là điều tốt đẹp.
- Trong cuộc sống luôn tồn tại nhiều hoàn cảnh khó khan, chính vì thế mà chúng ta nên giúp đỡ họ
- Lòng thương người, nhân ái của mỗi con người đều có, vậy mà ta hãy nên giúp đỡ mọi người xung quanh gặp khó khan
- “ lá lành đùm lá rách” là một hình động rất cần thiết trong xã hội hiện nay.
3. Bình luận về câu tục ngữ “ Lá lành đùm lá rách”
- Đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta
- Khi chúng ta giúp đỡ người khác thì tâm hồn ta sẽ trở nên thanh thản và yêu đời hơn
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ “ Lá lành đùm lá rách”
- Câu tục ngữ “ Lá lành đùm lá rách” hoàn toàn đúng
- Chúng ta nên phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại.
10
20
Phuong Thang
03/05/2018 22:12:06
I/MB:
- Nêu vắn tắt khái niệm của ca dao dân ca.
- Từ đó giới thiệu câu ca dao dân ca: "Nhiễu điều phủ lấy giá guơng
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
- Nêu ý nghĩa của câu ca dao dân ca đó.
- Dẫn đến thân bài.
II/TB:
1. Giải thích nghĩ đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ:
" Nhiễu " là thứ vải tơ, cầm thấy nặng tay. " Điều " là màu đỏ. " Nhiễu điều " là một thứ vải quý, đựơc dùng để may áo đẹp hay lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những đồ quý. " Giá gương " là cái khung bằng gỗ để ngừơi ta đặt cái gương lên...
Thông qua những hình ảnh đẹp đẽ, gợi cảm của câu ca dao múôn ca ngợi những tình cảm trong sáng như tấm lụa điều và chiếc gương. Hãy nghĩ đến tình đồng hương, đồng bào, để rồi nhiệt tình cứu giúp nhau...
2. Ý nghĩa của câu ca dao dân ca trên
3. Truyền thống đã đựơc nhân ta thể hiện như thế nào?
- Tình làng nghĩ xóm...
- Mọi ngừơi tương trợ lẫn nhau qua chiến dịch "Mùa hè xanh"...
- Giúp đỡ đồng bào bị lũ lũt...
4. Người học sinh đã thể hiện tốt truyền thống ấy như thến ào trong gia đình, nhà trường?
- Thể hiện lòng yêu thương, tinh thần đoàn kết qua những việc gì?
- Còn ngoài xã hội? (nêu dẫn chứng)
III/ KB:
- Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao.
- Từ đó rút ra bài học cho bản thân.
15
10
Kudo Shinichi
07/05/2018 07:27:25
1. Mở bài
- Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận: Tình yêu thương từ xưa luôn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Trích dẫn câu tục ngữ
2. Thân bài
a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
- Nghĩa đen:
+ “ Lá lành”: là lá còn nguyên vẹn, giữ nguyên dáng hình
+ "Lá rách": là lá bị mất một phần hoặc không còn nguyên vẹn; “đùm" là bao bọc, che chở.
+ "Lá lành đùm lá rách " là lá lành bảo vệ, che chở, bao bọc cho lá rách.
- Nghĩa bóng:
+ Lá lành - lá rách là hình ảnh tượng trưng cho những con người trong những hoàn cảnh khác nhau: yên ổn, thuận lợi - khó khăn, hoạn nạn … Bằng lối nói hình ảnh, ông bà xưa muốn khuyên chúng ta phải biết giúp đỡ, đùm bọc những người không may lâm vào cảnh khó khăn, cơ nhỡ
- Bài học : Trong cuộc sống, con người ở các hoàn cảnh khác nhau cần yêu thương, đùm bọc lẫn nhau nhất là trong hoạn nạn, khó khăn.
* Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau?
- Vì chúng ta cùng sống trong một đất nước, cùng dòng giống Tiên Rồng...
- Vì đó là thể hiện quan hệ sống tốt đẹp, nghĩa tình, một vấn đề đạo lí tốt đẹp và là truyền thống quý báu của dân tộc ta:
+ Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán....
+ Để cùng chống giặc ngoại xâm...
+ Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư...
( có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự: " Nhiễu điều phủ lấy....."; "Bầu ơi thương lấy bí cùng…”)
* Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa?
- Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm...
- Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện...
* Liên hệ bản thân:
- Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian ( yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp..
3. Kết bài:
+ Khẳng định câu tục ngữ là lời khuyên răn có ý nghĩa sâu sắc.
+ Liên hệ bản thân
Hoc tot ok
1
8
i
12/05/2019 18:33:54
cũng đc

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư