Dàn ý thuyết minh về truyện Kiều
I. Mở bài: giới thiệu Truyện Kiều
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc, ông đã có những tác phẩm đi vào lòng bao nhiêu thế hệ người dân việt. nhắc đến những tác phẩm của ông ta không thể bỏ qua “ Truyện kiều”, một tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Du. Truyện Kiều nói về thân phận “ hồng nhan bạc phận” của một cô gái xinh đẹp và tài năng tên là Thúy Kiều.
II. Thân bài: thuyết mình về truyện Kiều
1. Hoàn cảnh ra đời của truyện Kiều:
- Có nhiều lười đồn cho rằng Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi sứ Trung Quốc và có khi là trước khi đi sứ Trung Quốc.
- Ngay sau khi ra đời, Truyện Kiều được nhiều nơi khắc in và lưu hành rộng rãi.
- Hai bản in xưa nhất hiện còn là bản của Liễu Văn Đường (1871) và bản của Duy Minh Thị (1872), đều ở thời vua Tự Đức
- Truyện dựa theo bộ truyện văn xuôi Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân, lấy bối cảnh Trung Quốc thời vua Gia Tĩnh Đế đời nhà Minh (từ năm 1521 tới năm 1567).
2. Các nhân vật trong tác phẩm:
- Vương ông cha của Vương Thuý Kiều, Vương Thuý Vân và Vương Quan
- Vương bà vợ của Vương ông.
- Thuý Kiều họ tên đây đủ là Vương Thuý Kiều là Trưởng nữ của Vương ông, Vương bà, chị cả của Vương Thuý Vân và Vương Quan, là nhân vật tài năng và xinh đẹp.
- Thuý Vân : Họ tên đầy đủ là Vương Thuý Vân
- Vương Quan : con trai út của Vương ông, Vương bà, em của Vương Thuý Vân và Vương Thuý Kiều.
- Đạm Tiên : Đạm Tiên có họ tên đây đủ là Lưu Đạm Tiên
- Kim Trọng : người thương của Thúy Kiều
- Thằng bán tơ
- Mã giám sinh
- Tú bà Chủ lầu xanh nơi Kiều bị bán vào lần 1.
- Sở Khanh là người đàn ông có tính xấu, dâm dục, lừa tình những cô gái chân yếu tay mềm.
- Thúc sinh
- Hoạn thư
- Hoạn phu nhân là mẹ của Hoạn thư.
- Thúc ông là cha của Thúc sinh
- Khuyển
- Ưng
- Giác Duyên
- Bạc bà là Chủ lầu xanh nơi Kiều bị bán vào lần 2.
- Bạc Hạnh
- Từ Hải
- Hồ Tôn Hiến
3. Giá trị tư tưởng của Truyện Kiều:
- Khát vọng về tự do, công lí và ước mơ của con người
- Là tiếng khóc thảm thiết của người phụ nữ phong kiến xưa
- Phên phán những thế lực vì đồng tiền mà áp bức người khác
- Là tình yêu thương của con người của ông
4. Giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều:
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo
- Nghệ thuật tự sự
- Ngôn ngữ trong sang, điêu luyện
- Giọng điệu thương cảm, phù hợp với giá trị tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du
III. Kết bài: cảm nghĩ của em về Truyện Kiều
- Khẳng định tài năng của Nguyễn Du, lòng thương người của ông
- Thể hiện nên sự phân biệt đối với phụ nữ ở thời phong kiến.