Lý thuyết: Phép quay
1. Định nghĩa: Cho điểm O và góc lượng giác α. Phép biến hình biến O thành chính nó, biến mỗi điểm M thành điểm M’ sao cho OM’ = OM và góc lượng giác (OM; OM’) = ∝ gọi là phép quay tâm O góc quay ∝.
Điểm O được gọi là tâm quay; góc α được gọi là góc quay.
Kí hiệu Q(0;∝)
Chú ý: chiều dương của phép quay là chiều dương của đường tròn lượng giác nghĩa là ngược chiều với chiều quay của kim đồng hồ; chiều âm cùng chiều kim đồng hồ.
Nhận xét:
- Phép quay tâm O góc quay α = (2k + 1)π với k nguyên, chính là phép đối xứng tâm O
- Phép quay tâm O góc quay α = 2kπ với k nguyên, chính là phép đồng nhất
2. Tính chất: Phép quay biến:
- Đường thẳng thành đường thẳng
- Đoạn thẳng bằng đoạn thẳng bằng nó
- Tam giác thành tam giác bằng nó
- Góc thành góc bằng nó.
- Đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính
Chú ý: phép quay tâm O góc quay α biến đường thẳng d thành đường thẳng d’.
- Nếu góc α nhọn thì góc giữa d và d’ bằng α
Nếu góc α tù thì góc giữa d và d’ bằng 1800 - ∝