A. Tinh bột
I. Trang thái thiên nhiên, tính chất vật lý và cấu tạo phân tử
- Tinh bột có trong các loại hạt củ, quả như lúa ngô khoai chuối xanh...
- Tinh bột là chất rắn màu trắng, không tan trong nước lạnh, tan được trong nước nóng tạo thành dung dịch keo gọi là hồ tinh bột.
- Công thức phân tử của tinh bột là (-C6H12O5-)n. Phân tử gồm nhiều mắt xích -C6H12O5- liên kết với nhau, số mắt xích trong phân tử tinh bột n ≈ 1200 - 6000.
II. Tính chất hóa học.
1. Phản ứng thủy phân
Khi đun nóng trong dung dịch axit loãng, tinh bột bị thủy phân thành glucozơ
(-C6H12O5-)n +nH2O \(\xrightarrow[t^{0}]{axit}\) C6H12O6
2. Phản ứng với iot
Tinh bột tác dụng với iot tạo ra màu xanh đặc trưng.
B. Xenlulozơ
I. Trạng thái thiên nhiên, tính chất vật lý và cấu tạo phân tử
- Xenlulozơ là thành phần chính của bông, gỗ, tre, nứa...
- Xenlulozơ là chất rắn màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng.
- Công thức của xenlulozơ là (-C6H10O5-)n. Phân tử cũng gồm nhiều mắt xích -C6H10O5- liên kết với nhau, nhưng số mắt xích trong xenlulozơ n ≈ 10.000 - 14.000 lớn hơn tinh bột rất nhiều.
II. Tính chất hóa học
Khi đun nóng trong dung dịch axit loãng, xenlulozơ bị thủy phân thành glucozơ
(-C6H10O5-)n + nH2O \(\xrightarrow[t^{0}]{axit}\) nC6H12O6
C. Sự tạo thành tinh bột và xenlulozơ trong cây xanh
Nhờ năng lượng ánh sáng và chất diệp lục (clorophin) cây xanh tổng hợp được tinh bột và xenlulozơ từ CO2 và H2O.
6nCO2 + 5nH2O \(\xrightarrow[clorophin]{as}\)(C6H10O5)n + 6nO2