LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ma trận đề kiểm tra học kì I năm học 2018 - 2019 môn Lịch Sử 9


Mọi người giải giúp ma trận sử với.
ngắn gọn nhất giúp mình . thanks
10 trả lời
Hỏi chi tiết
1.859
1
1
doan man
04/01/2019 18:54:21
những thành tựu khoa học kỹ thuật của liên xô
* Về kinh tế:
- Trong hai thập niên 50 và 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Xô viết tăng trưởng mạnh mẽ.
- Sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm tăng 9,6%.
- Chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp của toàn thế giới
Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ.
* Về khoa học – kỹ thuật:
- Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
- Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu “Phương Đông” đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất và đây cũng là nuớc dẫn đầu thế giới về những chuyến bay dài ngày trong vũ trụ...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
doan man
04/01/2019 18:56:17
hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN
__________________________________________________

*Hoàn cảnh ra đời:
- Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
- Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm: Hợp tác phát triển kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
⟹ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước thành viên: Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.
*Mục tiêu họat động:
Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
1
1
doan man
04/01/2019 18:59:58
Nhiệm vụ và vai trò của liên hợp quốc?
________________________________
*nhiem vu
.duy tri hoa binh va an ninh the gioi
. phat trien moi quan he huu nghi giua cac dan toc tren co so ton trong doc lap, chu quyen cua cac dan toc
. thuc hien su hop tac quoc te ve kte, vhoa, xhoi va nhan dao
* vai tro
tu nam 1945 den nay, LHQ la to chuc quoc te lon nhat, giu vai tro quan trong
. giu gin hoa binh, an ninh quoc te
.dau tranh xoa bo chu nghia thuc dan va chu nghia phan biet chung toc
.giup do cac nuoc phat trien kte, vhoa, kh-kt nhat la doi voi cac nuoc a, phi, mi la-tinh
mong giúp đc bạn có thêm kthức
1
1
doan man
04/01/2019 19:01:45
Biểu hiện của tình hình “chiến tranh lạnh”​
______________________________________

*Mĩ và các nước đế quốc:
- Ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự, các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
- Gây ra những cuộc chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
*Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa: buộc phải tăng ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ của mình.
1
1
doan man
04/01/2019 19:05:03
Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật
- Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật có ý nghĩa vô cùng to lớn như một cột mốc -chói lọi trong lịch sử tiến hoá văn minh của loài người, mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu và những đổi thay to lớn trong cuộc sống của con người.
- Cách mạng khoa học - kĩ thuật đã cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người với những hàng hoá mới và tiện nghi sinh hoạt mới. Cách mạng khoa học - kĩ thuật đã đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên, nhất là ở các nước phát triển cao.
Nhưng mặt khác, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật cũng đã mang lại những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do chính con người tạo nên). Đó là việc chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống. Đó là nạn ô nhiễm môi trường (ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông hồ... và cả những “bãi rác” trong vũ trụ), việc nhiễm phóng xạ nguyên tử, những tai nạn lao động và tai nạn giao thông, những dịch bệnh mới cùng những đe dọa về đạo đức xã hội và an ninh đối với con người.
1
1
doan man
04/01/2019 19:07:55
Trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)
__________________________________________________
I. Hội nghị Ianta (2/1945) và những thoả thuận của ba cường quốc:
1. Hoàn cảnh lịch sử:
– Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các nước Đồng minh:
+Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít
+Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh
+ Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận
– Trong bối cảnh đó, một hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) từ ngày 4 -11/2/1945 với sự tham dự của nguyên thủ 3 cường quốc là Liên Xô, Mĩ, Anh nhằm giải quyết các vấn đề trên.
2. Những quyết định quan trọng của Hội nghị:.
– Mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc t chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Liên Xô thm gia chống Nhật Bản ở châu Á.
– Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
– Thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á:
+ Ở châu Âu: quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Beclin và các nước Đông Âu; quân đội Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Beclin và các nước Tây Âu. Vùng Đông Âu thuộc ảnh hưởng của Liên Xô; vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.
+ Ở châu Á: Hội nghị chấp nhận những điều kiện của Liên Xô để tham chiến chống Nhật bản: 1- Giữ nguyên trạng Mông Cổ; Trên bán đảo Triều Tiên, Liên Xô đóng quân ở Bắc vĩ tuyến 38, Mĩ đóng quân ở Nam vĩ tuyến 38…..
.
3. Nhận xét:
– Thực chất của Hội nghị Ianta là sự phân chia khu vực đóng quân và khu vực ảnh hưởng giữa các nước thắng trận, có liên quan tới hoà bình, an ninh và trật tự thế giới về sau.
– Những quyết định quan trọng của Hội nghị và những thoả thuận sau đó trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới (trật tự hai cực Ianta). Theo đó, thế giới được chia thành hai phe do hai siêu cường đứng đầu mỗi phe, đối đầu gay gắt trong gần 4 thập niên, làm cho quan hệ quốc tế luôn trong tình trạng phức tạp, căng thẳng.
*Biểu hiện:
- Mĩ, Anh và Pháp tiến hành hợp nhất các khu vực chiếm đóng của mình; thành lập Nhà nước Cộng hoà Liên bang Đức (9/1949). Tháng 10/1949, với sự giúp đỡ của Liên Xô, Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Đức ra đời. Trên lãnh thổ nước Đức hình thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau.
-Sau chiến tranh, Mĩ đề ra “Kế hoạch phục hưng châu Âu” (còn gọi là “Kế hoạch Mácsan”), nhằm viện trợ các nướcTây Âu khôi phục kinh tế, đồng thời tăng cường sự chi phối của Mĩ đối với các nước này. Nhờ đó, nền kinh tế các nước Tây Âu phục hồi nhanh chóng.Chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới. Năm 1949, Hội đồng tuơng trợ kinh tế được thành lập. Thông qua đó, sự hợp tác về chính trị, kinh tế, mối quan hệ giữa Liên Xô với các nước Đông Âu ngày càng được củng cố, tăng cường hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, ở châu Âu xuất hiện sự đối lập về chính trị và kinh tế giữa hai khối: Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa.
-Các khu vực khác cũng chia làm hai hệ thống đối lập như vậy. Ảnh hưởng lớn nhất của trật tự hai cực Ianta tác động đến Việt Nam là chia thành 2 miền Nam – Bắc với chế độ chính trị khác nhau.
1
1
doan man
04/01/2019 19:11:32
đường lối cải cách của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay
* Nội dung cơ bản của đường lối cải cách của Trung Quốc:
- Tháng 12/1978: Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới. Đường lối này được nâng lên thành đường lối chung của Đại hội XII, XIII, với nội dung:
+ Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
+ Tiến hành cải cách và mở cửa.
+ Chuyển nền kinn tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn.
+ Nhằm hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
+ Biến Trung Quốc thành quốc gia giảu mạnh, dân chủ, văn minh.
* Thành tựu Trung Quốc đạt được trong những năm 1978-2000:
- Về Kinh tế:
+ GDP tăng trung bình hàng năm trên 8%.
+ Cơ cấu tổng thu nhập trong nước theo khu vực kinh tế có sự thay đổi lớn: cơ cấu công nghiệp – dịch vụ tăng cao.
+ Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh.
- Về Khoa học – kĩ thuật: đạt được nhiều thành tựu quan trọng:
+ Năm 1964: Trung Quốc thử thành công bom nguyên tử.
+ Từ tháng 11-1999 đến tháng 3-2003: phòng 4 con tàu “Thần Châu” với chế độ tự động.
+ Năm 2003: con tàu “Thần Châu 5” cùng nhà du hành Dương Lợi Vĩ bay vào không gian vũ trụ.
- Về đối ngoại: Chính sách đối ngoại có sự điều chỉnh, vai trò và địa vị quốc tế của Trung Quốc ngày càng được nâng cao.
1
1
doan man
04/01/2019 19:13:00
những nét nổi bật của tình hình Đông Nam Á từ sau năm 1945.
- Tháng 8-1945, Nhật đầu hàng đồng minh, các dân tộc Đông Nam Á nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị của thực dân.
- Sau năm 1945, nhiều nước Đông Nam Á lại phải tiến hành kháng chiến chống chiến tranh xâm lược trở lại của các nước đế quốc như ở In-đô-nê-xi-a, Việt Nam...
- Từ những năm 50 của thế kỉ XX:
+ Lần lượt các nước giành được độc lập.
+ Tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.
+ Các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại: một số nước tham gia khối quân sự SEATO trở thành đồng minh của Mĩ (như Thái Lan, Phi-lip-pin), một số nước thi hành chính sách hòa bình trung lập (In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma).
1
1
doan man
04/01/2019 19:15:47
Chính sách đối ngoại của mĩ
____________________________
đối ngoại, với một tiềm lực kinh tế - quân sự to lớn. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giới cầm quyền Mĩ đã đề ra “chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị trên tòan thế giới. Mĩ đã tiến hành “viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ, lập các khối quân sự, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược... Tuy đã thực hiện được một số mưu đồ, nhưng Mĩ cũng vấp phải nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu là thất bại của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Dựa vào sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong 10 năm (1991 - 2000) và vượt trội về các mặt kinh tế, khoa học - kĩ thuật, quân sự, các giới cầm quyền Mĩ rao riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế. Nhưng giữa tham vọng to lớn và khả năng thực tế của Mĩ vẫn có khoảng cách không nhỏ.
1
0
NguyễnNhư
01/01 11:36:03

Ý nghĩa: cuộc cách mạng KH-KT có ý nghĩa vô cùng to lớn như cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hoá văn minh của loài người, mang lại những tiến bộ phi thường,những thành tựu kì diệu và những thay đổi to lớn trong cuộc sống của con người

Tác động tích cực

·  Cho phép con người có những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mực sống và chất lượng của con người với những tiện nghi sinh hoạt mới

· Đưa tới những thay đổi về cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, nhưng trong dịch vụ lại tăng nhất là các nước phát triển cao

Tác động tiêu cực

·Chế tạo vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và huỷ diệt sự sống

·   Nạn ô nhiễm môi trường

·  Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn giao thông ; những dịch bệnh mới cùng những đe doạ về đạo đức xã hội và an ninh đối với con người

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư