Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Môi trường là gì? Có những loại môi trường nào? Các nhân tố sinh thái được chia thành những loại nào?

câu 1 : môi trường là j ? cs những môi trường nào ? cấc nhân tố sinh thát đc chia thành những loại nào?
câu 2 : nêu ảnh hưởng của những nhân tố nhiệt độ: độ ẩm :ánh sáng lên đời sống sinh vật
câu 3 : thế nào là quần thể ,quần xã sinh vật ? nêu những đặc chưng cơ bản của quần thể
câu 4 : thế nào là chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
câu 5 : ô nhiễm môi trường là j ? . Cố những tác nhân nào làm ô nhiễm môi trường , đề xuất các phương pháp hạn cheesd.
7 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
802
0
1
Nguyễn Mai
03/04/2018 23:08:56
Câu 1 Môi trường :
- Môi trường sống là phần không bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.
Mỗi loài sinh vật có những đặc điểm thích nghi về hình thái, sinh lý - sinh thái và tập tính với môi trường sống đặc trưng. Chẳng hạn, sống trong nước, cá thường có thân hình thoi, có vẩy hay da trần được phủ bởi chất nhờn, có vây bơi. Những động vật sống trên tán cây có chi dài, leo trèo giỏi (khỉ, vượn) hay có màng da nối liền thân với các chi để "bay" chuyền từ tán cây này sang tán cây khác (sóc bay, cầy bay)...
Các loại môi trường sống chủ yếu :
+ Môi trường đất gồm các lớp đất sâu khác nhau, trong đó có các sinh vật đất sinh sống.
+ Môi trường trên cạn bao gồm mặt đất và lớp khí quyển, là nơi sinh sống của phần lớn sinh vật trên trái đất.
+ Môi trường nước gồm những vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn có các sinh vật thuỷ sinh.
+ Môi trường sinh vật gồm có thực vật, động vật và con người, là nơi sống của các sinh vật khác như sinh vật kí sinh, cộng sinh.
Các nhóm nhân tố sinh thái
+ Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh là tất cả các nhân tố vật lý và hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
+ Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh là thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) này với một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) khác sống xung quanh. Trong nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, nhân tố con người được nhấn mạnh là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Nguyễn Mai
03/04/2018 23:13:02
Câu 2
Ảnh hưởng của ánh sáng tới đời sống sinh vật
Ánh sáng là nhân tố cơ bản của môi trường tự nhiên, do :
- Ánh sáng chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi nhân tố khác của môi trường.
- Cường độ ánh sáng giảm dần từ xích đạo đến cực Trái Đất, từ mặt nước đến đáy sâu và biến đổi tuần hoàn theo ngày đêm và theo mùa.
- Thành phần của phổ ánh sáng có tác dụng lên đời sống sinh vật ở nhiều mặt:
- Những loài ưa hoạt động ban ngày (ong, thằn lằn, nhiều loài chim, thú) với thị giác phát triển và thân có màu sắc nhiều khi rất sặc sỡ.
Ánh sáng giúp cho động vật có khả năng định hướng trong không gian. Nhiều loài động vật, nhất là chim định hướng đường bay theo ánh sáng Mặt Trời và các vì sao khi di cư từ miền Bắc về miền Nam bán cầu - nơi có khí hậu ấm áp. Ong sử dụng vị trí của Mặt Trời để đánh dấu và định hướng bay đến nguồn thức ăn
- Những loài ưa hoạt động ban đêm hoặc sống trong hang như bướm đêm, cú, cá hang... thân có màu xẫm. Mắt có thể rất tinh (cú, chim lợn) hoặc nhỏ lại (lươn) hoặc tiêu giản, thay vào đó là sự phát triển của xúc giác và cơ quan phát sáng (cá biển ở sâu).
- Nhiều loài ưa hoạt động vào xẩm tối (muỗi, dơi) hay sáng sớm (nhiều loài chim).
Ảnh hưởng của nhiệt độ tới đời sống sinh vật
Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất của cơ thể sinh vật và sự phân bố của sinh giới. Liên quan đến nhiệt độ, sinh vật gồm những loài biến nhiệt (côn trùng, cá, ếch nhái, bò sát) và những loài hằng nhiệt hay đồng nhiệt (chim, thú).
- Động vật hằng nhiệt do có khả năng điều hòa và giữ được thân nhiệt ổn định nên phân bố rất rộng.
+ Quy tắc về kích thước cơ thể (quy tắc Becman) : động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới (nơi có khí hậu lạnh) thì kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài hay loài có quan hệ họ hàng gần nhau sống ở vùng nhiệt đới ấm áp. Ví dụ như voi và gấu ở vùng khí hậu lạnh có kích thước cơ thể lớn hơn voi và gấy ở vùng nhiệt đới. Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có kích thước cơ thể lớn có lớp mỡ dày nên khả năng chống rét tốt.
+ Quy tắc về diện tích bề mặt cơ thể (quy tắc Anlen) : động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và các chi... thường bé hơn tai, đuôi, các chi... của động vật ở vùng nóng. Ví dụ, thỏ ở vùng ôn đới lạnh có tai, đuôi nhỏ hơn tai và đuôi của thỏ ở vùng nhiệt đới.
Hai quy tắc trên chứng tỏ, động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có nhiệt độ lạnh có tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể (S) với thể tích cơ thể (V) giảm - (tỉ lệ S/V nhỏ), góp phần hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể. Sống ở vùng nhiệt đới nóng có tỉ lệ S/V lớn, góp phần tỏa nhiệt nhanh cho cơ thể.
- Động vật biến nhiệt phụ thuộc trực tiếp vào nhiệt độ môi trường (nhiệt độ môi trường tăng hay giảm thì nhiệt độ cơ thể của chúng cũng tăng, giảm theo) nên nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của chúng. Tốc độ phát triển và số thế hệ trong một năm phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, khi nhiệt độ xuống quá thấp thì động vật không phát triển được, ngược lại khi nhiệt độ môi trường lên càng cao thì thời gian phát triển cá thể càng ngắn
Ảnh hưởng của nước và độ ẩm tới đời sống sinh vật
- Mỗi loài sinh vật thích nghi với một giới hạn độ ẩm nhất định.
+ Thực vật có 3 nhóm: nhóm cây ưa ẩm, nhóm cây chịu hạn và nhóm cây trung sinh.
+ Động vật trên cạn có 3 nhóm thích nghi với độ ẩm môi trường: nhóm động vật ưa ẩm, nhóm động vật ưa khô và nhóm động vật ưa ẩm vừa phải.
- Nước ảnh hưởng lớn tới sự phân bố của sinh vật, ở sa mạc rất ít sinh vật, vùng nhiệt đới ẩm và nhiều nước thì sinh vật rất đông đúc. Sinh vật sống trong nước có các đặc điểm về hình thái, phân bố, hấp thụ các chất, khả năng di chuyển thích nghi với môi trường nước.
0
1
Nguyễn Mai
03/04/2018 23:19:09
Câu 3
Khái niệm về quần thể, quần xã
- Các cá thể không thể tồn tại 1 cách độc lập mà phải sống trong 1 tổ chức xác định mới có thể sinh sản, chống kẻ thù và khai thác tốt nhất nguồn thức ăn từ môi trường. Tổ chức đó là quần thể sinh vật.
- Quần thể là nhóm cá thể của 1 loài, phân bố trong vùng phân bố của loài vào 1 thời gian nhất định, có khả năng sinh sản (hữu tính, vô tính, trinh sản) để sinh ra các thế hệ mới hữu thụ. Ví dụ: Sen trong đầm, đàn voi Châu Phi… là những quần thể.
- Quần xã sinh vật là một tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất và do vậy, quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xà thích nghi với môi trường sống của chúng
- Đặc trưng cơ bản của quần thể
Tỉ lệ giới tính
Tỉ lệ giới tính là ti lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái. Ở đa số động vật, tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng hoặc con non mới nờ thường là 50 con đực/50 con cái Một ít loài động vật có xương sổng có số lượng cá thể sơ sinh giống đực thườm cao hơn giống cái đôi chút.
Tỉ lệ giới tỉnh thay đổi chủ yếu theo nhóm tuổi của quần thể và phụ thuộc và< sự từ vong không đồng đểu giữa cá thể đực và cái.
Vào mùa sinh sản, thằn lằn và rắn có sô lượng cá thể cái cao hơn số lượng cá thi đực nhưng sau mùa sinh sản, số lượng của chúng bằng nhau. Ngồng và vịt có ti lc đực/cái là 60/40. Tỉ lệ đực/cái có ý nghĩa rất quan trọng, nó cho thấy tiềm nărií sinh sản của quần thể.
Thành phần nhóm tuổi
Quần thế gồm có nhiều nhóm tuổi, mồi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau
Người ta dùng các biểu đồ tháp tuổi để biểu diễn thành phẩn nhóm tuổi của quần thể. Tháp tuổi bao gổm nhiều hình thang nhỏ (hoặc hình chữ nhật) xếp chồng lên nhau. Mỗi hình thang nhỏ thê hiện sô lượng cá thể của một nhóm tuổi, trong đó hình thang thế hiện nhóm tuổi trước sinh sản xếp phía dưới, phía trên là nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.
.Mật độ quần thể
Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật cỏ trong một đơn vi diện tích hay thể tích. Ví dụ :
- Mật độ cây bạch đàn : 625 cây/ha đồi.
- Mật độ sâu rau : 2 con/m2 ruộng rau.
- Mật độ chim sẻ : 10 con/ha đổng lúa.
- Mật độ tảo xoắn : 0,5 gam/m3 nước ao.
Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu ki sông của sinh vật. Mật độ quần thê tăng khi nguồn thức ăn có trong quần thể dồi dào ; mật độ quần thể giảm mạnh do những biến động bất thường của điều kiện sống như lụt lội, cháy rừng hoặc dịch bệnh.
0
1
Nguyễn Mai
03/04/2018 23:20:49
Câu 4
Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ đinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía sau, vừa là sinh vật bị mắt xích phía trước tiêu thụ.
Lưới thức ăn: Trong tự nhiên, một loại sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn màđồng thời còn tham gia vào chuỗi thức ăn khác. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích tạo thành một lưới thức ăn
0
1
Nguyễn Mai
03/04/2018 23:26:11
Câu 5
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đối, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
- Ô nhiễm chủ yếu do hoạt động của con người gây ra. Ngoài ra ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên : núi lửa phun nham thạch gây nhiều bụi bặm, thiên tai lũ lụt tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh phát triển...
Biện pháp để hạn chế ô nhiễm môi trường
+ Bản thân: không xả rác bừa baĩ, tham gia vào các chương trình truyền thông bảo vệ môi trường;
+ Gia đình mình: Nhắc nhở giữ vệ sinh chung, sống sạch sẽ, có văn hoá;
+ Xã hội: Tuyên truyền, giáo dục tác hại ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường, kiểm tra giám sát, xử lý kiên quyết các hành vi làm ô nhiễm môi trường;
+ Sáng kiến: Tổ chức thi viết đề án về biện pháp bảo vệ môi trường theo chủ đề (môi trường đất, không khí, nước, tiếng ô). Đề án đoạt giải phải được cấp kinh phí thực hiện và người đoạt giải là chủ nhiệm đề án khi thực hiện.
0
1
Nguyễn Trần Thành ...
04/04/2018 03:55:00
câu 1 : môi trường là j ? cs những môi trường nào ? cấc nhân tố sinh thát đc chia thành những loại nào?
-----
Trả lời:
- Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tấtc cả những gì bao quanh chúng.
- Có 4 loại môi trường chủ yếu: Môi trường trong đất, môi trường trên mặt đất- không khí, môi trường nước, môi trường sinh vật.
- Các nhân tố sinh thái được chia làm 2 loại:
+ Nhân tố sinh thái hữu sinh(sống): Nhân tố sinh thái các sinh vật khác, nhân tố sinh thái con người.
+ Nhân tố sinh thái vô sinh(không sống): Đất, đá, thảm mục, độ ẩm, độ dốc, nhiệt độ,...
0
1
Nguyễn Trần Thành ...
04/04/2018 03:58:14
câu 4 : thế nào là chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
Trả lời:
- Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ đinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía sau, vừa là sinh vật bị mắt xích phía trước tiêu thụ.
- Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích tạo thành một lưới thức ăn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×