Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nét nổi bật của quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta giai đoạn 1858 - 1884

2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.202
1
1
Huyền Thu
02/03/2018 19:52:34
* Phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở các tỉnh Nam Kỳ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược:
- Năm 1859, thực dân Pháp kéo quân vào Gia Định đánh chiếm thành Gia Định, song chúng đã vấp phải tinh thần kháng chiến mạnh mẽ của nhân dân ta. Các đọi nghĩa quân ngày đêm bám sát, tìm cách bao vây tiêu diệt địch, buộc quân Pháp phải rút xuống các tàu chiến. Kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhan" của Pháp hoàn toàn thất bại.
- Khi thực dân Pháp mở rộng đánh chiếm các tỉnh Nam Kì (1861-1862), nhan dân ta kháng chiến mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của những văn thân sĩ phu yêu nước, tiêu biểu như nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy đã chiến đấu anh dũng, lập được nhiều chiến công. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm cỏ làm nức lòng nhân dân ta.
- Sau hiệp ước 1862, mặc dù triều đình Huế ra lệnh bãi binh, chủ trương điều đình chuộc đất nhưng nhân dân ta vẫn tiếp tục kháng chiến bằng nhiều hình thức, vừa chống pháp vừa chống phong kiến đầu hàng tiêu biểu như phong trào tị địa, dùng văn thơ châm biếm (Nguyễn Đình Chiểu,...) hoặc tiếp tục bám đất bám dân, lãnh đạo nhân dân kháng chiến tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Trương Định...
- Năm 1867, thực dân Pháp xâm lược 3 tỉnh miền Tây Nam Kì, nhân dân 3 tỉnh miền Tây Nam Kì anh dũng đứng lên chống Pháp với tinh thần "người trước ngã xuống, người sau đứng lên" dưới sự lãnh đạo của những văn thân sĩ phu yêu nước, tiêu biểu như hoạt động của các nghĩa quân Trương Quyền (Tây Ninh), hai anh em Phan Tôn, Phan Liêm (Bến Tre), nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh chiếm và làm chủ Rạch Giá, khi bị bắt và bị xử tử, ông vẫn khẳng khái nói: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây", hoạt động của nghĩa quân Nguyễn Hữu Luân (Mĩ Tho)...
* Đặc điểm:
- Phong trào kháng chiến của nhân dân các tỉnh Nam Kì dấy lên từ miền Đông rồi nhanh chóng lan rộng ra toàn miền.
- Phong trào diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt, bền bỉ với tinh thần "người trước ngã xuống, người sau đứng lên" dưới sự lãnh đạo của những văn thân sĩ phu yêu nước.
- Lúc đầu đơn thuần là phong trào đấu tranh chống Pháp, nhưng về sau còn có sự kết hợp với đấu tranh chống triều đình phong kiến đầu hàng.
- Phong trào đã thu hút sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, với hình thức đấu tranh phong phú song chủ yeus là đấu tranh vũ trang chống Pháp.
- Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại do bị triều đình bỏ rơi, so sánh lực lượng chênh lệch. Tuy nhiên, phong trào chỉ tạm thời lắng xuống chứ không chấm dứt. Phong trào vẫn tiếp diễn kéo dài làm cho thực dân Pháp phải lao đao, khó khăn trong việc tổ chức cai trị.
- Phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì là biểu hiện cụ thể, sinh động của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Mạnh Nam
06/03/2018 20:57:55
Tinh thần chống Pháp của vua quan triểu đình nhà Nguyễn :
- Năm 1858, khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, triều đình nhà Nguyên đã tích cực tổ chức quân đội và nhân dân chống Pháp, giành đuợc thắng lợi bước đầu ở mặi trận Đà Nẵng.
- Năm 1859, khi thực dân Pháp tấn công thành Gia Định, quan quân triều Nguyễn ở đây nhanh chóng tan rã, để mất thành vào tay thực dân Pháp.
- Đầu năm 1860, khi thực dân Pháp gặp khó khăn vì phải phân tán lực lượng, triều đình nhà Nguyễn đã không chủ động tiến công địch mà chỉ lo "thủ hiểm", dồn sức xây dựng Đại đồn Chí Hoà để ngăn chăn quân Pháp tiến công, bỏ lỡ thời cơ đánh Pháp.
- Năm 1861, khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh mién Đông Nam Kì, triểu đình không kiên quyết lãnh đạo nhân dân chống Pháp, ngược lại đã kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì và yêu cầu nhân dân bãi binh, không được đánh Pháp vì ảo tưởng có thể thương thuyết với Pháp lấy lại các vùng đất đã mất.
- Năm 1867, khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì, triều đình không có hành động chống cự, ngược lại đã giao nộp thành nhanh chóng.
Nhận xét:
- Ban đầu, triều Nguyễn đã có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nhưng lại bỏ lỡ nhiểu cơ hội đánh thắng giặc và thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).
- Về sau, trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống ngoại xâm, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Cuối cùng, vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư