Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu các biện pháp khắc phục ùn tắc và tai nạn trong giao thông ở Hà Nội

2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.243
2
1
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
19/01/2018 20:06:14

Để chống ùn tắc và tai nạn giao thông cho Hà Nội, ta phải tiến hành một giải pháp tổng thể, đồng bộ, toàn diện. Theo tôi có 10 giải pháp dưới đây.

1. GIÁO DỤC CÔNG DÂN VỀ VĂN HOÁ GIAO THÔNG

Trước hết phải giáo dục người dân về văn hoá giao thông đô thị. Vấn đề này rất quan trọng, bởi văn hoá giao thông của ta hiện nay rất kém. Cơ cấu dân số, thành phần cư dân tham gia giao thông rất phức tạp, những người ở tỉnh lẻ, ở nông thôn ra chưa quen với lối sống ở thủ đô bởi tính tuỳ tiện của họ. Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng, ta đã và đang tích cực làm việc này, tuy vậy vẫn chưa đủ, cần xử lý mạnh mẽ hơn nữa những ai vi phạm luật lệ giao thông. Xin bổ sung thêm một số biện pháp xử phạt hành chính:

Khi có sự va chạm phương tiện giao thông, ai chủ động gây gổ để tạo ra ùn tắc phạt 5 triệu đồng, người tham gia gây gổ phạt 2 triệu đồng. Ai đi xe máy trèo lên vỉa hè để vượt lên trước, phạt 500 ngàn đồng. Người đi bộ đi dọc theo lòng đường khi trên vỉa hè vẫn còn lối đi phạt 300 ngàn đồng. Bán hàng dong dắt xe đạp đi dọc đường phố phạt 300 ngàn đồng, dừng xe ở lòng đường mua bán phạt 500 ngàn đồng... tất cả mọi phương tiện tham gia giao thông không được phép dừng trừ trường hợp gặp sự cố. Mức phạt nêu trên là một ví dụ, có thể thấp hơn hoặc có thể cao hơn.

2. TĂNG CƯỜNG ĐI BỘ, TẠO ĐIỀU KIỆN CHO NGƯỜI ĐI BỘ, ĐI BỘ LÀ YÊU NƯỚC

Rất nhiều nhà khoa học đã phân tích đi bộ rất tốt cho sức khoẻ. Cả Đông và Tây y đều nhất trí như vậy. Đi bộ là tăng cường sức khoẻ, trí não được tập luyện và trở nên minh mẫn hơn. Đi bộ là thần dược của cơ thể, điều tiết lưu thông máu, giảm nguy cơ các bệnh tiểu đường, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tăng cường hệ miến dịch, cải thiện các chứng rối loạn sinh dục, giảm khả năng ung thư vú, ung thư ruột già, bồi bổ thần kinh, tăng cường hô hấp, giải toả stress. Với những lợi ích như thế, bà Wendy Bumgardener một nhà khoa học Mỹ trong một công trình nghiên cứu của mình đã dùng một tiêu đề khá ấn tượng "Đi bộ hay là chết". Vì thế, để giảm ùn tắc giao thông, tôi đề nghị vận đông, khuyến khích người đi bộ. Bất kể ai từ nhà đến cơ quan, hoặc có việc phải đi đến nơi giao dịch trong phạm vi 4km nên đi bộ. Các em học sinh phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, các sinh viên cao đẳng, đại học, nếu trường học ở trong phạm vi 3 - 4km so với chỗ ở cũng chỉ nên đi bộ. Nhà nước phải tạo điều kiện cho người đi bộ: làm cầu vượt cho người đi bộ qua đường (cách 700m đến 1km phải có một cầu vượt). Chỗ qua đường phải có các vạch trắng vạch vàng dành cho người đi bộ. Phải dành 1/2 vỉa hè cho người đi bộ. Ai để xe máy, hoặc vật cản đoạn hè dành cho người đi bộ bị phạt 500 ngàn đồng. Ở cơ quan, trường học... ai đi bộ được tính điểm thi đua, hoặc thưởng tiền vào dịp cuối năm. Trên một số tuyến phố ta căng khẩu hiệu "Đi bộ là yêu nước"

3. TĂNG CƯỜNG LÀM VIỆC ONLINE

Tăng cường làm việc online, không nhất phải đến cơ quan để giảm bớt giao thông trên đường. Tại sao ngày nào cũng phải tập trung đầy đủ đến cơ quan, có khi đến chỉ ngồi chơi xơi nước rồi hết giờ làm việc lại ùn ùn kéo nhau ra đường gây tắc nghẽn giao thông. Ngay cả trong giờ giảng của các thày cũng vậy, tại sao học sinh sinh viên không thể ngồi ngay tại nhà để nghe thầy giảng bài? Từng cơ quan, đơn vị, tổ chức cũng như các trường học ở cấp phổ thông trung học, đại học, cao đẳng cần nghiên cứu kỹ để xây dựng thực hiện việc học tập, giảng dạy, làm việc từ xa. Thêm vào đó là việc đã làm: Phân giờ làm việc lệch nhau giữa cơ quan trung ương, cơ quan Hà Nội, trường đại học trường phổ thông để giảm bớt giờ cao điểm. Để thúc đẩy làm việc, học tập online đề nghị Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị về việc này trên cơ sở đó các cơ quan mới có cơ sở pháp lý và động cơ để thực hiện.

4. TĂNG CƯỜNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CÔNG CỘNG, HẠN CHẾ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CÁ NHÂN

Nội dung này đã được nhiều người đề cập. Tăng cường phương tiện giao thông công cộng, tiến tới cấm xử dụng ôtô chạy xăng, tiến tới cấm luôn phương tiện xe máy. Phát triển xe đạp và xe đạp điện, ô tô chạy bằng nhiên liệu xanh. Chấp nhận tốc độ 25km/giờ trong nội đô. Mong ước tốc độ cao tại trung tâm đô thị là ảo tưởng. Không cấm bằng lệnh mà dùng hình thức gây khó khăn, tốn kém khi dùng phương tiện giao thông cá nhân ví như đánh thuế rất cao, khiến người sử dụng không chịu nổi phải tự nguyện thôi.

5. TUYỆT ĐỐI CẤM XEN CẤY XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG TRONG NỘI ĐÔ.

Khi phố phường đã ổn định, không thể phá nhà để mở rộng đường vì như vậy sẽ rất tốn kém. Vì thế cấm tuyệt đối không xây dựng thêm nhà cao tầng ở trung tâm. Ở khu trung tâm, khi cải tạo xây dựng lại nhà cũ, thì tối đa không được phép xây quá 5 tầng.

Những toà nhà cao tầng đã chót hiện hữu hoặc đang xây dở dang vì đã có phép thì cấm cư dân sống tại nhà cao tầng đó được sử dụng ô tô riêng, thay vì việc đó sẽ tổ chức trạm xe bus ngay tại khu vực nhà cao tầng. Đề nghị này chắc chắn sẽ bị cư dân nhà cao tầng phản đối quyết liệt. Xong vì lợi ích chung họ phải chấp nhận.

Khi cải tạo các khu chung cư cũ cho phép xây dựng nhà cao tầng để tiết kiệm đất, nhưng không được để ô tô trong khu vực này thay vào đó là có nhiều trạm xe bus công cộng. Cải tạo chung cư cũ cho phép được tăng gấp 3 diện tích sàn hiện hữu. Việc này chúng tôi đã tính toán, có tăng như vậy thì chủ đầu tư mới có lãi chút ít.

6. KHÔNG CHUYỂN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG, BỆNH VIỆN RA NGOÀI THÀNH PHỐ

Không cần thiết phải chuyển các trường đại học, cao đẳng, bệnh viện ra khỏi nội đô mà chỉ hạn chế số lượng sinh viên và giường bệnh không cho phát triển thêm. Nếu phát triển thêm thì mở phân hiệu 2, bệnh viện 2 ở ngoại tỉnh và tuyển cán bộ nhân viên tại chỗ ở địa phương đó hoặc ở các tỉnh khác. Còn cán bộ nhân viên cũ không phải di chuyển xa bởi họ đã ổn định chỗ ở, chỗ học hành của con cái. Nếu chuyển cuộc sống của họ rất vất vả và sẽ tạo ra luồng giao thông đan xen nhau rất phức tạp. Một thực tế mà ai cũng thấy hiện nay là khi chuyển đi thì một loạt nhà cao tầng lại mọc lên ở đó. Như vậy mục tích giảm tải không đạt được mà ngược lại là tăng tải.

7. CẤM Ô TÔ KHÔNG ĐƯỢC ĐI VÀO CÁC NGÕ NGÁCH VÀ TRÊN CÁC TUYẾN PHỐ MÀ LÒNG ĐƯỜNG KHÔNG RỘNG QUÁ 3M

Ùn tắc giao thông không chỉ ở trên các tuyến phố có lòng đường rộng mà tại các ngõ ngách cũng rất ách tắc. Tình trạng hiện nay là tại các ngõ ngách liên tục bị tắc nghẽn, không có chỗ để ô tô, họ thường để ngay trước cửa ngõ của họ, gây cản trở giao thông.

8. TIẾN TỚI CHỈ DÙNG XE ĐẠP, XE ĐẠP ĐIỆN, Ô TÔ ĐIỆN, HOẶC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO, NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI, NĂNG LƯỢNG GIÓ... VÀ ĐI BỘ

Đây là việc thế giới đã và đang làm. Ta cần đi tắt đón đầu, không nên để ùn tắc đến mức không thể di chuyển được nữa và các phương tiện giao thông hiện có trở thành vô dụng.

9. KHÔNG XÂY DỰNG ĐƯỜNG NGẦM METRO, XEM XÉT LẠI VIỆC XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT TRÊN CAO TẠI NỘI ĐÔ

Không cần xây dựng đường metro trong nội đô vì rất tốn kém, hiệu quả ít, vả lại không có vị trí để làm ga lên xuống. Dân Hà Nội sẽ không dùng metro. Kinh nghiệm cho thấy ta đã xây dựng rất nhiều chợ hiện đại nhưng dân không vào chợ mà chuyên mua bán ngoài đường?! Ta xây rất nhiều đường hầm qua đường nhưng dân không đi, rồi nó tự biến thành nơi tụ tập của bọn nghiện hút. Kinh phí dùng để xây dựng metro thì dùng để làm 8 việc nêu trên.

ĐỐI VỚI ĐƯỜNG SẮT TRÊN CAO: Mặc dù còn trong quá trình xây dựng, xây dựng chưa xong đoạn đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, Ga Hà Nội – Nhổn nhưng Hà Nội cần tổng kết xem ưu khuyết điểm như thế nào có nên tiếp tục hay tiếp tục xây dựng đường sắt trên cao ở nội đô như thế nào. Bởi người già thì ngại leo trèo, người trẻ không thích phương tiện này vì không cơ động vả lại đường sắt trên cao làm mất mỹ quan đô thị, gây ồn ào cho cư dân xung quanh nhất là lúc ban đêm.

Liệu những ai sẽ đi trên đoạn đường này? Hơn nữa quá trình thi công kéo dài gây ách tắc giao thông, mất an toàn trong quá trình xây dựng, quá trình vận hành an toàn ra sao cũng cần được tính toán kỹ lưỡng.

10.TẬP TRUNG PHÁT TRIỂN CÁC THÀNH PHỐ VỆ TINH, NHỮNG KHU ĐẤT CÒN ĐỂ TRỐNG Ở NỘI ĐÔ CHỈ SỬ DỤNG ĐỂ LÀM ĐƯỜNG ĐI, CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG, CÔNG VIÊN CÂY XANH, TRƯỜNG TIỂU HỌC, MẪU GIÁO, BÃI ĐỖ XE, CÁC KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ CHO TRẺ CON VÀ NGƯỜI GIÀ

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Park Hang seo
19/01/2018 20:09:54
Thứ nhất, ngoài việc đánh các loại thuế nhập xe cũng như các loại thuế đánh trên người sở hữu xe, thuế lưu thông để xây thêm đường sá; cần thu thêm thuế kiến thiết hệ thống giao thông trước mắt là chủ các loại ôtô rồi mới đến xe máy (trừ xe đạp).
Như tên ở trên thì loại thuế này được sử dụng vào mục đích kiến thiết, nâng cấp, xây dựng hệ thống hạ tầng mạng lưới giao thông trên cả nước. Thuế này cũng như các loại thuế khác, sẽ được thu một lần ngay từ khi mua xe, có thể bằng 30 - 40% giá trị xe.
Thêm vào đó, cần tăng thêm phần tiền trông giữ xe ở trong thành phố. Hoàn toàn không sử dụng thuế của người dân không sở hữu xe vào việc này.
Thứ hai, thay vì thu phí hạn chế phương tiện ôtô cá nhân vào thành phố lớn như trong đề án của Bộ GTVT trình Chính phủ. Để giảm lượng ôtô, theo tôi nên mở nhiều tuyến đường xe buýt ưu tiên trong thành phố với giá rẻ, đủ để thuyết phục nhiều người từ bỏ dùng xe ô tô cá nhân đi vào thành phố, vì tiết kiệm được thời gian lẫn tiền bạc.
Tổ chức những tuyến đường xe buýt dành ưu tiên cho nhân viên của một cơ quan, công ty hay bệnh viện, khởi hành tại những địa điểm thuận lợi chạy thẳng đến nơi làm việc vào giờ cao điểm.
Thứ ba, tiến hành ngay việc dẹp "loạn" lòng đường, vỉa hè. Xử lý thật nghiêm các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cố tình lấn chiếm, biến vỉa hè, lòng đường thành nơi kinh doạn buôn bán. Theo tôi, ngoài tịch thu phương tiện, các đồ dùng phục vụ cho việc kinh doanh, buôn bán thì cần có mức xử phạt thật nghiêm minh.
Với những người bán rong: phạt 5 triệu đồng/ trường hợp. Với các gia đình ngay trên tuyến phố đó, nếu kinh doanh, lấn chiếm viả hè phạt từ 10 - 20 triệu đồng/ trường hợp. Với mức phạt thế này thì tôi dám chắc sẽ không mấy ai còn dám vi phạm lấn chiếm lòng đường vỉa hè.
Thứ tư, một việc cũng rất cần làm ngay để giảm ùn tắc, giảm thiểu lưu hành phương tiện cá nhân đó là, thành phố nên đứng ra tổ chức việc cho thuê xe đạp đi trong nội thành. Lập nhiều địa điểm cho thuê và trả lại xe tiện lợi, địa điểm thuê và trả lại có thể khác nhau với giá thật khuyến khích.
Ở đây, với giải pháp này không chỉ lợi cho vấn đề giảm phương tiện cá nhân, ùn tắc giao thông thì còn giúp tăng giá trị, thu hút khách du lịch tới các thành phố lớn.
Cùng với đó, một cách rất hay để tăng thu cho các thành phố đó là làm các biển quảng cáo nhỏ đặt phía sau xe hoặc dán trên xe.
Thứ năm, lãnh đạo thành phố cần thực hiện ngay việc ra quyết định dừng cấp giấy phép cho xây dựng các nhà chung cư, trung tâm thương mại, văn phòng trong khu vực nội đô. Mua lại những khoảnh đất đó để dùng lại vào cho mục đích công cộng, mở đường.
Chúng ta cũng nên mua lại các chung cư ở khu vực ngoại thành thành phố, mở các tuyến đường giao thông thuận tiện nối các khu vực này với trung tâm thành phố, sau đó vận động, di chuyển người dân ra đó ở. Đây sẽ là một giải pháp mang tính dài hơi nhưng tôi cho rằng rất cần phải thực hiện.
Thứ sáu, một giải pháp, theo tôi cần được đề xuất các cơ quan chức năng tiến hành ngay đó là, nâng mức xử phạt đối với người vi phạm giao thông. Đối với những vi phạm nhẹ, mức xử phạt thấp nhất với xe máy cũng phải từ 1 triệu đồng/ trường hợp vi phạm, còn với ôtô là từ 10 triệu đồng trở lên. Thêm vào đó, sẽ giữ xe 30 ngày và nặng hơn là tịch thu xe nếu cố tình gây ra tình trạng tắc đường hoặc vi phạm nhiều lần.
Khi sự nghiêm minh của pháp luật được thực thi và hơn nữa, khi đánh thẳng vào túi tiền của người dân thì chắc chắn sẽ tạo ra sự thay đổi dần trong ý thức của người tham gia giao thông.
Thứ bảy, cùng với giải pháp thứ năm, thì việc đẩy nhanh di chuyển các cơ quan hành chính nhà nước, thành phố, trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp ra các khu vực ngoại thành cũng cần phải được đẩy mạnh thực hiện.
Chúng ta nên tiến hành biện pháo đổi "đất lấy đất", tức là đổi phần đất trong nội thành lấy một phần đất rộng hơn, có đầy đủ cơ sở hạ tầng, đường giao thông thuận tiện ở ngoại thành để việc di chuyển được công bằng và nhanh hơn.
Với đó, cần phát triển thương mại, buôn bán ở ngoại thành để giảm lượng mua sắm ở trong thành phố.
Thứ tám, cần lắp đặt nhiều hơn nữa các camera theo dõi không chỉ ở các ngã ba, ngã tư mà tất cả những nơi thường xuyên, có khả năng xảy ra ùn tắc, cộng thêm đó là tăng cường cảnh sát giao thông để có thể phản ứng nhanh, khắc phục nhanh chóng khi có ùn tắc do tại nạn giao thông hay băng nhóm đua xe phá rối trật tự giao thông…
Cũng cần quy định rõ giờ lưu hành trên các tuyến đường trong nội thành thành phố của các phương tiện xe ôtô.
Thứ chín, tôi thấy vừa qua, thành phố Hà Nội đã có một động thái rất tích cực đó là nghiên cứu giải pháp công nghệ thông tin để chống ùn tắc giao thông. Đó là tín hiệu rất khả quan. Ở nhiều nước, việc áp dụng công nghệ thông tin đã được sử dụng từ lâu như Hàn Quốc, Nhật Bản... và thực tế đã cho thấy, khả năng giúp phòng, chống, giảm thiểu ùn tắc giao thông đạt hiệu quả rất cao.
Thứ mười, song song với các giải pháp ở trên, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trong đó có xây dựng hệ thống xe điện ngầm (metro) cũng phải được tiến hành càng sớm càng tốt. Đây là một giải pháp bắt buộc không thể thiếu trong tương lai.
Bởi nó không chỉ giúp cải thiện nạn kẹt xe, giảm chi phí chuyên chở, giảm chi phí trùng tu sửa chữa đường sá, giảm nhu cầu bãi đậu xe trong thành phố, mà còn bảo đảm sự an toàn, làm tăng vẻ đẹp của thành phố, giúp cải thiện môi sinh và tiết kiệm được nguồn năng lượng đang dần khan hiếm.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tổng hợp Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Tổng hợp Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k