Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu các cấp tổ chức sống cơ bản? Đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống là gì?

32 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.407
1
0
Chymtee :"v
20/11/2018 17:36:26
Câu 8
Chất liệu "nước" và "gang" có một tính chất đặc biệt là: Trong một khoảng nhất định thì nhiệt độ giảm nhưng thể tích của nó lại tăng lên! Chính đặc tính này làm cho "nước đá" có trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. Vì vậy nước đá trong cốc nước nổi lên trên.
Người ta hay nói: Chỉ là cái chỏm của núi băng! Vì núi băng đá chỉ nhô 1/7 hoặc 1/8 độ lớn của mình lên trên mặt nước mà thôi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Nguyễn Đình Thái
20/11/2018 17:36:47
câu 1:
-Các cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống: tế bào →cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái → sinh quyển.
-đặc tính nổi trội :
Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng tổ chức sống cấp trên.
Tổ chức sống cấp cao hơn không chỉ có các đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp hơn mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp thấp hơn không có được. Những đặc tính nổi trội ở mỗi cấp tổ chức được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành. Những đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống như: trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng phát triển, cảm ứng, sinh sản...
Ví dụ: Từng tế bào thần kinh chỉ có khả năng dẫn truyền xung thần kinh , tập hợp của 1012 tế bào thần kinh tạo nên bộ não của con người với 1025 đường liên hệ giữa chúng, đã làm cho con người có được trí thông minh và trạng thái tình cảm mà ở mức độ từng tế bào không thể có đượ
 
1
0
nguyễn trà my
20/11/2018 17:37:37
câu 1
Các cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống:
-tế bào
-cơ thể quần thể
-quần xã
-hệ sinh thái
-sinh quyển.
đặc điểm nổi trội của cơ thể sống là:
Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng tổ chức sống cấp trên.
Tổ chức sống cấp cao hơn không chỉ có các đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp hơn mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp thấp hơn không có được. Những đặc tính nổi trội ở mỗi cấp tổ chức được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành. Những đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống như: trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng phát triển, cảm ứng, sinh sản...
Ví dụ: Từng tế bào thần kinh chỉ có khả năng dẫn truyền xung thần kinh, tập hợp của 1012 tế bào thần kinh tạo nên bộ não của con người với 1025 đường liên hệ giữa chúng, đã làm cho con người có được trí thông minh và trạng thái tình cảm mà ở mức độ từng tế bào không thể có được.  
0
0
Nguyễn Đình Thái
20/11/2018 17:37:56
câu 5:
Cấu trúc hoá học của nước: phân tử nước được tạo bởi một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng các liên kết cộng hóa trị. Trong phân tử nước, 2 nguyên tử hiđrô liên kết với nguyên tử ôxi tạo ra phân tử nước có tính phân cực mang điện tích dương ở khu vực gần mỗi nguyên tử ôxi. Sự hấp dẫn tĩnh điện giữa các phân tử nước tạo nên liên kết yếu (liên kết hiđrô) làm ra mạng lưới nước (có vai trò rất trọng đối với sự sống).
Vai trò của nước trong tế bào: Nước vừa là thành phần cấu tạo, vừa là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho hoạt động sống của tế bào.
Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa. Nước giúp tế bào tiến hành chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống.
0
0
Chymtee :"v
20/11/2018 17:38:20
Câu 6
Trong tế bào luôn tồn tại rất nhiều những phân tử nước tự do. Bình thường, những phân tử nước tự do có vai trò rất quan trọng đối với tế bào như là dung môi hòa tan, nguyên liệu cho các phản ứng quá trình, cân bằng nhiệt cũng như đảm bảo độ nhớt của hệ thống keo trong chất nguyên sinh... Thế nhưng ở nhiệt độ dưới 0 độ C thì chính những phân tử nước tự do đã giết chết tế bào. Ở nhiệt độ dưới 0 độ C, các phân tử nước tự do bị đông thành nước đá, ngay lúc này, các cạnh sắc nhọn của nước đá đã đâm xuyên và gây hư hỏng hầu hết các bào quan của tế bào do đó ảnh hưởng lớn tới tế bào
=> Khi đưa các tế bào sống vào tủ lạnh thì tế bào có thể bị tổn thương nặng, thậm chí có thể bị chết!
0
0
nguyễn trà my
20/11/2018 17:38:35
câu 10
Lipit bao gồm : mỡ, dầu, sáp, phospholipit, steoit, một số vitamin.
nói chung thì mỡ và dầu có cấu tạo từ 3 phân tử axít béo + 1 phân tử glyxerol. mỡ thì chứa axit béo no, dầu chứa axít béo không no. axit béo có tính kị nước vì không phân cực. vì thế mỡ, dầu, sáp không tan trong nước.
sáp thì gồm 1 đơn vị nhỏ axit béo + 1 rượu mạch dài thay cho glyxerol.
phospholipit chứa 2 axit béo + 1 nhóm photphat. 1 đầu kị nước( đầu chứa 2 axit béo) và 1 đầu ưa nước( nhóm photphat).
steoit thì chứa các nguyên tử kết vòng. một số stêoit quan trọng là cholesterol, hooc mon sinh duc nam và nữ.
chức năng của lipit:
- tham gia cấu tạo nên màng sinh chất( phophoslipit, cholesterol.)
- nguyên liệu dự trữ( mỡ dầu)
- giữ nước cho cơ thể (sáp, mỡ ..)
- tham gia vào nhiều chức năng sinh học khác như là các hoocmon, vitamin A,
0
0
Nguyễn Đình Thái
20/11/2018 17:39:22
câu 15;
Từ trong vào ngoài tế bào nhân sơ gồm những cấu trúc
lông và roi --> màng nhầy( lớp vỏ)--> thành tế bào ( vách tế bào)---> màng sinh chất ---> tế bào chất ---> NST
- Roi
+ cấu tạo:Điểm xuất phát của lông từ màng sinh chất vượt qua màng nguyên sinh và thò ra ngoài, dài chưng 6-12 nm,đường kính 10-30 nm . Thành phần hoá học của roi là các protein có khối lượng phân tử từ 30000 đến 40000.
+ Chức năng: Roi là cơ quan vận động của tế bào vi khuẩn.Tốc độ vận động khoảng 0,5 nm. Hình dạng của roi lúc chuyển động có thể là lượn sóng hoặc xoáy trôn ốc
-Lông:
+ Cấu tạo: .Lông cũng có hình dáng như roi song ngắn hơn. Có hai loại lông: lông thường và lông giới tính.Lông thường có cấu tạo hoá học là một loại protein.Lông giới tính dài 20 micromet,đường kính 8,5 nm.Số lượng ở trên mỗi tế bào không nhiều,từ 1 đến 4 chiếc
+ Chức năng: Qua lông,các nuclêic được bơm đẩy qua.Lúc giao phối xảy ra thì một đầu của lông cá thể đực này cố định ở cá thể cái.
- Màng nhầy( lớp vỏ) là sản phẩm tiết ra từ vách
+ cấu tạo: Vỏ có thành phần hoá sinh học là các protein giàu liên kết disunfua như xystin,các canxi và các axit dipicolinic. nằm ngoài tế bào
+ Chức năng: Vỏ xuất hiện trong điều kiện không thuận lợi cho đời sống của chúng như nhiệt độ cao,pH thay đổi. --> Bảo vệ tế bào có vai trò như kháng nguyên
- Thành tế bào ( vách tế bào):
+ Cấu tạo: Thành phần cấu tạo vách là các xenlulozơ,dày 15-20nm. Có loại tế bào vi khuẩn có vách gồm các đơn vị thứ cấp có cấu trúc đa giác,đường kính từ 8-10nm.Một số khác có cấu trúc sợi.Các cấu trúc vách tế bào vi khuẩn thường nhạy cảm với các loại thuốc kháng sinh.Khối lượng khô của vách tế bào vi khuẩn rất lớn,chiếm khoảng 20-35% so với khối lượng tổng số. thành phần hóa học gồm nhiều loại-ozơ như axetyl glucosamin (AG),axit axetyl muramic(AAM),glucozơ,galactozơ,gentibiozơ...Cũng còn có nhiều loại axit amin như alanin,lizin hay diaminopimelic,axit glutamin,glixin...không có lipit.
+ Chức năng: Vách vi khuẩn như một cái khung bên ngoài có tác dụng giữ hình dáng nhất định của tế bào vi khuẩn.Cấu tạo vách có chức năng bảo vệ cơ thể vi khuẩn chống lại áp suất thẩm thấu nội bào lớn.
-Màng sinh chất:
+ Cấu tạo: màng sinh chất có bề dày khoảng 10nm.Màng gồm có 3 miền:hai miền ngoài và trong có màu đục tối,miền giữa dày hơn màu sáng.Phân tích hoá học người ta thấy màng bao gồm một lơp kép photpholipit là chủ yếu.Ở trên lớp kép photpholipit này còn có các phân tử protein sắp xếp rác thải,đó là các phân tử protein xuyên màng.Ở rìa ngoài cũng như ở rìa trong của lớp kép photpholipit,người ta còn tìm thấy các phân tử protein rìa màng.Loại nằm ở miền ngoài gọi là rìa màng ngoài,loại nằm ở miền trong gọi là rìa màng trong.Cũng có người xem màng như một biển lỏng photpholipit,mà trên "biển" lỏng đó có các "đảo" protein.Và nếu xem màng như khảm lỏng cũng có thể gần đúng.
+ Chức năng: Chức năng thấm chọn lọc:Màng sinh chất có chức năng như một hàng rào thẩm thấu.Nó cho phép một số chất hoà tan cần thiết cho tế bào vi khuẩn đi vào được trong tế bào vi khuẩn,đồng thời nó cũng cho phép một số chất khác hoà tan có hại cho tế bào vi khuẩn đi ra khỏi tế bào vi khuẩn(các độc tố đối với tế bào vi khuẩn...)
2
1
Nguyễn Thị Nhung
20/11/2018 17:40:03
Câu 1:
- Các cấp tổ chức sống cơ bản: tế bào --> cơ thể --> quần thể --> quần xã --> hệ sinh thái --> sinh quyển.
- Đặc tính nổi trội của các cấp tổ chức sống:
+ Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng để xây dựng tổ chức sống cấp trên.
+ Tổ chức sống cấp cao hơn không chỉ có các đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp hơn mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp thấp hơn không có được. Những đặc tính nổi trội ở mỗi cấp tổ chức được hình thành do sự tương tác của các bộ phận cấu thành. Những đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống như: trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng phát triển, cảm ứng, sinh sản..
- Ví dụ: Từng tế bào thần kinh chỉ có khả năng dẫn truyền xung thần kinh, tập hợp của 10^12 tế bào thần kinh tạo nên bộ não của con người với 10^25 đường liên hệ giữa chúng, đã làm cho con người có được trí thông minh và trạng thái tình cảm mà ở mức độ từng tế bào không thể có được.
0
1
nguyễn trà my
20/11/2018 17:40:30
câu 10
Có 3 loại ARN là mARN, tARN và rARN thực hiện các chức năng khác nhau.
mARN cấu tạo từ một chuỗi polinuclêôtit dưới dạng mạch thẳng, mARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền tử mạch gốc trên ADN đến chuỗi polipepetit. Để thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền từ ADN đến protein thì ARN có
  • Trình tự nucleotit đặc hiệu giúp cho riboxom nhận và liên kết vào ARN
  • Mã mở đầu : tín hiệu khởi đầu phiên mã
  • Các codon mã hóa axit amin:
  • Mã kết thúc , mang thông tin kết thúc quá trình dịch mã
tARN có cấu trúc với 3 thuỳ, trong đó có một thuỳ mang bộ ba đối mã có trình tự bổ sung với 1 bộ ba mã hóa axit amin trên phân tử mARN , tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp nên chuỗi polipetit .
rARN có cấu trúc mạch đơn nhưng nhiều vùng các nuclêôtit liên kết bổ sung với nhau tạo các vùng xoắn kép cục bộ. rARN liên kết với các protein tạo nên các riboxom. r ARN là loại ARN có cấu trúc có nhiếu liên kết hidro trong phân tử nhất và chiếm số lượng lớn nhất trong tế bào.
0
1
Nguyễn Đình Thái
20/11/2018 17:40:58
câu 14:
1. Cấu tạo hóa học của ARN
Tương tự như phân tử AND thì ARN là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các ribonucleotit.
Mỗi đơn phân (ribonucleotit) gồm 3 thành phần :
  • 1 gốc bazơ nitơ (A, U, G, X) khác ở phân tử ADN là không có T
  • 1 gốc đường ribolozo (C5H12O5C5H12O5 ), ở ADN có gốc đường đêoxiribôz(C5H10O4C5H10O4 )
  • 1 gốc axit photphoric (H3PO4H3PO4).
ARN có cấu trúc gồm một chuỗi poliribonucleotit . Số ribonucleotit trong ARN bằng một nửa nucleotit trong phân tử ADN tổng hợp ra nó.
Các ribonucleotit liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị giữa gốc(H3PO4H3PO4)của ribonucleotit này với gốc đường ribolozo của ribonucleotit kia tạo thành chuỗi poliribonucleotit.
2.Các loại ARN và chức năng
Có 3 loại ARN là mARN, tARN và rARN thực hiện các chức năng khác nhau.
mARN cấu tạo từ một chuỗi polinuclêôtit dưới dạng mạch thẳng, mARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền tử mạch gốc trên ADN đến chuỗi polipepetit. Để thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền từ ADN đến protein thì ARN có
  • Trình tự nucleotit đặc hiệu giúp cho riboxom nhận và liên kết vào ARN
  • Mã mở đầu : tín hiệu khởi đầu phiên mã
  • Các codon mã hóa axit amin:
  • Mã kết thúc , mang thông tin kết thúc quá trình dịch mã
tARN có cấu trúc với 3 thuỳ, trong đó có một thuỳ mang bộ ba đối mã có trình tự bổ sung với 1 bộ ba mã hóa axit amin trên phân tử mARN , tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp nên chuỗi polipetit .
rARN có cấu trúc mạch đơn nhưng nhiều vùng các nuclêôtit liên kết bổ sung với nhau tạo các vùng xoắn kép cục bộ. rARN liên kết với các protein tạo nên các riboxom. r ARN là loại ARN có cấu trúc có nhiếu liên kết hidro trong phân tử nhất và chiếm số lượng lớn nhất trong tế bào.
 
0
1
nguyễn trà my
20/11/2018 17:42:12
câu 15
Tế bào nhân sơ có cấu tạo khá đơn giản, gồm có 3 thành phần chính : màng sinh chất tế bào chất và vùng nhân. Ngoài các thành phần đó, nhiều loại tế bào nhân sơ còn có thành tế bào, vỏ nhầy, roi và lông .
1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi.
Phần lớn các tế bào nhân sơ đều có thành tế bào. Thành phần hóa học quan trọng cấu tạo nên thành tế bào của các loài vi khuẩn là peptiđôglican (cấu tạo từ các chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipeptit ngắn). Thành tế bào quy định hình dạng của tế bào. Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào, vi khuẩn được chia thành 2 loại : Gram dương và gram âm. Khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm Gram, vi khuẩn Gram dương có màu tím, vi khuẩn Gram âm có màu đỏ. Biết được sự khác biệt này chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt từng loại vi khuẩn gây bệnh.
Một số loại tế bào nhân sơ, bên ngoài thành tế bào còn có một lớp vỏ nhầy (hình 7.2). Những vi khuẩn gây bệnh ở người có lớp vỏ nhầy sẽ ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt.
Màng sinh chất của vi khuẩn cũng như của các loại tế bào khác đều được cấu tạo từ 2 lớp phôtpholipit và prôtêin.
Một số loài vi khuẩn còn có các cấu trúc được gọi là roi (tiên mao) và lông nhung mao - hình 7.2). Roi có chức năng giúp vi khuẩn di chuyển. Ở một số vi khuẩn gây bệnh ở người, lông giúp chúng bám được vào bề mặt tế bào người.
2. Tế bào chất
Tế bào chất là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân. Tế bào chất ờ mọi loại tế bào nhân sơ đều gồm 2 thành phần chính là bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau) và ribôxôm cùng một số cấu trúc khác.
Tế bào chất của vi khuẩn không có : hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc và khung tế bào. Trong tế bào chất của vi khuẩn có các hạt ribôxôm. Ribôxôm là bào quan được cấu tạo từ prôtêin và rARN. Chúng không có màng bao bọc. Ribôxôm là nơi tổng hợp nên các loại prôtêin của tế bào. Ribôxôm của vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn ribôxôm của tế bào nhân thực, ở một số vi khuẩn, trong tế bào chất còn có các hạt dự trữ. 
3. Vùng nhân
Vùng nhân của tế bào sinh vật nhân sơ không được bao bọc bởi các lớp màng và chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng. Vì thế, tế bào loại này được gọi là tế bào nhân sơ (chưa có nhân hoàn chỉnh với lớp màng bao bọc như ở tế bào nhân thực). Ngoài ADN ở vùng nhân, một số tế bào vi khuẩn còn có thêm nhiều phân tử ADN dạng vòng nhỏ khác được gọi là plasmit. Tuy nhiên, plasmit không phải là vật chất di truyền tối cần thiết đối với tế bào nhân sơ vì thiếu chúng tế bào vẫn sinh trưởng bình thường.
0
1
Nguyễn Đình Thái
20/11/2018 17:42:42
câu 16:
TB nhân sơ: - Có ở vi khuẩn, vi khuẩn cổ
- Kích thước nhỏ 1 - 5 um = 1/10 kích thước TB nhân thực
- Nhân chưa hoàn chỉnh (không có màng nhân).
- Vật chất di truyền là 1 phân tử ADN vòng không liên kết với protein histon.
- Không có hệ thống nội màng (lưới nội chất, bộ máy Goongi, không bào, lizoxom, ...)
- Không có bào quan có màng bao bọc (ti thể, lục lạp, ...)
- Thành tế bào (nếu có) cấu tạo từ peptidoglican.
- Riboxom có kích thước nhỏ
- Có thể có vỏ nhầy, lông, roi, plasmit,
*TB nhân thực: - ở động vật nguyên sinh, nấm nhầy, tảo, nấm, thực vật, độngvật
- Kích thước lớn gấp 10 lần TB nhân sơ
- Nhân hoàn chỉnh (có màng nhân).
- Vật chất di truyền gồm nhiều phân tử ADN xoắn kép mạch thẳng và liên kết với protein histon tạo thành chất nhiễm sắc.
- có hệ thống nội màng (lưới nội chất, bộ máy Goongi, không bào, lizoxom, ...)
- có bào quan có màng bao bọc (ti thể, lục lạp, ...)
- Thành tế bào (nếu có) cấu tạo từ xenlulozo (ở thực vật, tảo), hay từ kitin (ở nấm)
- Riboxom có kích thước lớn hơn
- Không có vỏ nhầy, lông, roi, plasmit,
0
1
nguyễn trà my
20/11/2018 17:43:22
câu 16
  • Tế bào nhân sơ:
    • kích thước nhỏ
    • có thành tế bào, một số có lông và roi
    • không có các bào quan có màng bao bọc
    • chưa có nhân hoàn chỉnh chứa ADN dạng vòng
  • Tế bào nhân thực:
    • kích thước lớn hơn
    • có nhiều bào quan có màng bao bọc
    • nhân hoàn chỉnh chứa ADN thẳng liên kết với protein tạo thành chất nhiễm sắc
0
1
Nguyễn Đình Thái
20/11/2018 17:44:39
câu 11: *Prôtêin có 4 bậc cấu trúc cơ bản như sau:
Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp các aa trong chuỗi pôlipeptit.
Cấu trúc bậc 2: là chuỗi pôlipeptit bậc 1 có câu trúc xoắn hình lò xo.
Cấu trúc bậc 3: do cấu trúc bậc 2 uốn khúc đặc trưng cho mỗi loại prôtêin.
Cấu trúc bậc 4: do nhiều cấu trúc bậc 3 kết hợp thành khối cầu.
Prôtêin chỉ thực hiện được chức năng ở cấu trúc không gian (cấu trúc bậc 3 hoặc bậc 4).
*Chức năng của prôtêin:
Thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào.
Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa.
Điều hòa sự trao đổi chất.
Bảo vệ cơ thể.
→Prôtêin đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, quy định các tính trạng và các tính chất của cơ thể sống.
 
0
1
nguyễn trà my
20/11/2018 17:44:44
câu 11
Prôtêin là đại phân tử hữu cơ được cấu tạo từ các đơn phân là axit amin. Có hơn 20 loại axit amin khác nhau. Số lượng thành phần và trình tự sắp xếp của axit amin khác nhau tạo nên các prôtêin khác nhau và chúng có cấu trúc, chức năng khác nhau. Prôtêin có thể có tối đa 4 bậc
cấu trúc khác nhau.
Cấu trúc bậc một: Các axit amin liên kết với nhau tạo nên một chuỗi các axit amin được gọi là chuỗi pôlipeptit. Cấu trúc bậc một của một phân tử prôtêin chính là trình tự sắp xếp đặc thù của các loại axit amin trong chuỗi pôlipeptit đó. Một phân tử prôtêin đơn giản có thể chỉ được cấu tạo từ vài chục axit amin nhưng cũng có những phân tử prôtêin bao gồm nhiều chuỗi pôlipeptit với số lượng axit amin rất lớn.
- Cấu trúc bậc hai: Chuỗi pôlipeptit sau khi được tổng hợp ra không ở mạch thẳng mà được co xoắn lại hoặc gấp nếp tạo nên cấu trúc bậc
hai nhờ các liên kết hiđrô giữa các axit amin trong chuỗi với nhau.
- Cấu trúc bậc ba và bậc bốn: Chuỗi pôlipeptit ở dạng xoắn hoặc gấp lại được tiếp tục co xoắn tạo nên cấu trúc không gian ba chiều đặc trưng được gọi là cấu trúc bậc ba. Khi một prôtêin được cấu tạo từ một vài chuỗi pôlipeptit thì các chuỗi đơn vị là các chuỗi pôlipeptit lại được liên kết với nhau theo một cách nào đó tạo nên cấu trúc bậc 4. Khi cấu trúc không gian ba chiều của prôtêin bị hỏng thì phân tử prôtêin sẽ mất chức năng sinh học.
1
1
Nguyễn Thị Nhung
20/11/2018 17:45:07
Câu 2:
– Giới Khởi sinh: Giới Khởi sinh là những sinh vật nhân sơ rất nhỏ kích thước khoảng 1 – 5 Mm. Chúng sống khắp nơi trong đất, nước,không khí, trên cơ thể sinh vật khác nhau. Phương thức sõng rất đa dạng: hoại sinh, tự dưỡng và kí sinh. Đại diện là vi khuẩn, có nhóm sống được trong điều kiện rất khắc nghiệt (chịu được nhiệt độ 0°c – 100°c, nồng độ muối cao 25%) đó là vi sinh vật cổ, chúng là nhóm sinh vật xuất hiện sớm nhất đã từng chiếm ưu thế trên Trái Đất, nhưng tiến hóa theo một nhánh riêng.
– Giới Nguyên sinh: Đại diện là tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh.
+ Tảo: Là sinh vật nhân thực, đơn bào hay đa bào và có sắc tố quang hợp, là sinh vật tự dưỡng, sống dưới nước.
+ Nấm nhầy: Sinh vật nhân thực, tồn tại ở hai pha là pha đơn bào và pha hợp bào. Là sinh vật dị dưỡng, sống hoại sinh.
+ Động vật Nguyên sinh: Là sinh vật nhân thực, cơ thể gồm một tế bào. Chúng có thể là sinh vật dị dưỡng (như trùng giày, trùng biến hình hoặc tự dưỡng (trùng roi).
– Giới Nấm: Các dạng nấm: nấm men, nấm sợi, địa y. Giới Nấm là những sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, thành tế bào phần lớn có chứa kitin, không có lục lạp, không có lông và roi. Sinh sản hữu tính hoặc vô tính (bàng bào tử). Nấm là những sinh vật di dưỡng (hoại sinh, kí sinh, cộng sinh).
- Giới Thực vật
+ Gồm những sinh vật đa bào, nhân thực, có khả năng quang hợp và là sinh vật tự dưỡng, thành tế bào được cấu tạo bằng xenlulôzơ. Phần lớn sống cố định có khả năng cảm ứng chậm.
+ Được phân thành các ngành chính : Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín. Chúng đều có chung một nguồn gốc là Tảo lục đa bào nguyên thủy.
+ Khi chuyển lên đời sống trên cạn, tổ tiên của giới Thực vật đã tiến hóa theo hai dạng khác nhau. Một dòng hình thành Rêu (thể giao tử chiếm ưu thế), dòng còn lại hình thành Quyết, Hạt trần, Hạt kín (thể bào tử chiếm ưu thế).
+ Giới thực vật cung cấp thức ăn cho giới Động vật, điều hòa khí hậu, hạn chế xói mòn, sụt lở, lũ lụt, hạn hán, giữ nguồn nước ngầm và có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái.
Giới Thực vật cung cấp lương thực, thực phẩm, gỗ, dược liệu cho con người. 
- Giới Động vật
+ Gồm những sinh vật đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển nhờ có cơ quan vận động), có khả năng phản ứng nhanh.
+ Được chia thành các ngành chính sau : Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Chân khớp, Da gai và Động vật có dây sống.
+ Giới Động vật rất đa dạng và phong phú, cơ thể có cấu trúc phức tạp với các cơ quan và hệ cơ quan chuyên hóa cao.
+ Động vật có vai trò quan trọng đối với tự nhiên (góp phần làm cân bằng hệ sinh thái) và con người (cung cấp nguyên liệu, thức ăn ...)
0
1
nguyễn trà my
20/11/2018 17:46:01
câu 9
Cấu trúc của cacbohiđrat: Cacbohiđrat được cấu tạo chủ yếu từ ba nguyên tố là C, H, O theo nguyên tắc đa phân. Một trong đơn phân chủ yếu cấu tạo nên các loại cacbohiđrat là đường có cacbon, gồm các loại: đường đơn, đường đôi, đường đa.
Chức năng của cacbohiđrat: Chức năng chính của cacbohiđrat là: Nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể. Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể. Cacbohiđrat liên kết với prôtêin hoặc lipit tạo nên những hợp chất tham gia cấu tạo nên các thành phần khác nhau của tế bào.
0
1
Nguyễn Đình Thái
20/11/2018 17:46:02
câu 10: Các loại lipit trong cơ thể sống là: mỡ, phôtpholipit, sterôit, sắc tố và vitamin.
* Mỡ: được hình thành do 1 phân tử glixêrol liên kết với ba axit béo. Mỗi axit béo thường được câu tạo từ 16 đến 18 nguyên tử cacbon. Mỡ động vật thường chứa các axit béo no, mỡ thực vật và một số loài cá thường tồn tại ở dạng lỏng do chứa nhiều axit béo không no.
Chức năng chính của mỡ là dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. Một gam mỡ có thể cho một lượng năng lượng nhiều hơn gấp đôi so với một gam tinh bột.
Phôtpholipit: phần tử phôtpholipit được cấu tạo từ một phân tử glixêrol liên kết với hai phân tử axit béo và một nhóm phôtphat.
Phôtpholipit có chức năng chính là cấu tạo nên các loại màng của tế bào.
Sterôit: Một sô lipit có bản chất hoá học là sterôit cũng có vai trò rất quan trọng trong tế bào và trong cơ thể sinh vật. Ví dụ, colestêrôn có vai trò cấu tạo nên màng sinh chất của các tế bào người và động vật. Một số hoocmôn giới tính như testostêrôn và ơstrôgen cũng là một dạng lipit.
* Sắc tố và vitamin: Một số loại sắc tố như carôtenôit và một số loại vitamin A, D, E và K cũng là một dạng lipit.
 
0
1
nguyễn trà my
20/11/2018 17:46:31
Câu 6
Trong tế bào luôn tồn tại rất nhiều những phân tử nước tự do. Bình thường, những phân tử nước tự do có vai trò rất quan trọng đối với tế bào như là dung môi hòa tan, nguyên liệu cho các phản ứng quá trình, cân bằng nhiệt cũng như đảm bảo độ nhớt của hệ thống keo trong chất nguyên sinh... Thế nhưng ở nhiệt độ dưới 0 độ C thì chính những phân tử nước tự do đã giết chết tế bào. Ở nhiệt độ dưới 0 độ C, các phân tử nước tự do bị đông thành nước đá, ngay lúc này, các cạnh sắc nhọn của nước đá đã đâm xuyên và gây hư hỏng hầu hết các bào quan của tế bào do đó ảnh hưởng lớn tới tế bào
=> Khi đưa các tế bào sống vào tủ lạnh thì tế bào có thể bị tổn thương nặng, thậm chí có thể bị chết!
0
1
nguyễn trà my
20/11/2018 17:47:10
câu 5:
Cấu trúc hoá học của nước: phân tử nước được tạo bởi một nguyên tử ôxi kết hợp với 2 nguyên tử hiđrô bằng các liên kết cộng hóa trị. Trong phân tử nước, 2 nguyên tử hiđrô liên kết với nguyên tử ôxi tạo ra phân tử nước có tính phân cực mang điện tích dương ở khu vực gần mỗi nguyên tử ôxi. Sự hấp dẫn tĩnh điện giữa các phân tử nước tạo nên liên kết yếu (liên kết hiđrô) làm ra mạng lưới nước (có vai trò rất trọng đối với sự sống).
Vai trò của nước trong tế bào: Nước vừa là thành phần cấu tạo, vừa là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho hoạt động sống của tế bào.
Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa. Nước giúp tế bào tiến hành chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống.
0
1
Nguyễn Đình Thái
20/11/2018 17:47:27
câu 3:
– Vai trò của các nguyên tố :
+ Nguyên tố đa lượng :
Cấu tạo nên các hợp chất (vô cơ, hữu cơ) xây dựng cấu trúc tế bào.
Cấu tạo nên các cơ quan, bộ phận của cơ thể sinh vật.
Có vai trò quan trọng trong dự trữ và cung cấp năng lượng cho các hoạt động của các cơ thể sống.
Có vai trò quan trọng trong các hoạt động sinh lí của cơ thể như co cơ, dẫn truyền xung thần kỉnh.
+ Nguyên tố vi lượng : là thành phần cấu trúc bắt buộc của hàng trăm hệ enzim xúc tác cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào.
0
1
Nguyễn Đình Thái
20/11/2018 17:48:42
câu 6:
Trong tế bào luôn tồn tại rất nhiều những phân tử nước tự do. Bình thường, những phân tử nước tự do có vai trò rất quan trọng đối với tế bào như là dung môi hòa tan, nguyên liệu cho các phản ứng quá trình, cân bằng nhiệt cũng như đảm bảo độ nhớt của hệ thống keo trong chất nguyên sinh... Thế nhưng ở nhiệt độ dưới 0 độ C thì chính những phân tử nước tự do đã giết chết tế bào. Ở nhiệt độ dưới 0 độ C, các phân tử nước tự do bị đông thành nước đá, ngay lúc này, các cạnh sắc nhọn của nước đá đã đâm xuyên và gây hư hỏng hầu hết các bào quan của tế bào do đó gây hư hỏng tế bào
⇒ Khi đưa các tế bào sống vào ngăn đá của tủ lạnh thì các tế bào sống sẽ bị tổn thương hoặc bị chết
1
1
Nguyễn Thị Nhung
20/11/2018 17:49:21
Câu 3:
- Vai trò cuả nguyên tố vi lượng: Dựa vào tỉ lệ các nguyên tố có trong cơ thể sống, người ta chia các nguyên tố thành hai loại: đa lượng và vi lượng. Các nguyên tố đa lượng chiếm khối lượng lớn trong cơ thể. Tuy nhiên, các nguyên tố vi lượng chỉ chiếm 0,01% khối lượng cơ thể sống và cũng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống. Các nguyên tố như: F, Cu, Fe, Mn, Mo, Se, Zn, Co, B, Cr, I… chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng chúng ta không thể sống nếu thiếu chúng. Ví dụ, Fe là thành phần quan trọng của hêmôglôbin trong hồng cầu hoặc mạch cầu dù chỉ cần một lượng cực nhỏ nhưng nếu thiếu iôt chúng ta có thể bị bướu cổ. Trong chất khô của cây, Mo chỉ chiếm tỉ lệ một nguyên tử trong số 16 triệu nguyên tử H, nhưng nêu cây trồng thiếu nó sẽ khó phát triển, thậm chí bị chết. Một sô nguyên tố vi lượng là thành phần không thể thiếu được của các enzim.
- Vai trò của nguyên tố đa lượng: Nguyên tố đa lượng rất cần thiết để cấu tạo và duy trì sự sống của cơ thể. Trong đó, hàm lượng tương đối nhiều có 7 loại là canxi, magie, natri, kali, lưu huỳnh, photpho và clo, là thành phần cấu tạo chủ yếu của cơ thể, như canxi, photphơ, magie trong xương, răng, lưu huỳnh, photpho, clo trong anbumin. Cũng có loại tồn tại trong dịch thể, như kali, natri,… đóng các vai trò sinh lí quan trọng. Trong số các nguyên tố đa lượng, chỉ có kali, natri, canxi, magie là kim loại nhẹ, còn những loại khác đều là nguyên tố nhẹ phi kim loại, có số thứ tự nguyên tử tương đối nhỏ.
0
1
nguyễn trà my
20/11/2018 17:50:18
Câu 8
Chất liệu "nước" và "gang" có một tính chất đặc biệt là: Trong một khoảng nhất định thì nhiệt độ giảm nhưng thể tích của nó lại tăng lên! Chính đặc tính này làm cho "nước đá" có trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. Vì vậy nước đá trong cốc nước nổi lên trên.
Người ta hay nói: Chỉ là cái chỏm của núi băng! Vì núi băng đá chỉ nhô 1/7 hoặc 1/8 độ lớn của mình lên trên mặt nước mà thôi.
0
1
Nguyễn Đình Thái
20/11/2018 17:51:00
câu 4:
– Các prôtêin khác nhau từ thức ăn sẽ được tiêu hoá nhờ các enzim tiêu hoá và sẽ bị thuỷ phân thành các axit amin không có tính đặc thù và sẽ được hấp thụ qua ruột vào máu và được chuyển đến tế bào để tạo thành prôtêin đặc thù cho cơ thể chúng ta. Nếu prôtêin nào đó không được tiêu hoá xâm nhập vào máu sẽ là tác nhân lạ và gây phản ứng dị ứng (nhiều người bị dị ứng với thức ăn như tôm, cua, ba ba…, trường hợp cấy ghép mô lạ gây phản ứng bong miếng ghép…)
– Chế độ dinh dưỡng các axit amin không thay thế (cơ thể không tự tổng hợp được phải lấy từ thức ăn hàng ngày) do đó để phòng tránh suy dinh dưỡng (nhất là đối với trẻ em) nhất thiết là phải cung cấp đầy đủ lượng axit amin không thay thế (như trứng, sữa, thịt các loại…).
0
1
nguyễn trà my
20/11/2018 17:51:15
câu 15;
Từ trong vào ngoài tế bào nhân sơ gồm những cấu trúc
lông và roi --> màng nhầy( lớp vỏ)--> thành tế bào ( vách tế bào)---> màng sinh chất ---> tế bào chất ---> NST
- Roi
+ cấu tạo:Điểm xuất phát của lông từ màng sinh chất vượt qua màng nguyên sinh và thò ra ngoài, dài chưng 6-12 nm,đường kính 10-30 nm . Thành phần hoá học của roi là các protein có khối lượng phân tử từ 30000 đến 40000.
+ Chức năng: Roi là cơ quan vận động của tế bào vi khuẩn.Tốc độ vận động khoảng 0,5 nm. Hình dạng của roi lúc chuyển động có thể là lượn sóng hoặc xoáy trôn ốc
-Lông:
+ Cấu tạo: .Lông cũng có hình dáng như roi song ngắn hơn. Có hai loại lông: lông thường và lông giới tính.Lông thường có cấu tạo hoá học là một loại protein.Lông giới tính dài 20 micromet,đường kính 8,5 nm.Số lượng ở trên mỗi tế bào không nhiều,từ 1 đến 4 chiếc
+ Chức năng: Qua lông,các nuclêic được bơm đẩy qua.Lúc giao phối xảy ra thì một đầu của lông cá thể đực này cố định ở cá thể cái.
- Màng nhầy( lớp vỏ) là sản phẩm tiết ra từ vách
+ cấu tạo: Vỏ có thành phần hoá sinh học là các protein giàu liên kết disunfua như xystin,các canxi và các axit dipicolinic. nằm ngoài tế bào
+ Chức năng: Vỏ xuất hiện trong điều kiện không thuận lợi cho đời sống của chúng như nhiệt độ cao,pH thay đổi. --> Bảo vệ tế bào có vai trò như kháng nguyên
- Thành tế bào ( vách tế bào):
+ Cấu tạo: Thành phần cấu tạo vách là các xenlulozơ,dày 15-20nm. Có loại tế bào vi khuẩn có vách gồm các đơn vị thứ cấp có cấu trúc đa giác,đường kính từ 8-10nm.Một số khác có cấu trúc sợi.Các cấu trúc vách tế bào vi khuẩn thường nhạy cảm với các loại thuốc kháng sinh.Khối lượng khô của vách tế bào vi khuẩn rất lớn,chiếm khoảng 20-35% so với khối lượng tổng số. thành phần hóa học gồm nhiều loại-ozơ như axetyl glucosamin (AG),axit axetyl muramic(AAM),glucozơ,galactozơ,gentibiozơ...Cũng còn có nhiều loại axit amin như alanin,lizin hay diaminopimelic,axit glutamin,glixin...không có lipit.
+ Chức năng: Vách vi khuẩn như một cái khung bên ngoài có tác dụng giữ hình dáng nhất định của tế bào vi khuẩn.Cấu tạo vách có chức năng bảo vệ cơ thể vi khuẩn chống lại áp suất thẩm thấu nội bào lớn.
-Màng sinh chất:
+ Cấu tạo: màng sinh chất có bề dày khoảng 10nm.Màng gồm có 3 miền:hai miền ngoài và trong có màu đục tối,miền giữa dày hơn màu sáng.Phân tích hoá học người ta thấy màng bao gồm một lơp kép photpholipit là chủ yếu.Ở trên lớp kép photpholipit này còn có các phân tử protein sắp xếp rác thải,đó là các phân tử protein xuyên màng.Ở rìa ngoài cũng như ở rìa trong của lớp kép photpholipit,người ta còn tìm thấy các phân tử protein rìa màng.Loại nằm ở miền ngoài gọi là rìa màng ngoài,loại nằm ở miền trong gọi là rìa màng trong.Cũng có người xem màng như một biển lỏng photpholipit,mà trên "biển" lỏng đó có các "đảo" protein.Và nếu xem màng như khảm lỏng cũng có thể gần đúng.
+ Chức năng: Chức năng thấm chọn lọc:Màng sinh chất có chức năng như một hàng rào thẩm thấu.Nó cho phép một số chất hoà tan cần thiết cho tế bào vi khuẩn đi vào được trong tế bào vi khuẩn,đồng thời nó cũng cho phép một số chất khác hoà tan có hại cho tế bào vi khuẩn đi ra khỏi tế bào vi khuẩn(các độc tố đối với tế bào vi khuẩn...)
0
1
nguyễn trà my
20/11/2018 17:51:57
câu 11: *Prôtêin có 4 bậc cấu trúc cơ bản như sau:
Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp các aa trong chuỗi pôlipeptit.
Cấu trúc bậc 2: là chuỗi pôlipeptit bậc 1 có câu trúc xoắn hình lò xo.
Cấu trúc bậc 3: do cấu trúc bậc 2 uốn khúc đặc trưng cho mỗi loại prôtêin.
Cấu trúc bậc 4: do nhiều cấu trúc bậc 3 kết hợp thành khối cầu.
Prôtêin chỉ thực hiện được chức năng ở cấu trúc không gian (cấu trúc bậc 3 hoặc bậc 4).
*Chức năng của prôtêin:
Thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào.
Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa.
Điều hòa sự trao đổi chất.
Bảo vệ cơ thể.
→Prôtêin đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, quy định các tính trạng và các tính chất của cơ thể sống.
0
1
nguyễn trà my
20/11/2018 17:52:46
Câu 2:
– Giới Khởi sinh: Giới Khởi sinh là những sinh vật nhân sơ rất nhỏ kích thước khoảng 1 – 5 Mm. Chúng sống khắp nơi trong đất, nước,không khí, trên cơ thể sinh vật khác nhau. Phương thức sõng rất đa dạng: hoại sinh, tự dưỡng và kí sinh. Đại diện là vi khuẩn, có nhóm sống được trong điều kiện rất khắc nghiệt (chịu được nhiệt độ 0°c – 100°c, nồng độ muối cao 25%) đó là vi sinh vật cổ, chúng là nhóm sinh vật xuất hiện sớm nhất đã từng chiếm ưu thế trên Trái Đất, nhưng tiến hóa theo một nhánh riêng.
– Giới Nguyên sinh: Đại diện là tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh.
+ Tảo: Là sinh vật nhân thực, đơn bào hay đa bào và có sắc tố quang hợp, là sinh vật tự dưỡng, sống dưới nước.
+ Nấm nhầy: Sinh vật nhân thực, tồn tại ở hai pha là pha đơn bào và pha hợp bào. Là sinh vật dị dưỡng, sống hoại sinh.
+ Động vật Nguyên sinh: Là sinh vật nhân thực, cơ thể gồm một tế bào. Chúng có thể là sinh vật dị dưỡng (như trùng giày, trùng biến hình hoặc tự dưỡng (trùng roi).
– Giới Nấm: Các dạng nấm: nấm men, nấm sợi, địa y. Giới Nấm là những sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, thành tế bào phần lớn có chứa kitin, không có lục lạp, không có lông và roi. Sinh sản hữu tính hoặc vô tính (bàng bào tử). Nấm là những sinh vật di dưỡng (hoại sinh, kí sinh, cộng sinh).
- Giới Thực vật
+ Gồm những sinh vật đa bào, nhân thực, có khả năng quang hợp và là sinh vật tự dưỡng, thành tế bào được cấu tạo bằng xenlulôzơ. Phần lớn sống cố định có khả năng cảm ứng chậm.
+ Được phân thành các ngành chính : Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín. Chúng đều có chung một nguồn gốc là Tảo lục đa bào nguyên thủy.
+ Khi chuyển lên đời sống trên cạn, tổ tiên của giới Thực vật đã tiến hóa theo hai dạng khác nhau. Một dòng hình thành Rêu (thể giao tử chiếm ưu thế), dòng còn lại hình thành Quyết, Hạt trần, Hạt kín (thể bào tử chiếm ưu thế).
+ Giới thực vật cung cấp thức ăn cho giới Động vật, điều hòa khí hậu, hạn chế xói mòn, sụt lở, lũ lụt, hạn hán, giữ nguồn nước ngầm và có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái.
Giới Thực vật cung cấp lương thực, thực phẩm, gỗ, dược liệu cho con người. 
- Giới Động vật
+ Gồm những sinh vật đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển nhờ có cơ quan vận động), có khả năng phản ứng nhanh.
+ Được chia thành các ngành chính sau : Thân lỗ, Ruột khoang, Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Thân mềm, Chân khớp, Da gai và Động vật có dây sống.
+ Giới Động vật rất đa dạng và phong phú, cơ thể có cấu trúc phức tạp với các cơ quan và hệ cơ quan chuyên hóa cao.
+ Động vật có vai trò quan trọng đối với tự nhiên (góp phần làm cân bằng hệ sinh thái) và con người (cung cấp nguyên liệu, thức ăn ...)
0
1
Nguyễn Đình Thái
20/11/2018 17:53:13
câu 7:
-con nhện có kích thước nhỏ,nhẹ =>dễ dàng di chuyển trên mặt nước
-các nhà KH nghiên cứu được rằng chân nhện có hàng ngàn sợi lông nhỏ=>tăng diện tích tiếp xúc giữa chân nhện và mặt nước
-nước ko phải là 1 thể thống nhất,giữa các phân tử nước hình thành 1 mạng liên kết dẫn tới con nhện có thể đi trên mạng nước này
0
1
nguyễn trà my
20/11/2018 17:53:54
câu 3:
– Vai trò của các nguyên tố :
+ Nguyên tố đa lượng :
Cấu tạo nên các hợp chất (vô cơ, hữu cơ) xây dựng cấu trúc tế bào.
Cấu tạo nên các cơ quan, bộ phận của cơ thể sinh vật.
Có vai trò quan trọng trong dự trữ và cung cấp năng lượng cho các hoạt động của các cơ thể sống.
Có vai trò quan trọng trong các hoạt động sinh lí của cơ thể như co cơ, dẫn truyền xung thần kỉnh.
+ Nguyên tố vi lượng : là thành phần cấu trúc bắt buộc của hàng trăm hệ enzim xúc tác cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào.
0
1
Nguyễn Đình Thái
20/11/2018 17:54:33
câu 9:(ngắn gọn)
  • Dựa vào số lượng đơn phân, có 3 loại cacbohidrat:
    • đường đơn (gồm 1 đơn phân): glucozo, fructozo,....
    • đường đôi (gồm 2 đơn phân): lactozo, saccarozo, mantozo,...
    • đường đa (gồm nhiều đơn phân): tinh bột, xenlulozo, glicogen,....
  • Chức năng:
    • là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể
    • cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể
0
1
doan man
20/11/2018 17:56:49
câu 16.
Tế bào nhân thực
Đặc điểm:

- Tế bào nhân thực có kích thước lớn
- Có thành tế bào bằng Xenlulô.zơ (Ở tế bào thực vật), hoặc kitin (ở tế bào nấm) hoặc có chất nền ngoại bào (ở tế bào động vật)
- Tế bào chất: Có khung tế bào, hệ thống nội màng và các bào quan có màng
- Nhân: Có màng nhân.
Cấu trúc tế bào nhân thực:
  • Nhân tế bào:
- Cấu trúc:
+ dạng hình cầu
+ dịch nhân chứa nhiễm sắt thể và nhân con
+ có nhiều lỗ nhỏ trên màng nhân
- Chức năng:
+ thông tin di truyền được lưu trữ ở đây
+ quy định các đặc điểm của tế bào
+ điều khiển các hoạt động sống của tế bào
  • Lưới nội chất
- Cấu trúc: là hệ thống ống và xoang dẹp gồm lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt.
- Chức năng:
+ nơi tổng hợp protein
+ chuyển hóa đường và phân hủy chất độc
  • Riboxom:
- Cấu trúc: rARN và protein
- Chức năng: là nơi tổng hợp protein
  • Bộ máy Gongi:
- Cấu trúc: Có dạng các túi dẹp
- Chức năng: lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào
Tế bào nhân sơ
Đặc điểm chung:

Tế bào nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh.
Tế bào chất không có hệ thống nội màng.
Kích thước nhỏ
Cấu trúc của tế bào nhân sơ:
  • Thành tế bào:
- Cấu trúc: ấu tạo từ các chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipêptit ngắn
- Chức năng: quy định hình dạng của tế bào
  • Màng sinh chất:
- Cấu tạo: ấu tạo từ phôtpholipit 2 lớp phôtpholipit và 1 lớp prôtein
- Chức năng: trao đổi chất và bảo vệ tế bào
  • Long và roi:
Roi cấu tạo từ prôtein có tính kháng nguyên giúp vi khuẩn di chuyển.
Lông: giúp vi khuẩn bám trên các giá thể.
  • Tế bào chất gồm bào tương và riboxom
  • Vùng nhân: không có màng bao bọc

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×