Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cách cấp cứu cho người bị ngạt thở do hít phải khí độc?

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.586
2
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
30/12/2017 08:53:30
Trong trường hợp bạn không thể thoát khỏi nơi xảy ra hỏa hoạn, hãy tự cứu mình khi đám cháy đã làm phát sinh ra khí CO, CO2 bằng cách chọn vị trí đứng thoáng khí nhất. Nếu không có lối thông để không khí bên ngoài tràn vào, hãy đập vỡ cửa sổ để giảm nồng độ khí độc và giúp cơ thể không bị thiếu khí.
Khi phát hiện nạn nhân bị ngạt khí, cần nhanh chóng đưa nạn nhân ra xa khỏi vùng khí, khói độc đến chỗ thông thoáng để bệnh nhân được hít thở oxy nhằm tống xuất khí, hơi độc ra ngoài. Sau đó, tìm cách làm thông thoáng đường hô hấp bằng cách hô hấp nhân tạo.
Khi phát hiện có người bị ngạt khí, người đến cấp cứu nạn nhân cũng cần nhanh chóng gọi thêm người hỗ trợ, đề phòng bị ảnh hưởng bởi khí độc. Nếu bệnh nhân đã ngưng tim, ngưng thở, cần nhanh chóng đưa tới ngay bệnh viện để được thở oxy cao áp nhằm đẩy khí độc ra ngoài. Quá trình tới viện cần thực hiện hà hơi thổi ngạt.
Nếu nắm được những cách sơ cứu người bị ngạt khí cơ bản trên, chắc chắn bạn sẽ giúp mình và những người xung quanh tránh được nguy cơ ngạt khí và nhiễm độc nếu có tình huống hỏa hoạn xảy ra.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Bạch Ca
08/01/2018 19:16:25
Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra những vụ hoả hoạn. Nhiều người đã tử vong do nguyên nhân ban đầu là ngạt khí.
Theo GS Trần Hồng Côn (Khoa Hóa, ĐH Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội), khí CO không mùi, không màu, rất độc vì nó cướp mất ôxy của hemoglobin trong máu, khiến hồng cầu hoạt động nhưng không có ôxy cho cơ thể, gây yếu cơ, liệt cơ, hôn mê và không thể kêu cứu. Nếu các nạn nhân uống rượu bia hoặc ngủ quên sẽ bị ngấm độc từ từ và ngạt khí đến chết.
Các loại khí độc sinh ra trong đám cháy như cacbon monoxit (CO), hydro cyanua (HCN) làm nạn nhân bị ngạt, hít phải lượng lớn có thể bị ngộ độc dẫn đến tử vong chứ không phải chết do bỏng lửa. Khi hít phải khói, con người sẽ bị thiếu oxy, dẫn đến thở nhanh, gấp, lâu dần yếu đi. Cùng đó, một lượng lớn ôxít cacbon sinh ra từ những vật liệu cháy xâm nhập và tạo áp lực lớn trong đường hô hấp, gây bỏng đường hô hấp. Nặng hơn, ngạt khói có thể gây co giật, bất tỉnh.
Theo tác dụng hóa sinh trong cơ thể, khi đi vào trong cơ thể, khí CO cạnh tranh với Oxy để kết hợp với hemoglobin trong máu tạo thành cacboxy hemoglobin (HbCO). Chất này sinh ra ngăn chặn khả năng giải phóng oxy trong tế bào, làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu, dẫn đến tình trạng thiếu oxy.
Khi gặp sự cố, mọi người thường hoảng loạn, ít có thời gian để phản ứng. Do đó, cần bình tĩnh tìm ra nguồn khói từ đâu và di chuyển theo hướng ngược lại. Một số nguyên tắc cần lưu ý:
- Người bị nạn phải cố gắng không hít khói.
- Một nguyên tắc thoát nạn rất quan trọng khi xảy ra cháy là mọi người cần lấy khăn thấm nước ướt che kín miệng và mũi để lọc không khí khi hít thở, tránh bị ngạt khói gây nguy hiểm.
- Nạn nhân có thể sử dụng mặt nạ chống khói khi được trang bị (nếu có).
- Đặc biệt, khi di chuyển, nên cúi thấp người hoặc di chuyển bằng cách bò xuống sát dưới nền đất vì khói luôn luôn bay lên cao, nhằm tránh lượng khói hít vào thấp nhất có thể.
- Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm đến nơi có không khí trong lành và thoáng.
- Nếu nạn nhân bất tỉnh, kiểm tra nhịp thở và mạch đập của nạn nhân rồi chuẩn bị hô hấp nhân tạo nếu cần thiết. Khi được đưa đến phòng cấp cứu, nạn nhân sẽ được tiếp oxy, kiểm tra nhịp thở, mạch đập và mức phản ứng của nạn nhân.
- Cần đưa người bị nạn đến phòng cấp cứu nhanh nhất có thể để hạn chế di chứng. Trong quá trình tới viện nếu nạn nhân thở yếu hoặc bất tỉnh, cần phải hà hơi thổi ngạt. Nặng hơn thì đặt ống thở nội khí quản.
2
0
Bạch Ca
08/01/2018 19:17:07
Ngạt thở thường xảy ra do nhiễm hơi, khí độc cấp như NO2, NH3, CO, CO2…, vết thương lồng ngực có tiếng thở phì phò, sập đường hầm, bị dị vật làm tắc đường khí quản, điện giật, chết đuối…
Thường nạn nhân ngạt thở có biểu hiện khó thở, thở chậm, thở nông hoặc ngừng thở, môi, mặt tím tái, nằm vật vã, mê man.
Cần đặt nạn nhân ra nơi thoáng khí nếu ở trong hầm kín hoặc nơi thiếu ôxy. Đặt nạn nhân nằm ngửa, người cấp cứu quì ngang vai nạn nhân, một tay đặt lên trán ấn nhẹ xuống làm đầu nạn nhân ngửa ra sau gáy.
Mở miệng nạn nhân, đưa ngón tay vào miệng kiểm tra, lấy dị vật nếu có, dùng một tay vừa bịt mũi vừa ấn trán xuống, một tay nâng cằm giữ miệng nạn nhân rồi úp miệng mình kín miệng nạn nhân, thổi mạnh cho ngực nạn nhân phồng lên.
Sau đó ngửa đầu lên hít vào hết sức lại thổi vào miệng nạn nhân như trên (mỗi lần thở kéo dài từ 1-2 giây thổi 2 lần rồi áp tai lên ngực bên trái nạn nhân, nếu chưa nghe thấy tiếng tim đập phải tiếp tục thổi ngạt với tần số 12- 15 lần/phút cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh hoặc đồng tử giãn hết mới thôi, có khi cấp cứu hàng giờ liền).
Tay bịt kín miệng nạn nhân, một tay ấn trán xuống cho đầu ngả về phía sau gáy, hít vào hết sức rồi ngậm miệng vào mũi nạn nhân thổi mạnh để hơi qua lỗ mũi vào phổi tiếp tục thổi ngạt như trên.
Trường hợp tim ngừng đập phải kết hợp với ép tim ngoài lồng ngực.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×