Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người tù cách mạng trong bài thơ Ngắm trăng

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
6.947
5
10
Hoàng Công Thành
04/03/2019 13:20:26
Hồ Chí Minh là một người rất mực yêu thiên nhiên, khao khát hòa hợp với thiên nhiên, thích nếp sống thanh nhã. Người thích trăng, yêu hoa, thích nghe tiếng chim hót, suôi chảy. Ngắm trăng là một bài thơ như thế.
Mở đầu bài thơ là hai câu thơ đầy băn khoăn. Câu Trong tù không rượu củng không hoa không phải nhằm để nói về hoàn cảnh trong tù thiếu thốn, gian khổ mà là nói về cái cảm giác thiếu thốn rượu hoa, của người tù. Bởi đây là người tù đặc biệt, một nhà thơ, một tâm hồn thanh cao, muôn được hưởng thụ xứng đáng một đêm trăng đẹp. Chỉ riêng niềm băn khoăn ấy cũng đã rất thơ mộng. Hoàn cảnh tù ngục không làm người ta mất đi những ý nghĩa thơ mộng cũng như khát vọng được sống một cách cao đẹp.
Người tù chủ động hướng ra cửa ngục để ngắm trăng sáng. Và lạ chưa, dường như cũng muốn đến với con người, cảm động vì tình người và nhận ra đó là một nhà thơ.
Trăng cũng chí tình, nhòm từ khe cửa để ngắm nhà thơ. Câu thơ như ý nói: vầng trăng sáng đã nhận ra cốt cách thi nhân của người tù, mà phong tặng danh hiệu nhà thơ cho người.
Bài thơ là sự tự khẳng định cốt cách thi nhân, thanh cao của con người trong hoàn cảnh đen tối.
Tháng 8-1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam, nhưng khi đến gần thị trấn Túc Vinh thì Người bị chính quyền địa phương ở đây bắt giữ, giải đi khắp gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đoạ hơn một năm trời. Thời gian này, Người đã viết Nhật kí trong tù bằng thơ chữ Hán, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Tập thơ thể hiện một tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng kiên cường và nghệ thuật thi ca đặc sắc. Bài thơ Ngắm trăng được trích trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
Bài thơ được dịch là “Ngắm trăng”:
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Trong các các câu thơ dịch, câu thứ hai trong nguyên tác có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”. Câu thơ dịch dịch thành: Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối của nhân vật trữ tình (cũng là mất đi sự lãng mạn và nhạy cảm trước thiên nhiên trong tàm hồn của Bác). Hai cầu thơ cuối (bản dịch) cũng kém phần đăng đối hơn so với phiên âm. Hơn nữa từ nhòm và ngắm trong câu cuối là hai từ đồng nghĩa, khiến cho lời dịch không bảo đảm được sự cô đúc của ý tứ và thể thơ.
Thường người ta ngắm trăng vào những lúc thảnh thơi, thư thái. Thế nhưng ở đây, Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: ở trong tù. Khi Bác nói “Trong tù không rượu cũng không hoa” thì không có nghĩa là Bác đang than thở cũng không phải đó là một lời phê phán. Chỉ có thể nghĩ rằng, trước đêm trăng tuyệt đẹp ấy, Bác mong được thưởng trăng một cách trọn vẹn (và đúng là thật tiếc nếu không có rượu, có hoa). Chính việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh ngục tù này đã cho thấy, người tù không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu. Người tù vẫn ung dung tự tại, vẫn thả hồn mình cùng với thiên nhiên.
Hai câu cuối của bài thơ chữ Hán đối nhau rất chỉnh:
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ỏ hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau. Cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mảnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng).
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện lên trong bài thơ nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút bận tâm về gông cùm, đói rét,...Trước khó khăn, Bác vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Bài thơ còn thể hiện nổi bật tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ, một tâm hồn luôn rộng mở với thiên nhiên.
Cuộc ngắm trăng trong bài Vọng nguyệt có hoàn cảnh không giống như các cuộc ngắm trăng khác: bài thơ được Bác làm khi phải chịu cảnh tù đày. Và có thể nói, mỗi bài thơ Bác viết về trăng lại có những nét riêng: trăng đầy sức sống, đầy sức xuân trong Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu), trăng thi vị và tri kỉ trong Báo tiệp (Tin thắng trận),...Nói chung, ở tất cả những bài này, Bác đều đã cho người đọc thấy vẻ đẹp của một tâm hồn thi sĩ, luôn mở rộng lòng để giao hoà cùng với thiên nhiên.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
8
3
doan man
04/03/2019 13:48:21

Nhớ đến Bác Hồ chúng ta không chỉ nhớ đến một vị lãnh tụ dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng mà chúng ta còn nhớ đến phong thái ung dung, lạc quan của Người. Điều ấy được thể hiện qua một loạt các sáng tác của Bác, nhất là ở tập "Nhật kí trong tù", tiêu biểu là bài thơ "Ngắm trăng" được Bác viết vào tháng 8 năm 1942:

"Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ".

Trong suốt thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, bị giải đi gần ba mươi nhà giam của tỉnh Quảng Tây, Bác đã viết tập thơ "Nhật kí trong tù" với mục đích "ngâm ngợi cho khuây". Có lẽ trong hoàn cảnh bị giam giữ khổ cực như vậy ít ai có hứng thú làm thơ. Nhưng với Bác thì khác, một con người yêu thiên nhiên không thể quay lưng lại với cái đẹp. Chẳng vậy mà Người đã viết:

"Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ";

Hình ảnh người nghệ sĩ hiện lên thật rõ nét với tình yêu trăng, yêu thiên nhiên và tình yêu cái đẹp sâu sắc. Nói cách khác, hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ đầy chất thi sĩ, lãng mạn. Dù cho hoàn cảnh của thực tại có thiếu thốn, tù túng đến đâu đi chăng nữa thì Bác vẫn hướng ra vẻ đẹp của ngoại cảnh. Hoa cũng là biểu tượng của cái đẹp và thiếu sự góp mặt của cái đẹp kiêu sa, trang trọng ấy trong buổi ngắm trăng quả là một sự thiếu hụt lớn. Hoa và rượu sẽ giúp cho buổi ngắm trăng thêm thi vị nhưng với Bác, được tận hưởng vẻ đẹp của trăng cũng đã là một điều quý giá. Hơn nữa, giữa chốn ngục tù với thân phận một kẻ bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam phải chịu nhiều khổ cực thì làm sao có thể có được những thứ đó?

Nếu không phải con người yêu thiên nhiên thì Bác đã "hững hờ" và không quan tâm đến ngoại cảnh. Nhưng Bác lại là người "Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa" (Tố Hữu) nên trước cảnh đẹp Bác mang tâm trạng bối rối, chưa biết đón tiếp trăng như thế nào. Vì sao Người lại rơi vào tình trạng khó xử như vậy? Người xưa thường ngắm trăng trong một không gian thoáng đãng tạo sự thư thái, có rượu, có hoa để thêm phần thi vị. Còn Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh không được tự do, Bác ngắm trăng trong tù ngục tăm tối không có hương hoa thơm ngát cũng không có men rượu say nồng. Xiềng xích hay dây trói cũng chỉ giam cầm được thân thể Bác mà không thể nào giam cầm được tinh thần người chiến sĩ cách mạng của dân tộc.

6
7
Lê Phương Thảo
04/03/2019 15:22:31
Tháng 8-1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam, nhưng khi đến gần thị trấn Túc Vinh thì Người bị chính quyền địa phương ở đây bắt giữ, giải đi khắp gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đoạ hơn một năm trời. Thời gian này, Người đã viết Nhật kí trong tù bằng thơ chữ Hán, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Tập thơ thể hiện một tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng kiên cường và nghệ thuật thi ca đặc sắc. Bài thơ Ngắm trăng được trích trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.
“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
Bài thơ được dịch là “Ngắm trăng”:
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Trong các các câu thơ dịch, câu thứ hai trong nguyên tác có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”. Câu thơ dịch dịch thành: Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối của nhân vật trữ tình (cũng là mất đi sự lãng mạn và nhạy cảm trước thiên nhiên trong tàm hồn của Bác). Hai cầu thơ cuối (bản dịch) cũng kém phần đăng đối hơn so với phiên âm. Hơn nữa từ nhòm và ngắm trong câu cuối là hai từ đồng nghĩa, khiến cho lời dịch không bảo đảm được sự cô đúc của ý tứ và thể thơ.
Thường người ta ngắm trăng vào những lúc thảnh thơi, thư thái. Thế nhưng ở đây, Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: ở trong tù. Khi Bác nói “Trong tù không rượu cũng không hoa” thì không có nghĩa là Bác đang than thở cũng không phải đó là một lời phê phán. Chỉ có thể nghĩ rằng, trước đêm trăng tuyệt đẹp ấy, Bác mong được thưởng trăng một cách trọn vẹn (và đúng là thật tiếc nếu không có rượu, có hoa). Chính việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh ngục tù này đã cho thấy, người tù không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu. Người tù vẫn ung dung tự tại, vẫn thả hồn mình cùng với thiên nhiên.
Hai câu cuối của bài thơ chữ Hán đối nhau rất chỉnh:
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ỏ hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau. Cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mảnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng).
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện lên trong bài thơ nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút bận tâm về gông cùm, đói rét,...Trước khó khăn, Bác vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Bài thơ còn thể hiện nổi bật tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ, một tâm hồn luôn rộng mở với thiên nhiên.
Cuộc ngắm trăng trong bài Vọng nguyệt có hoàn cảnh không giống như các cuộc ngắm trăng khác: bài thơ được Bác làm khi phải chịu cảnh tù đày. Và có thể nói, mỗi bài thơ Bác viết về trăng lại có những nét riêng: trăng đầy sức sống, đầy sức xuân trong Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu), trăng thi vị và tri kỉ trong Báo tiệp (Tin thắng trận),...Nói chung, ở tất cả những bài này, Bác đều đã cho người đọc thấy vẻ đẹp của một tâm hồn thi sĩ, luôn mở rộng lòng để giao hoà cùng với thiên nhiên.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×