LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trai sông?

4 trả lời
Hỏi chi tiết
7.588
29
11
doan man
11/12/2018 20:11:06
Hình dạng, cấu tạo
Vỏ trai có: 2 mảnh, dây chằng, 2 cơ khép vỏ. Vỏ trai gồm 3 lớp: lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ. Đầu vỏ hơi trơn, đuôi hơi nhọn. Dưới vỏ là áo trai: Mặt ngoài của áo trai tiết ra tạo thành lớp đá vôi. Mặt trong tạo thành khoang áo (2 đôi tấm mang, 2 đôi tấm miệng, chân, thân). Đầu tiêu giảm. Dinh dưỡng nhờ 2 đôi tấm miệng luôn luôn động. Nước theo ống hút vào cơ thể trai mang theo thức ăn và khí oxi, nước theo ống thoát ra ngoài (chất thải, khí cacbonic). Cơ thể phân tính.
Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng. Dây chằng ở bản lề có tính đàn hồi cùng với 2 cơ khép vỏ (bám chắc vào mặt trong của vỏ) điều chỉnh động tác đóng, mở vỏ. Khi trai chết thì vỏ trai sẽ mở. Vỏ trai có lớp sừng bọc ngoài, lớp đá vôi ở giữa và lớp xà cừ óng ánh ở trong cùng. Vỏ trai gồm đầu vỏ, đỉnh vỏ, bản lề vỏ, đuôi vỏ, vòng tăng trưởng vỏ.
Di chuyển
Vỏ trai hé mở cho chân trai hình lưỡi rìu thò ra. Nhờ chân trai thò ra rồi thụt vào, kết hợp với động tác đóng mở vỏ mà trai di chuyển chậm chạp trong bùn với tốc độ 20 – 30 cm một giờ, vì cơ chân của trai kém phát triển, để lại phía sau một đường rãnh trên bùn rất bằng phẳng.
Tốc độ di chuyển: 20–30 cm/giờ.
Dinh dưỡng
Hai mép vạt áo phía sau cơ thể trai tạm gắn với nhau tạo nên ống hút nước và ống thoát nước. Động lực chính hút nước do 2 đôi tấm mệng phủ đầy lông luôn rung động tạo ra. Trai sông dinh dưỡng thụ động, lấy mồi ăn (thường là vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh) và oxi nhờ cơ chế lọc nước được trai sông hút vào.
Nhờ cơ chế dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh và những động vật nhỏ khác mà trai sông có thể lọc nước. Trai có thể hút lọc được khoảng 40 lít nước trong một ngày một đêm.
Sinh sản
Trai sông thụ tinh ngoài. Cơ thể trai phân tính. Đến mùa sinh sản, trai cái nhận tinh trùng của trai đực chuyển theo dòng nước vào để thụ tinh, trứng non đẻ ra được giữ trong tấm mang. Ấu trùng nở ra, sống trong mang mẹ một thời gian rồi bám vào da mang cá một vài tuần nữa mới rơi xuống bùn phát triển thành trai trưởng thành.
Vòng đời: Trai cái trưởng thành; Trai đực trưởng thành => Trứng (tấm mang) + tinh trùng => Ấu trùng (trong mang mẹ) => Ấu trùng (da và mang cá) => Ấu trùng (rơi xuống bùn) => *từ đầu*

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
18
14
Phạm Thu Thuỷ
11/12/2018 20:12:30
I - HÌNH DẠNG, CẤU TẠO
1. Vỏ trai
Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lể ở phía lưng. Dày chằng ờ bán lề có tính đàn hổi cùng với 2 cơ khép vò (bám chắc vào mặt trong của vỏ) điểu chinh động tác đóng, mở vỏ.
Vỏ trai có lớp sừng bọc ngoài, lớp đá vôi ở giữa và lớp xà cừ óng ánh ở trong cùng (hình 18.2).
2. Cơ thể trai
Dưới vỏ là áo trai, mặt ngoài áo tiết : lớp vỏ đá vôi.
Mặt trong áo tạo thành khoang áo ... môi trường hoạt động dinh dưỡng của trai. Tiếp đến là 2 tấm mang ở mồi trên. Ở trung tâm cơ thể : phía trong là nán trai và phía ngoài là chân trai.
II - DI CHUYỂN
Vỏ trai hé mở cho chân trai hình rời rìu (hỉnh 18.4) thò ra. Nhờ chân trai thò ra rồi thụt vào, kết hợp với dộng tác đóng mở vỏ mà trai di chuyển chậm chạp trong bùn với tốc độ 20 - 30cm một giờ, để lại phía sau một đường rãnh trên mặt bùn.
III - DINH DƯỠNG
Hai mép vạt áo phía sau cơ thể trai tạm gắn với nhau tạo nên ống hút nước và ống thoát nước.
Động lực chính hút nước do 2 đôi tấm miệng (hình 18.3) phủ đầy lông luôn rung động tạo ra.
IV - SINH SẢN
Cơ thể trai phân tính. Đến mùa sinh sản trai cái nhận tinh trùng của trai đực chuyển theo dòng nước vào để thụ tinh, trứng non đẻ ra được giữ trong tấm mang. Âu trùng nở ra, sống trong mang mẹ một thời gian rồi bám vào da và mang cá một vài tuần nữa mới rơi xuống bùn phát triển thảnh trai trường thành.
3
14
NoName.635440
11/12/2019 20:00:47
cấu tao và di chuyển của trai sông
11
12
NoName.635525
11/12/2019 20:22:59
1 vỏ trai: gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề
- nhờ dây chằng và 2 cơ khép vỏ cho vỏ đóng mở
- vỏ trai gồm 3 lớp sừng,lớp đá vôi,lớp xà cừ óng ánh
-gồm đầu vỏ,đỉnh vỏ,bản lề vỏ,đuôi vỏ, vòng tăng trưởng,đuôi vỏ
2 cơ thể trai: nằm trong mảnh vỏ ,ngoài là áo trai thành khoang áo,có ống thoát và ống hút nước
-giữa hai tấm mang
-trong cùng là thân và chân trai(chân rìu)
Di chuyển :nhờ chân rìu thò ra thụt vào,kết hợp với đóng mở vỏ
giúp trai di chuyenr chậm chạp

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Sinh học Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư