Thứ nhất, về cảm xúc thẩm mĩ, có thể thấy ở văn học lãng mạn, khuynh hướng cảm xúc thuộc về sự đào sâu thế giới chủ quan của cá nhân. Những tác phẩm văn học lãng mạn như cuộc phiêu lưu vào thế giới nội tâm, nhìn nhận cuộc sống theo lăng kính chủ quan và mang tính hướng nội.
Thứ hai, về khuynh hướng tư duy, văn học lãng mạn như một chiếc xe điều khiển và chở đầy cảm xúc. Cảm xúc được giải phóng đến mức tối đa. Thế giới lm tràn trề cảm xúc và tưởng tượng. vh ko chỉ viết về cái thực mà còn nói đến những cái hư ảo của thế giới nội tâm tưởng tượng, cái giấc mộng. ( Giấc mộng con _ Tản Đà)
Không chỉ vậy, việc kiến tạo hình tượng nghệ thuật, nhân vật trung tâm ở văn học lãng mạn còn mang tính lý tưởng hóa đến mức hoàn thiện, tròn trịa. Ví dụ như hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Hay ngay việc trảm đầu cũng được Nguyễn Tuân nâng lên tầm nghệ thuật một cách hoàn thiện. Quả thật, văn học khuynh hướng lãng mạn luôn hướng tới sự hoàn hảo chưa có, cần có.
Tiếp theo, hệ thống đề tài của văn học lãng mạn chủ yếu xoáy quanh những chủ đề như tình yêu, thiên nhiên và tôn giáo. Về chủ đề tình yêu, tình yêu trong văn học lãng mạn được mỗi tác giả nhìn theo những hướng khác nhau. Một là tình yêu được nhìn theo lối lý tưởng hóa, như một bản tình ca đẹp, tình yêu vượt lên trên tất cả những cảm xúc phàm tục ở đời, chỉ cần nghĩ đến nhau, trong tâm hồn lúc nào cũng có thì đó cũng là hạnh phúc rồi (Hồn bướm mơ tiên_ Khái Hưng)
Hai là tình yêu như những tấn bi kịch, lâm li bi đát và đấy buồn đau (Đoạn Tuyệt_ Nhất Linh...). Tuy nhiên cả 2 hướng của tình yêu trong văn học lãng mạn tuy ngả về 2 hướng rất khác nhau nhưng lại có điểm tương đồng đó là tình yêu không gắn liền với hôn nhân và gia đình, tình yêu thoát ra khỏi hôn nhân – điều rất mới trong tư tưởng của những nhà văn lãng mạn.
Ngoài ra, chủ đề về tôn giáo cũng là sở trường của văn học lãng mạn. Tôn giáo chất đầy những trang thơ của Hàn Mặc Tử (Ave Maria…). Có thể thấy Hàn là ng đầu tiên ca ngợi thánh nữ Maria ở văn học Việt Nam.
“Lạy Bà là Đấng tinh tuyền thánh vẹn
Giàu nhân đức, giàu muôn hộc từ bi,
Cho tôi dâng lời cảm tạ phò nguy
Cơn lâm lụy vừa trải qua dưới thế.”
Hay như Xuân diệu “làm nên một thế giới trong đó tình yêu được tôn thờ như một tôn giáo mà đã là người thì không có ai là kẻ ngoại đạo”. Nói cách khác, những nhà thơ, nhà văn lãng mạn đã tôn giáo hóa văn học, biến những thứ mình thích thành đam mê.
Chủ đề về thiên nhiên tuy không phải là chủ đề mới trong văn học nhưng đến trào lưu văn học lãng mạn, thiên nhiên như mới hơn với cái nhìn cảm quan của nhà văn. Thiên nhiên không còn là chuẩn mực để ước lệ mà thiên nhiên là đối tượng để tác giả lãng mạn bày tỏ tình cảm, tâm tư của mình. Thiên nhiên được tiếp nhận chủ quan theo cảm xúc của nhà văn.
“Cây thanh một tán lá cười.
Một vùng hoa nở hồng tươi một vùng
Sắc đào như thể rung rung
Toàn cây là một nỗi lòng nở hoa”
_Hoa “anh ơi” _ Xuân Diệu.
Về hệ thống thể loại, vhlm chú trọng đến những thể loại trữ tình, dễ lồng cảm xúc cá nhân như thơ, truyện ngắn, tùy bút… Về truyện ngắn, nhờ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và trữ tình, vừa bám sát thực tế đời sống, vừa đào sâu vào thế giới chủ quan. Riêng những truyện ngắn viết về đề tài tình yêu không đơn thuần là những câu chuyện mua vui, lấy sự giải trí, thương cảm của độc giả mà còn là tiếng nói giải phóng con người khỏi những lễ giáo hà khắc, cổ hủ của chế độ phong kiến suy tàn. Đặc biệt, thơ là thể loại đặc trưng nhất cho tư duy lãng mạn. Và “Thơ mới” chính là dấu ấn, điểm nhấn quan trọng cho trào lưu văn học lãng mạn ở nước ta đầu tk XX. Chữ “mới” ở đây để chỉ rõ sự thay đổi, canh tân từ nội dung đến hình thức thơ. Nếu như thơ cũ là những loại thơ niêm luật chặt chẽ, ý tứ rõ ràng, nội dung bị đóng khung bởi những đề tài “phong hoa tuyết nguyệt” thì thơ mới lại mới ở sự tự do hóa hình thức và nội dung thơ. Về hình thức, những câu thơ được giải phóng tối đa câu chữ, cách ngắt dòng, ngắt nhịp cũng được tự do hóa.