LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu hiểu biết của em về Phong trào Cần Vương? Vì sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?

​1. Nêu hiểu biết của em về Phong trào Cần Vương? Vì sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
2. Nêu những nét chính của khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913)? So sánh khởi nghĩa Yên Thế và những cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần vương.
3. Cải cách duy tân cuối thế kỷ XIX.
4. Vào cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 TDP đã thi hành những chính sách gì về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam? Mục đích của các chính sách đó? Tác động của chính sách khai thác thuộc địa đó đối với kinh tế, xã hội Việt Nam.
5. Kể tên các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX? Trình bày những nét chính về các phong trào này.
6. Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?
14 trả lời
Hỏi chi tiết
9.695
10
2
Trần Thị Huyền Trang
12/05/2019 08:20:36
1)
PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG :
Khi cuộc tấn công thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua chạy ra Tân sở (Quảng Trị). Tại đây, ngày 13 - 7 - 1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần vương”, kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó. một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là phong trào cần vương, về diễn biến của phong trào, có thể chia thành hai giai đoạn : 1885 - 1888 và 1888 - 1896. ở giai đoạn 1885 - 1888, phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là các tỉnh Trung Kì và Bắc Kì.
Tháng 11 - 1888, nhờ có tay sai dẫn đường, quân Pháp vào được nơi ở của nhà vua, bắt và đưa Hàm Nghi đi đày sang An-giê-ri (châu Phi).
Tuy Hàm Nghi bị bắt nhưng phong trào cần vương vẫn được duy trì và dần quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn trong giai đoạn 1888 - 1896.
Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương, vì:
- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương, 10 năm từ năm 1885 đến năm 1896.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
8
2
Ori
12/05/2019 08:21:07
1.Phong trào Cần Vương:
- Cần Vương là giúp vua, theo vua và bảo vệ vua cùng chống lại Thực dân Pháp xâm lược hầu thế kỷ XIX.
- 2 quan cận thần trung thành của vua Hàm Nghi là Tôn Thất Thuyết và Phan Đình Phùng. Họ đã đưa vua Hàm Nghi ra căn cứ Tân Sở.
- Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết đã thay mặt vua Hàm Nghi hạ chiếu cần vương kêu gọi nhân dân đứng ra cứu nước trong hoàn cảnh khốn cùng.
- phong trào Cần Vương được chia thành hai giai đoạn:
__ 1885 - 1888: lúc bấy giờ còn vua.
__ 1888 - 1896: vua bị bắt
Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương, vì:
- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương (10 năm từ năm 1885 đến năm 1896)
- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.
7
4
Phương Như
12/05/2019 08:21:17
1. Nêu hiểu biết của em về Phong trào Cần Vương?
=> Phong trào Cần Vương:
- Cần Vương là giúp vua, theo vua và bảo vệ vua cùng chống lại Thực dân Pháp xâm lược hầu thế kỷ XIX.
- 2 quan cận thần trung thành của vua Hàm Nghi là Tôn Thất Thuyết và Phan Đình Phùng. Họ đã đưa vua Hàm Nghi ra căn cứ Tân Sở.
- Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết đã thay mặt vua Hàm Nghi hạ chiếu cần vương kêu gọi nhân dân đứng ra cứu nước trong hoàn cảnh khốn cùng.
- phong trào Cần Vương được chia thành hai giai đoạn:
__ 1885 - 1888: lúc bấy giờ còn vua.
__ 1888 - 1896: vua bị bắt.
Vì sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
=> Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương, vì:
- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương, 10 năm từ năm 1885 đến năm 1896.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.
3
2
Phương Như
12/05/2019 08:22:08
6. Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?
=> Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì:
- Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.
- Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.
- Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
=> Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước trên tàu Đô Đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin.
2
1
Trần Thị Huyền Trang
12/05/2019 08:22:24
2)
So sánh khởi nghĩa Yên Thế và những cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần Vương?
Khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo - không thuộc phong trào Cần Vương.
-giống nhau: đều là phong trào yêu nước có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
đều bị thất bại
-khác nhau:
lãnh đạo: phong trào Cần Vương gồm các Văn thân sĩ phu yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương.
phong trào nông dân Yên Thế Nông dân đứng đầu là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám)
-mục tiêu:
phong trào Cần Vương là chống pháp dành lại độc lập dan tộc
khởi nghĩa Yên Thế là mong muốn xây dựng cuộc sống bình đẳng và sơ khai về kinh tế xã hội.
-địa bàn hoạt động:
phong trào Cần Vương hoạt động rộng khắp Bắc Kỳ và Trung Kỳ
khởi nghĩa Yên Thế hoạt bđông ở vùng núi Yên Thế của tỉnh Bắc Giang
- tính chất:
Phong trào Cần Vương là phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến
kn Yên Thế là phong trào nông dan mang tính tự phát
phong trà Cần Vương phát triển qua 2 giai đoạn và kết thúc sớm hơn phong trào nông dân Yên Thế
phong trào nông dân Yên Thế phát triển qua 3 giai đoạn và kết thúc trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra.
khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩa lớn, thgời gian kéo dài nhất gần 30 năm.quyết liệt nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta dến những năm đầu thế kỷ XX.khởi nghĩa Yên thế ko chịu sự chi phối của tư rưởng Cần Vương, mà là phong trào tự phát của nong dân để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất giữ làng.buộc kẻ thù phải 2 lần giảng hòa và nhường bộ một số điều kiện có lợi cho ta.
- kết quả: ngày 10 tháng 2 năm 1913 Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.
1
0
Trần Thị Huyền Trang
12/05/2019 08:23:38
4)
* Chính trị: tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối.
* Kinh tế:
- Trong nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.
- Trong công nghiệp:
+ Pháp tập trung khai thác than và kim loại.
+ Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ, xay xát gạo, giấy, diêm,...
- Giao thông vận tải: Thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.
- Về thương nghiệp:
+ Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hoá các nước khác.
+ Hàng hóa của Việt Nam chủ yếu là xuất sang Pháp.
- Tài chính: đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện,...
* Văn hóa - giáo dục:
- Chính sách của Pháp hạn chế phát triển giáo dục ở thuộc địa, duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến, lợi dụng hệ tư tưởng phong kiến và tri thức cựu học để phục vụ chế độ mới.
- Số trường học chỉ được mở một cách dè dặt, số trẻ được đến trường rất ít, càng ở các lớp cao, số học sinh càng giảm dần.
- Thực hiện chính sách “Ngu dân”: kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị.
1
0
Trần Thị Huyền Trang
12/05/2019 08:25:05
5)
Phong Trào Cần Vương do vua Hàm Nghi lảnh đạo . 
Phong Trào Duy Tân do Pham Bội Châu lảnh đạo . 
Phong trào Đông Du do Phan Châu Trinh lảnh đạo . 
Phong trào chống Pháp của Quốc Dân Đảng do Nguyễn Thái Học lảnh đạo. 
Phong trào chống Pháp do Đề Thám lảnh đạo. 
Phong trào chống Pháp do Phật Thầy Tây An ở miền nam lảnh đạo . 
Mặt Trận Việt Minh chống Pháp do Hồ Chí Minh lảnh đạo .
6)
– Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An.
– Do Người sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp
– Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng nổ ra liên tục song không đi đén thắng lợi
– Tuy khâm phục Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan bội Châu, Phan Châu Trinh, nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành đường lối hoạt động của họ nên quyết định tìm đường cứu nước mới cho dân tộc.
0
0
Ori
12/05/2019 08:25:32
6. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì:
- Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.
- Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.
- Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
=> Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước trên tàu Đô Đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin.
0
0
Nhok Phượng Núi
12/05/2019 10:16:03
1. Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương, vì:
- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương (10 năm từ năm 1885 đến năm 1896)
- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.
0
0
Nhok Phượng Núi
12/05/2019 10:17:19
2.
  • Khi Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình nông dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh.
Diên biến: 3 giai đoạn
  • Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Sau khi Đề Nắm mất (4/1892), Đề Thám trở thành lãnh tụ của phong trào.
  • Giai đoạn 1893-1908: Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
  • Giai đoạn 1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội , phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, Thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.
Đến ngày 10/2/1913khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã
Kết quả khởi nghĩa Yên Thế:
  • Cuộc khởi nghĩa bị thất bại.
Nguyên nhân thất bại
  • Lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch
  • Phong trào mang tính tự phát, chưa có sự liên kết với các phong trào yêu nước khác cùng thời.
0
0
Nhok Phượng Núi
12/05/2019 10:18:23
3.
Trong bối cảnh bế tắc của xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XIX, một số sĩ phu, quan lại đã vượt qua những luật lệ hà khắc, sự nghi kị, ghen ghét, thậm chí nguy hiểm đến cả tính mạng của mình để đưa ra những đề nghị cải cách nhằm canh tân đất nước. Các đề nghị cải cách này đều nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó.
Tuy nhiên, các đề nghị cải cách nói trên vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại : giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân
với địa chủ phong kiến.
Triều đình phong kiến Nguyễn bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh, nên đã không chấp nhận những thay đổi và từ chối mọi sự cải cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện. Điều này đã làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới, khiến xã hội vẫn chỉ luẩn quẩn trong vòng bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến.
Dù không thành hiện thực, song những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn. ít nhất cũng đã dám tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời.
Tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.
0
0
Nhok Phượng Núi
12/05/2019 10:19:18
4.
Chính trị: tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối.
* Kinh tế:
- Trong nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.
- Trong công nghiệp:
+ Pháp tập trung khai thác than và kim loại.
+ Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ, xay xát gạo, giấy, diêm,...
- Giao thông vận tải: Thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.
- Về thương nghiệp:
+ Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hoá các nước khác.
+ Hàng hóa của Việt Nam chủ yếu là xuất sang Pháp.
- Tài chính: đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện,...
* Văn hóa - giáo dục:
- Chính sách của Pháp hạn chế phát triển giáo dục ở thuộc địa, duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến, lợi dụng hệ tư tưởng phong kiến và tri thức cựu học để phục vụ chế độ mới.
- Số trường học chỉ được mở một cách dè dặt, số trẻ được đến trường rất ít, càng ở các lớp cao, số học sinh càng giảm dần.
- Thực hiện chính sách “Ngu dân”: kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị.
0
0
Nhok Phượng Núi
12/05/2019 10:20:01
Phong trào
Mục đích
Hình thức và nội dung hoạt động chủ yếu
Phong trào Đông du (1905 - 1909)
Lập ra một nước Việt Nam độc lập
- Bạo động vũ trang.
- Cầu viện Nhật Bản để đánh Pháp, phát động phong trào Đông du, đưa du học sinh sang Nhật để học tập.
Đông Kinh nghĩa thục (1907)
Giành độc lập dân tộc, xây dựng xã hội tiến bộ
- Vận động cải cách văn hóa - xã hội.
- Mở trường học, tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn,… để truyền bá tư tưởng mới, vận động chấn hưng đất nước.
Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908)
- Nâng cao ý thức tự cường để đi đến giành độc lập.
- Đấu tranh hòa bình, dần thiên về xu hướng bạo động
- Mở trường, diễn thuyết, tuyên truyền, đả phá phong tục lạc hậu, bỏ cái cũ, học theo cái mới, cổ động mở mang công thương nghiệp
- Dưới ảnh hưởng trực tiếp của phong trào Duy Tân, phong trào chống đi phu, chống sưu thuế diễn ra rầm rộ và lan rộng ở các tỉnh Trung Kì.
0
0
Nhok Phượng Núi
12/05/2019 10:21:26
6. Trong bối cảnh nước mất, phải sống trong tủi nhục, các thế hệ người dân Việt Nam thời ấy đều mong muốn đánh đuổi giặc Pháp, giành lại độc lập dân tộc Nguyễn Tất Thành sớm thấu hiểu tình cảnh đất nước và nỗi thống khổ của nhân dân, nên đã sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào.
Nguyễn Tất Thành khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh nhưng không tán thành cách làm của các cụ. Anh nghĩ rằng : Cụ Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật để đánh đuổi giặc Pháp, điểu đó là nguy hiểm. Cụ Phan Châu Trinh yêu cầu người Pháp làm cho nước ta giàu có, văn minh, đó là điều không thể thực hiện được.
Nguyễn Tất Thành quyết định phải tìm con đường mới để có thể cứu nước, cứu dân.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư