I/ Cách mạng XHCN tháng 10 ở Nga năm 1917.
1/ Tình hình cm nước Nga sau cm tháng 2/1917.
a/ Tháng 2/1917, cuộc cm dân chủ TS nổ ra ở Nga mở đầu ở Petrograd lật đổ chế độ chuyên chế Nga Hoàng sự thống trị nhân dân bao đời nay đã bị sụp đổ nhanh chóng. Cuộc cm thắng lợi là do g/c công nhân đã nhanh chóng dành được thắng lợi đã dũng cảm, sự hy sinh thu hút quần chúng nhân dân tham gia đông đủ tiến hành đấu tranh.
Tuy vậy do tương quan lực lượng, sau cm tháng 2, ở nước Nga đã hình thành 2 chính quyền song song tồn tại (từ tháng 3 đến tháng 7/1917). Chính phủ TS lâm thời và Xô Viết đại biểu công nhân binh lính Petrograd và các thủ lĩnh Mencheviste chống lại XHCN đã chiếm đa số trong phái Xô viết đã tự nguyện giao chính quyền cho g/c TS và hứa ủng hộ chính phủ lâm thời.
Đây có lẽ là một biệt lệ trong lịch sử, muốn giải thiwchs nó thì phải tìm hiểu sâu nó về điều kiện KT-XH của nước Nga lúc này.
1/ Tính chất hệ Ts ở nước Nga đã làm cho các Đảng tiểu TS chiếm ưu thế tính Xô Viết.
2. Tính tổ chức và trình độ giác ngộ của g/c công nhân do nhiều nguyên nhân vẫn còn bị hạn chế.
3/ Giai cấp TS vẫn còn thực lực về kinh tế- chính trị và tổ chức.
4/ Do sự hậu thuẫn của các nước đế quốc Anh, Pháp, Mỹ, đối với các nước lam thời.
b/ Cách mạng tháng 2/1917 xét về mặt tính chất là cuộc cm dân chủ tư sản kiểu mới.
– Giữ vai trò lãnh đạo cm là g/c công nhân chứ không phải là g/c TS.
– Động lực chính của cm là công nhân và nông dân.
– CM đánh đổ được chính quyền phong kiến và mở đường đi tới cm XHCN.
2/ Luận cương:
a/ Sau cm tháng 2, tình hình chính trị ở nước Nga hết sức phức tạp các phần tử Mencheviste và lực lượng xã hội cm đã ra mặt ủng hộ các đối sách phản nhân dân của chính quyền lâm thời, ra sức cũng cố g/c TS và chính quyền của nó.
– Về phía Đảng Boncheviste cũng công khai hoạt động rõ ràng 2 chính quyền song song tồn tại không thể kéo dài được, nhưng để đưa cm tiến lên đòi hỏi Đảng Boncheviste phải có đường lối sách lược và khẩu hiệu chính trị mới.
b/ Những bức thư ở nước ngoài gởi về của Lenin.
Luận cương tháng 4 sau khi Lenin về nước đã giải quyết và đáp ứng được yêu cầu nói trên, luận cương được thông qua tại hội nghị toàn Nga lần thứ 4 vào tháng 4/1917. Đã trở thành cương lĩnh chiến đấu của toàn Đảng Boncheviste và g/c công nhân cm.
Nội dung cơ bản của luận cương là:
– Về chính trị: Không được ủng hộ chính phủ TS lâm thời, phải thủ tiêu tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại. Chuyển giao chính quyền vào tay Xô Viết đại biểu, thực hiện khẩu hiệu “ tất cả chính quyền về tay Xô Viết”, “Đưa nước Nga ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc”. Đây là đường lối chuyển biến của cuộc cm dân chủ TS sang cuộc cm XHCN.
– Ý nghĩa: Về nội dung luận cương tháng 4 của Lenin là bó đuốc soi đường cho cm phát triển, nhờ có Đảng Boncheviste và giai cấp công nhân đã nhanh chóng chuyển sang con đường mới triển khai mạnh mẽ cuộc đấu tranh vì thắng lợi XHCN.
3/ Các giai đoạn phát triển của cuộc cm XHCN tháng 10 Nga 1917.
a/ Giai đoạn từ tháng 4-7/1917 thực hiện khẩu hiệu “ Tất cả chính quyền về tay Xô Viết” bằng phương pháp đấu tranh hòa bình.
b/ Giai đoạn từ tháng 8 – 10/1917, đấu tranh bằng phương pháp vũ trang để giành chính quyền vào tay g/c VS, cm đã giành được tháng lợi.
4/ Ý nghĩa lịch sử cm tháng 10 Nga 1917.
Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 đã đạt tới đỉnh cao bằng việc giành chính quyền về tay nhân dân. Đây là một sự kiện lịch sử vĩ đại của loài người và nó mang cả ý nghĩa trong nước và quốc tế.
a. Ý nghĩa trong nước.
– Cách mạng đã đập tan ách thống trị của giai cấp phong kiến và tư bản Nga, thiết lập nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới trên phạm vi diện tích bằng 1/6 diện tích thế giới. Cách mạng đã đưa nhân dân Nga từ thân phận nô lệ lên cuộc sống làm chủ đồng thời mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Nga – kỉ nguyên độc lập tự do và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
b. Thế giới.
– Đập tan chủ nghĩa đế quốc ở khâu yếu nhất là đế quốc Nga từ đó phân chia thế giới thành hai chế độ đối lập nhau là Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa xã hội.
– Mở ra con đường Cách mạng vô sản cho giai cấp công nhân ở các nước tư bản và nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc. Cách mạng tháng Mười như một tấm gương chói lọi, nó thức tỉnh và cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên tự giải phóng “Giống như mặt trời chói lọi, cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức đứng lên tự giải phóng.
– Cách mạng tháng Mười đã mở đầu sự gắn bó chặt chẽ giữa phong trào cách mạng vô sản ở các nước tư bản và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc thành một mặt trận chung chống chủ nghĩa đế quốc. Bởi vậy từ sau Cách mạng tháng Mười, phong trào cách mạng ở mỗi nước trong đó có Việt Nam đều là một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới.
– Cách mạng tháng Mười đánh dấu sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác Lê-nin đồng thời nó mở đường cho chủ nghĩa Mác Lê-nin thâm nhập vào tất các quốc gia, dân tộc khác nhau trên thế giới nhất là các nước thuộc địa và phụ thuộc.
– Cung cấp những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu cho phong trào Cách mạng thế giới.
– Cách mạng tháng Mười và Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc thời kì Lịch sử thế giới cận đại và mở ra thời kì phát triển mới trong lịch sử loài người: Lịch sử thế giới hiện đại – giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
II/ Bước đầu xây dựng chính quyền Xô Viết và cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài (1918 – 1920).
1/ Xây dựng chính quyền xô Viết non trẻ.
a/ Ngay trong đêm 25/10/1917. Đại hội II Xô Viết toàn Nga đã tuyên bố nước Nga là nước Cộng hòa xô Viết của công nông thành lập chính quyền Xô Viết do Lenin đứng đầu và thồn qua 2 sắc lệnh lịch sử: sắc lệnh về hòa bình và sắc lệnh về ruộng đất.
b/ Chính quyền xô viết đã ban bố các chính sách về xã hội với bản tuyên bố về quyền của các dân tộc trong nước Nga, ngày 2/11/1917 và triển khai đập tan bộ máy nhà nước cũ xây dựng nhà nước mới từ trung ương đến dịa phương (Từ cuốc 1917 – cuối 1918), thành lập Hồng quân Liên Xô( tháng 1/1918), ban hành hiến pháp đầu tiên cảu nước Nga Xô Viết vào tháng 7/1918.
c/ Chính quyền Xô Viết đã thực hiện các chính sách kinh tế nông nghiệp, giao thông vận tải, nhằm cải tạo và xây dựng lại nền kinh tế đã bị tàn phá theo những nguyên tắc của CNXH, công cuộc quốc hữu hóa nền đại công nghiệp được tiến hành triệt để, cm XHCN mở rộng ở nông thôn.
d/ Chính quyền Xô Viết tranh thủ thời gian hòa bình để cũng cố đất nước, kêu gọi các nước chấm dứt chiến tranh và ngày 3/3/1918, sau những cuộc thương lượng gay go nước Nga Xô Viết đã ký với Đức và Đồng Minh hòa ước Brest – Lilowsk, đây là hòa ước đúng đắn trong hoàn cảnh nước Nga lúc đó, giúp cho chính quyền Xô Viết có thời kỳ hòa bình để cũng cố mọi mặt.
2/ Cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
a/ Sau thắng lợi của cm, nước Nga Xô Viết gặp muôn vàn khó khăn thử thách:
– Đất nước nằm giữa vòng vây xâm lược của CNTB thế giới.
– Cách mạng XHCN thắng lợi trong phạm vi một nước.
– Nền kinh tế đã bị lạc hầu, đã bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
– Chính quyền Xô Viết còn non trẻ, yếu kinh nghiệm quản lý bộ máy nhà nước, quan lý kinh tế, nghiêm trọng hơn là sự chống phá điên cuồng của thù trong giặc ngoài.
b/ Để khắc phục tình trạng trên.
Từ mùa hè 1918 “ chính sách cộng sản thời chiến” đã được áp dụng để đáp ứng những yêu cầu cấp bách của cuộcđấu tranh bảo vệ tổ quốc với nội dung sau:
– Trưng thu lương thực thừa của nông dân.
– Quốc hữu hóa hết thảy các xí nghiệp.
– Nhà nước nắm độc quyền về kinh tế quản lý và phân phối lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng.
– Thực hiện chế độ lao động cưỡng bức, ai không làm không ăn.
c/ Trải qua 3 năm chiến đấu quyết liệt, cuối cùng Hông quân đã đạp tan các cuộc nổi loạn phản động trong nước và cuộc can thiệp cảu 14 nước chư hầu, bảo vệ được thành quả cm tháng 10, bảo vệ thành quả Xô Viết.
Đây là thắng lợi lịch sử có ý nghĩa đối với lịch sử dân tộc và ý nghĩa sâu sắc đối với thế giới.
III/ Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô (1921 – 1941)
Câu 1: Chính sách kinh tế mới của Lenin.
1/ Nước Nga Xô Viết bước vào thời kỳ hòa bình xây dựng trong muôn vàn khó khăn phức tạp về đối nội cũng như đối ngoại. Chiến tranh tàn phá bộ mặt đất nước, tổn thất chiến tranh lên tới hàng chục tỷ rúp, nền kinh tế lùi lại trình độ nước Nga Sa Hoàng thế kỷ XIX, tình cảnh thiếu phấn khởi bất bình vì đời sống không ổn định, do chính sách cộng sản thời chiến không còn phù hợp nữa, các thế lực thù địch bao vây kinh tế và sẵn sàng quay trở lại chống lại nước Nga Xô Viết, trong nước một số cuộc nổi loạn nổ ra tiêu biểu là Grong xtat vào tháng 3/1921, nội bộ Đảng Boncheviste cũng xuất hiện nhóm đối lập chống lại đường lối của Đảng, một số cán bộ Đảng viên giao động trước tình cảnh đất nước. Do vậy nước Nga Xô viết lâm vào tình trạng vừa khủng hoảng kinh tế- chính trị hết sức trầm trọng.
2/ Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng xóa bỏ những nguy cơ khối liên minh công – nông và nền chuyên chính vô sản đồng thời khôi phục và tiếp tục phát triển cùng lực lượng sản xuất của đất nước. Tháng 3/1921 đã quyết định thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP) của Lenin gồm các nội dung chính sau:
– Thay chế độ trưng thu lương thực thừa, bằng thếu lương thực cố định, trước vụ gieo hạt, nông dân toàn quyền sử dụng số dư thừa kể cả tự do bán ra thị trường.
– Công nghiệp nhà nước tập trung lực lượng và phương tiện vào việc khôi phục và phát triển công nghiệp nặng và những xí nghiệp không quá 20 công nhân được trả lại cho các chủ cũ. Tư nhân được phép thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ, cho các tư bản nước ngoài thuê xí nghiệp hầm mỏ, mở mang xí nghiệp theo hình thức “ tô nhượng”. Nhà nước nắm các hoạt động kinh tế như công nghiệp, ngân hàng, giao thông vận tải, nội thương và ngoại thương, nhằm đảm bảo sự độc lập tự chủ theo định hướng XHCN.
Chấn chỉnh tổ chức lại việc quản lý sản xuất công nghiệp cải tiến chế độ tiền lương, ban hành chế độ tiền thưởng nhằm đẩy mạnh sản xuất tăng năng suất lao động, phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ hạch toán kinh tế.
– Về thương nghiệp tiền tệ, tư nhân được tự do buôn bán trao đổi nguyên liệu, hoàng hóa công nghiệp, nông phẩm, phát triển thương nghiệp khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn, tiến hành cải cách tiền tệ, phát hành đồng rúp mới năm 1924.
Thực chất của NEP là chuyển từ nền kinh tế nhà nước năm quyền về mọi mặt, bao cấp, dựa trên cơ sở cưỡng bức lao động, trưng thu và cung cấp theo cộng sản thời chiến ( do hoàn cảnh chiến tranh), sâng một nền kinh tế hàng hóa thị trường có sự cùng tồn tại và phát triển nhiều thành phần kinh tế khác nhau, sử dụng vốn và kinh nghiệm, kỷ thuật của TB trong và ngoài nước để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giải quyết các vấn đề nan giải trước mắt là lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng. Trong thời kỳ đầu NEP lấy nông nghiệp làm khâu căn bản, qua đó thúc đẩy công nghiệp và các ngành kinh tế khác phát triển. Chính sách thuế nông nghiệp đã kích thích mạnh mẽ người tiêu dùng sản xuất và cũng cố khối liên minh công nông vững chắc trên cơ sở mới về kinh tế.
3/ Nhờ có đường lối về kinh tế, công cuộc khôi phục kinh tế, công cuộc khôi phục kinh tế tiến triển nhanh chóng. Năm 1922 được mùa lớn, thành thị đã có đủ lương thực thực phẩm, công nhân làm nghề trở lại nhà máy, năm 1925 so với năm 1913 sane xuất nông nghiệp đạt 87% công nghiệp đạt 75%, đời sống công nhân được cải thiện rõ rệt, tình hình chính trị xã hội ngày càng ổn định, khối liên minh công nông được cũng cố, mối liên hệ thành thị nông thôn được khôi phục phát triển.
4/ Ý nghĩa:
Đối với nước Nga Xô Viết NEP là con đường duy nhất để đến CNXH, qua NEP nhà nước Xô Viết ngày càng được cũng cố mạnh mẽ NEP còn có ý nghĩa quốc tế sâu sắc vì đây là một chính sách đặc trưng cho toàn bộ quá trình từ CNTB lên CNXH. Hiện nay những bài học cảu NEP vẫn còn ý nghĩa phổ biến đối với công cuộc xây dựng XHCN đối với nền kinh tế chậm phát triển và sức sản xuất còn yếu kém trong đó có Việt Nam.
Câu 2: Những thành tựu chính trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô(1921-1941)
1/ Bối cảnh:
Sau 7 năm chiến tranh và nội phản nhân dân Xô Viets bước vào xây dựng kinh tế với cả thuận lợi và khó khăn cả bên trong và bên ngoài.
a/ Thuận lợi: Về quốc tế từ 1920, CNTB lâm vào khủng hoảng kinh tế- chính trị nghiêm trọng, phong trào cm 1918 -1923 đã giáng cho bon cầm quyền một đòn nặng nề, hoàn cảnh đó không cho bọn đế quốc can thiệp sâu vào nước Nga.
Ở trong nước chính quyền Xô Viết được thành lập từ trung ương cho đến địa phương nhân dân được sống trong hòa bình, phấn khởi và tin tưởng vào Đảng CS và cm.
b/ Tuy nhiên khó khăn rất nhiều tổn thất do chiến tranh mang lại tổn thất hàng chục tỷ rúp, một số lớn các xí nghiệp công nghiệp, cầu đường bị tàn phá, đất bỏ hoang lên tơi 20 triệu ha. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, những mặt hàng tối thiểu cho cuộc sống hàng ngày không đáp ứng đủ.
Từ những khó khăn về kinh tế lại nảy sinh về chính trị, chính sách cộng sản thời chiến không còn phù hợp nữa, nông dân bất mãn với chính sách trưng thu lương thực thừa, nông dân không còn hào hứng sản xuất, công nhssn thất nghiệp giảm sút 1 nửa so với trước chiến tranh, bon phản cm đã lợi dụng những khó khăn kích động những bất mãn và gây rối loạn nhiều hơn và nghiêm trọng hơn là cuộc nổi loạn ở Crong xtat môt nơi có truyền thống cm vào ngày 28/2/1921.
Tuy vậy dưới sự lãnh đạo của Đảng CS Boncheviste nhân dân Xô Viết từng bước vượt qua khó khăn thách thức, phát huy thuận lợi và đã đặt được những thành tựu quan trọng.
Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô được chí thành 4 thời kỳ:
– Thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh khôi phục kinh tế 1921 – 1925 với chính sách kinh tế mới (NEP) nổi tiếng của Lenin.
– Thời kỳ công nghiệp hóa XHCN đất nước 1926 -1929.
– Thời kỳ tập thể hóa nông nghiệp và thực hiện 2 kế hoạch 5 năm đầu tiên 1928- 1937.
– Thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 3 và tăng cường khả năng phòng thủ đất nước 1938 – 1941.
Dưới đây là những thành tựu của quá trình này.
2/ Về kinh tế:
a/ Nhờ có đường lối đúng đắn của NEP công cuộc khôi phục kinh tế tiến triễn nhanh chóng, 1922 được mùa lớn, thành thị đã đủ lương thực thực phẩm, công nhân làm nghề trở lại nhà máy, 1922 công cuộc khôi phục kinh tế đã hoàn thành cơ bản sản xuất nông nghiệp 87%, công nghiệp 75% so với năm 1913 và đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, 1926 sản xuất công –nông nghiệp đạt xấp xỉ trước chiến tranh và công cuộc khôi phục kinh tế hoàn thành. Việc thực hiện khí hóa toàn quốc (GOELRO)
của Lenin đã thu được những thắng lợi quan trọng nhân dân Liên Xô bắt đầu bước vào thời kỳ xây dựng vật chất kỷ thuật cho CNXH.
b/ Nhờ sự lớn lao của Đảng, chính phủ và nhân dân Xô Viết công cuộc công nghiệp hóa đã nhanh chóng thu được những thắng lợi quan trọng.
Năm 1928 sản xuất chiếm 54% tỉ trọng công nghiệp sang năm 1929 coogn cuộc công nghiệp hóa đã giải quyết được 3 vấn đề cơ bản là vốn tích lũy, nền công nghiệp nặng có thể sản xuất lấy những máy móc thiết yếu. Vấn đề nâng cao năng suất lao động, số vốn đầu tư lên đến 3,4 tỉ rúp gấp 4 lần so với năm 1926, kế hoạch GOELRO căn bản hoàn thanahf và nhiều công trình khổng lồ được xây dựng như nhà máy thủy điện Đơnhép, nhà máy sản xuát ô tô Matx cơ va.
c/ Giữa năm 1930 công cuộc hiện đại hóa công nghiệp đã thu hút hơn 10 triệu nông hộ tham gia chiếm 40% nông hộ cả nước, năm 1931 phong trào tiến thêm bước nữa và những nông trang tập thể nông trường quốc doanh chiếm 2/3 diện tích deo trồng. Cuối năm 1932 công cuộc tập thể hóa nông nghiệp hoàn thành.
Cùng với tập thể hóa nông nghiệp Đảng và nhà nước đề ra thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và thứ hai các kế hoạch đều hoàn thành trước thời hạn. Đến mùa hè năm 1937 sản xuất đã vượt 428% so với năm 1929 bằng 8 lần so vói năm 1913. Tổng sản lượng công nghiệp đã vượt Anh, Pháp, Đức cộng lại, đúng đầu châu Âu và đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ, 14% sản lượng công nghiệp thế giới. Đến năm 1937 công cuộc tập thể hóa công nghiệp đã hoàn thành trong cả nước, chiếm 93% tổng sản lượng.
d/ Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, trong mấy năm đầu cùng đạt được những thành tựu to lớn, năm 1938 tổng sản lượng công nghiệp là hơn 100 tỷ rúp so với hơn 42 tỷ rúp năm 1913. Đến năm 1941 tổng sản lượng công nghiệp của Liên Xô đã đạt tới 86% mức năm 1942 và trong 3 năm đầu của kế hoạch 5 năm này sản lượng công nghiệp tăng bình quân 13% năm.
Nông nghiệp và các ngành kinh tế khác đã có những bước phát triển đáng kể, đời sống vật chất của nhân dân không ngừng được cải thiện, thu nhập quốc dân lên 128 tỷ rúp năm 1940 so với 96 tỷ rúp năm 1937, quỹ tiền lương tăng 1,5 lần.
3/ Về chính trị – xã hội.
a/ Cuối năm 1922 toàn thể lãnh thổ Xô Viết được giải phóng, lúc này công cuộc xây dựng CNXH và cũng cố quốc phòng, đòi hỏi các dân tộc trong đất nước Xô Viết được liên minh chặt chẽ hơn về mọi mặt. Tháng 12/1922, trên cơ sở tự nguyện của các dân tộc Liên Bang cộng hòa XHCN Xô Viết được thành lập ( Liên Xô) đầu 1924, hiến pháp Liên Xô được thông qua thay cho hiến pháp 1918.
b/ Năm 1936 hiến pháp mới được thông qua thay thế cho hiến pháp năm 1924, phản ánh những kết quả xây dựng CNXH, kế hoạch 5 năm đã đánh dấu Liên Xô bước đầu đã xây dựng nền móng XHCN.
c/ Cùng với những biến đổi về kinh tế về mặt xã hội cũng có những thay đổi bước ngoặt.
Cơ cấu giai cấp trong XH biến chuyển lớn lao và nhanh chóng, tất cả các g/c bóc lột đều bị xóa bỏ trong XH Xô Viết chỉ còn lại 2 g/c cơ bản là công nhân và nông dân tập thể cùng tầng lớp trí thức XHCN, trình độ văn háo công nông ngày càng nâng cao và sự nhất trí về chính trị và tinh thần giữa họ là nền tẩng cho XH, XHCN.
4/ Về văn hóa- giáo dục. Khoa học kỷ thuật, văn hóa nghệ thuật,
a/ Đến năm 1937 Liên Xô đã thanh toán xong nạn mù chữ và phổ cập giáo dục cấp 1 bắt buộc và phổ cập cấp 2 ở thành phố. Và số lượng học sinh từ 8 triệu 1913 lên 28 triệu 1937, số sinh viên từ 120 ngàn lên 542 ngàn năm học 1940- 1941, có 3, 5 triệu học sinh phổ thông 80 vạn sinh viên. Đầu năm 1937, đội ngũ trí thức Xô viết đã lên đến 10 triệu người và có nhiều đóng góp xuất sắc trên nhiều lĩnh vực khoa học – kỷ thuật, xây dựng kinh tế văn hóa cũng như bảo vệ tổ quốc.
b/ Trên lĩnh vực KH-KT cũng đạt được những thành tựu rực rỡ.
-Về khoa học tự nhiện phat hiện lý thuyets về cấu trúc nguyên tử.
– Về tính chất đồng vị nhân tạo ( vật lý).
– Khoa học vũ trụ, thuyết về hoạt động thần kinh cao cấp và về lai tạo giống cây trồng cùng với khoa học tự nhiên, khoa học xã hội vè kỷ thuật cũng phát triển không ngừng. Những năm 1929-1939 là thời kỳ hoàn kim của văn học Xô Viết với những tác phẩm nổi tiếng: Sông Đông êm đềm, Đát và hoa, Con đường đau khổ, Người Mẹ.
– trên lĩnh vực sân khấu điện aanhr cũng như báo chí cùng đều đạt những kết quả to lớn.
5/ Về quốc phong an ninh.
a/ Trên cơ sở công nghiệp hóa chính quyền Xô Viết đã xây dựng nền công nghiệp quốc phòng mới hiện đại không thua kém các nước TBCN phát triển, Liên Xô đã chế tạo xe tăng, máy bay và phát triển công nghiệp hàng không, các xí nghiệp quốc phòng được hưởng các chế độ ưu tiên đặc biệt. Bên cạnh đó cm Xô viết đã tổ chức lại lực lượng vũ trang cho đất nước và xây dựng quân đội theo nguyên tắc mới chính quy hóa và hiện đại hóa.
Năm 1924 có 63 trường Lục quân, 32 trường không quân, 14 trường đại học quân sự chính quy và nhiều trường hàm thụ khác đào tạo cán bộ sĩ quan chỉ huy.
b/ Mặc dầu phải ra sức xây dựng quân đội và quốc phòng, để cũng cố quốc phòng Đảng và chính phủ Xô Viết đã tìm kiếm các biện pháp nhằm ngăn chặn bàn tay Xô Viết bảo vệ hòa bình thế giới, đề ra nhiều biện pháp sáng kiến hòa bình, kêu gọi Anh, Pháp phối hợp hành động xây dựng hệ thống an ninh tập thể, nhưng do theo đuổi chính sách thù địch với Liên Xô các nước này không bắt tay với Liên Xô, đừng trước tình hình chiến tranh thế giới đang đến gần mà không có khả năng cứu vãn, chính phủ Liên Xô cũng phải thi hành những chính sách ngoại giao chủ động của mình.
Tháng 8/1939, Liên Xô ký với Đức hiệp ước không tấn công nhau trong thời hạn 10 năm, đã tạo cho Liên Xô có thời gian để cũng cố lại lực lượng quốc phòng và chuẩn bị lực lượng tốt hơn về mọi mặt đã làm thất bại âm mưu xâm lược của CN đế quốc trong việc mượn bàn tay của CN phát xít để tiêu diệt Liên Xô.
6/ Hạn chế: Bên cạnh những thành tựu nói trên, trong quá trình xây dựng CNXH, sau khi Lenin qua đời. Ban lãnh đạo Đảng và nhà nươc do Lenin đứng đầu đã váp phải những sai lầm nghiêm trọng như nhà nước năm độc quyền kinh tế, chế độ bao cấp quá độ, nguyên tắc tập trung dân chủ và nền pháp chế CNXH bị vi phạm xuất hiện tình trạng chuyên quyền độc đoán quan liêu,… đã để lại những hậu quả nặng nề lâu dài cho sự nghiệp xây dựng CHXH Liên Xô về sau.
7/ Kết luận: Tóm lại, trải qua 2 cuộc chiến tranh xây dựng CNXH 1929-1941 từ một nước nông nghiệp Liên Xô đã trở thành một cường quốc công nghiệp hùng mạnh, nhờ vậy đã đủ sức đối mặt với thử thách cực kỳ lớn lao của thế giới trong những năm 1930-1940, đã đánh bại được CN phát xít phá thế bao vây cô lập của CN đế quốc, uy tín và vị thế quốc tế ngày càng nâng cao.