Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tại sao nước Mỹ phát triển?

3 trả lời
Hỏi chi tiết
808
1
0
Hoàng Đình Bảo
01/12/2017 09:42:38

Ai cũng biết Mỹ là một nước tự do và giàu có nhất thế giới. Đó là một mảnh đất màu mỡ khiến cho nhiều người trên thế giới ao ước được đến làm ăn và định cư tại Mỹ. Trong khi đó quá trình lập quốc của Mỹ chỉ trải qua hơn 200 năm, vậy mà nước Mỹ phát triển một cách nhanh chóng, không có nước nào sánh bằng.

Nếu xét về địa lý, nước Mỹ cũng không có gì thuận lợi hơn Việt Nam, đa số là hoang mạc, nắng nóng và lạnh giá. Nước Mỹ không làm giàu bằng cách khai thác khoáng sản trong nước mà thường là đi mua và khai thác từ những nước khác. Vậy tại sao nước Mỹ lại mau chóng trở thành một quốc gia giàu có và hùng mạnh nhất thế giới ?

Cách mạng Mỹ thành công là nhờ vào những người mua bán vũ khí. Nhờ vào sự tôn vinh tự do, quyền cá nhân và buôn bán cho nên đã đập tan bất công, giải phóng nô lệ, xóa bỏ kỳ thị và tạo nên nước Mỹ ngày nay. Chính vì vậy mà hiến pháp Mỹ không cấm buôn bán và sử dụng vũ khí. Người Mỹ hãnh diện về nền tự do dân chủ nhất thế giới cũng như tự hào về sự giàu có của đất nước họ. Nước Mỹ rất tự do nhưng sự tự do đó được kiểm soát bởi luật pháp nghiêm, công bằng và minh bạch.

Không cần biết bạn là ai nhưng khi đến nước Mỹ bạn cũng có quyền tương tự như một công dân Mỹ, bạn được trọng dụng không phân biệt quốc tịch, hộ khẩu hay lý lịch con ông cháu cha. Bạn có quyền đi bất cứ đâu và mua bất cứ thứ gì trên nước Mỹ mà bạn muốn. Nước Mỹ chấp nhận cho những công dân nước khác có trình độ cao hay có khoản tiền đưa vào nước Mỹ trên 500 ngàn USD thì được định cư một cách dễ dàng. Mọi thủ tục đều có dịch vụ hay văn phòng luật sư lo cho từ A đến Z. Không cần bạn phải giỏi tiếng Anh, không cần bạn phải đi từ nơi này đến nơi khác hoặc phải đút lót mới có được các loại giấy tờ cần thiết. Chính sách thu hút nhân tài và người giàu có từ khắp nơi trên thế giới đã giúp cho nước Mỹ giàu lại giàu thêm.

Thử làm một bài toán tính xem nếu một người nước ngoài đem vào nước Mỹ 500 ngàn USD. Dĩ nhiên người đó là người biết làm ăn mới có khoản tiền như vậy. Khi đem vào Mỹ họ sẽ bỏ ra đầu tư và tạo thêm ít nhất là 15 đến 20 công ăn việc làm cho những công dân khác. Họ sẽ đóng thuế thu nhập cho quốc gia và làm giảm tình trạng thất nghiệp trong nước.

Hoặc đặt ra giả thiết, một chất xám "chảy" vào trong nước thì sẽ có thêm một phát minh mới. Một phát minh mới bán hàng chục triệu có khi hàng tỷ USD, và tạo thêm hàng trăm công việc làm cho đất nước. Đất nước có thêm hàng trăm người đóng thuế cho quốc gia. Quốc gia được giảm hàng trăm người ăn tiền trợ cấp.

Nước Mỹ thường kiểm tra rất kỹ những gì nhập khẩu vào trong nước coi có đủ tiêu chuẩn và hợp pháp hay không; còn khi xuất ra khỏi nước Mỹ thì dễ dàng hơn. Nhưng mọi thứ đều có form điền đánh dấu "yes or no" ("có" hoặc "không") rất đơn giản, dễ hiểu. Trường học tại Mỹ thì không bao giờ ca ngợi một đảng phái hay một cá nhân nào mà thường là ghi chép đầy đủ mọi thứ để học sinh tự nhận xét lấy. Trường học ở Mỹ không bắt buộc học chính trị, vì nói đến chính trị thì nói đến đảng phái, điều này thuộc về quyền tự do cá nhân mà bắt buộc là vi phạm hiến pháp; cho nên thường tập trung vào các môn chính về xã hội hay khoa học. Khi vào đại học thì ai muốn theo ngành nghề nào là do họ tự quyết định lấy.

Mỹ là một quốc gia tự do pháp trị cho nên không phải muốn làm gì thì làm mà phải tuân thủ triệt để quyền tự do đó theo luật pháp ; đó cũng là điều khiến nước Mỹ có một số lượng luật sư rất đông và mức lương cũng khá cao.

Lấy một vài ví dụ về nền tự do của nước Mỹ như là tự do mua bán và sử dụng vũ khí chẳng hạn. Mua vũ khí thì dễ nhưng sử dụng thì rất là phiền bởi vì luật pháp Mỹ cho phép mua vũ khí để trong nhà nhằm tự vệ mà thôi; không cho phép mang theo vũ khí đi ra đường hay nơi công cộng mà chỉ bỏ sau cốp xe đi tới chỗ tập bắn hay chỗ được phép săn bắn; đồng thời phải luôn mang theo giấy phép sử dụng vũ khí với mục đích gì thì mới được xem là hợp pháp. Với bia, rượu hay thuốc lá không phải ai cũng mua được như ở Việt Nam, mà phải là người trên 21 tuổi. Có nhiều tiểu bang sau 7 giờ tối là không được mua bán bia, rượu.

Luật pháp Mỹ bảo vệ người dân một cách triệt để bằng cách bắt buộc mua bảo hiểm. Vì sao vậy? Bảo hiểm giúp người dân được an toàn hơn khi có tai nạn xảy ra. Sự bồi thường từ các hãng bảo hiểm giúp người dân tránh được tình trạng mất trắng khi xảy ra sự cố. Tất cả mọi tài sản từ nhà cửa, xe cộ cho tới cơ sở thương mại đều phải mua bảo hiểm. Doanh nghiệp mua bảo hiểm cho cơ sở của mình, nhân viên và cho cả khách hàng. Những doanh nghiệp lớn thường lợi dụng ưu điểm của bảo hiểm như là một hình thức quảng cáo cho cơ sở của mình.

Lấy ví dụ như khách hàng nọ mua ly cà phê của một cửa hàng bán thức ăn nhanh; ông ta mang theo xe vừa lái xe vừa uống nhưng vô ý làm đổ ly cà phê đó lên người và bị phỏng. Vết phỏng được nhân viên bán hàng làm chứng và có giấy xác nhận của bác sỹ thì người bị phỏng được đền bù thiệt hại lên đến cả triệu USD. Tại sao vậy? Ở đây luật pháp bảo vệ người tiêu dùng tối đa cho nên ly cà phê quá nóng là do lỗi của cửa hàng đã để nhiệt độ giữ ấm ly cà phê quá cao. Khi người tiêu dùng được đền bù một cách hết sức thỏa đáng thì ngay lập tức các hãng truyền thông đưa tin suốt cả tuần về cái tin này, như vậy cơ sở đó lại nổi tiếng khắp cả thế giới mà không tốn một xu nào để trả tiền quảng cáo cả. Khách hàng càng yên tâm hơn khi mua thức ăn của doanh nghiệp đó vì sự đền bù rất lớn kia. Trong khuyết điểm có ưu điểm của nó, chính vì vậy các hãng không dại gì mà không mua bảo hiểm!

Những công trình xây dựng cho quốc gia cũng do tư nhân đấu thầu một cách công khai và mọi thứ phải có bảo hành lẫn bảo hiểm. Chính vì có bảo hành và bảo hiểm cho nên không có sự gian dối và cẩu thả. Công ty trúng thầu thi công xong phải đảm bảo kỹ thuật và thời gian sử dụng của công trình mà mình đã trúng thầu. Lấy một ví dụ: Tai nạn xảy ra trên một con đường mà nguyên do là đường gập ghềnh hay ổ gà; hoặc quá trơn thì người bị nạn có quyền kiện công ty lãnh thầu làm đoạn đường này. Chính vì vậy nước Mỹ không bao giờ có những công trình kém chất lượng.

Một khách hàng đi mua sắm trong siêu thị bị trượt té, nguyên do là sàn nhà có nước mà không có biển cảnh báo; điều tất nhiên là siêu thị đó sẽ phải bồi thường cho người bị té. Ngược lại, các công ty bảo hiểm sau khi thụ lý bồi thường cho khách hàng của mình thì sau đó họ sẽ tăng tiền bảo hiểm của cơ sở đã để xảy ra tai nạn.

Mọi thứ đều có sự ràng buộc chặt chẽ cho nên đã tạo thành một "ý thức hệ" cho người dân, không có ai dám làm sai hay lừa gạt, cẩu thả và gian dối được. Mọi việc tiến hành mau chóng đâu vào đó vì mọi chuyện đã có luật ràng buộc vào nhau cả rồi. Đó là tự do kiểu Mỹ.

Tất cả thông tin cá nhân hay cơ sở thương mại đều được lưu lại trong một hồ sơ gọi là “Uy tín” (Credit) của Chính phủ.

Một công dân bị đuổi việc thì thường khó xin lại được công việc thuộc về ngành nghề của mình đã làm trước đó; vì khi công ty đuổi việc một công nhân thì có nghĩa người đó đã phạm một tội rất là nặng (gian lận, trộm cắp hay thường xuyên vi phạm luật công ty). Khi các công ty khác tuyển người thì thường dựa vào lời khai và kiểm chứng lại qua hồ sơ “Uy tín” của chính phủ đã lưu lại (số An sinh xã hội và số bằng lái xe là cái "cổng" hồ sơ cá nhân của mỗi công dân đã được chính phủ và cảnh sát ghi nhận đầy đủ).

Chính phủ Mỹ "đánh" rất nhiều loại thuế: Thuế xuất nhập cảng, Thuế thu nhập cá nhân, thuế bất động sản, thuế tiêu thụ, thuế mua, thuế bán, thuế cầu đường, thuế độc thân, thuế an ninh khu vực, thuế cho cứu hỏa và cả thuế an sinh xã hội. Nhờ hàng đống tiền thuế này mà ngân sách Chính phủ Mỹ luôn đầy ắp tiền để chi tiêu cho đủ mọi thứ chuyện trên toàn cầu. Người dân Mỹ không mấy ai phàn nàn về thuế cho dù đóng thuế rất nặng.

Những thế hệ lãnh đạo Mỹ khi lên lãnh đạo đất nước đều phải đưa ra những dự luật tăng trưởng và tạo công ăn việc làm mới để tranh cử và thực hiện lời hứa sau khi đã đắc cử. Chính vì vậy mà luật pháp Mỹ không ngừng thay đổì và cập nhật để theo kịp sự phát triển tiến bộ của xã hội cũng như của thế giới. Những quan chức nào lên làm một thời gian mà không thực hiện lời hứa, làm cho kinh tế trì trệ và thâm hụt ngân sách thì lập tức được bỏ phiếu tín nhiệm. Nếu không đủ tín nhiệm thì lập tức từ chức hoặc bị cách chức để đưa người khác lên thay thế.

Nước Việt Nam chúng ta đã trải qua 4 ngàn năm văn hiến, với nhiều ưu điểm về địa lý, văn hóa lâu đời nhưng chiến tranh nhiều hơn là hòa bình. Đã qua rồi một thời kỳ ấu trĩ, "đóng cửa", Việt Nam ngày nay không ngừng thay đổi và cải cách chính trị, và chính nước Mỹ với những chính sách quản lý xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế sẽ là một "tấm gương" tốt để Việt Nam chúng ta học tập.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
01/12/2017 09:54:49

Hoàn cảnh địa lý được thiên nhiên ưu đãi là một nhân tố quan trọng khiến nước Mỹ có thể trỗi dậy một cách ít tốn kém. Hầu như ai đến Mỹ lần đầu đều cảm thấy choáng ngợp trước điều kiện thiên nhiên của nước này. Nước Mỹ ở giữa hai đại dương lớn nhất thế giới, lãnh thổ rộng hơn 9,3 triệu km2, có những con sông dài dọc ngang đất nước, những cánh rừng um tùm, đồng bằng màu mỡ, đồng cỏ bao la, các hồ nước phân bố khắp nơi, khoáng sản dồi dào, và tài nguyên biển giàu có ẩn giấu trong hai đại dương. Nước Mỹ chiếm hết mọi “địa lợi”. Lê-nin từng nói, nước Mỹ “ở vào địa vị an toàn nhất xét về điều kiện địa lý”.

Trong lịch sử loài người không có bất kỳ nước lớn nào sau khi lập quốc lại có thể bỏ ra chi phí ít như thế vào công việc đảm bảo an ninh quốc gia, hơn nữa trong một thời gian dài như vậy không phải lo ngại về việc an ninh quốc gia bị các thế lực bên ngoài xâm phạm. Kể từ năm 1865, sau khi chấm dứt cuộc chiến tranh Nam Bắc, trên đất liền nước Mỹ chưa hề xảy ra chiến tranh quy mô lớn.

Trong 120 năm từ cuộc chiến tranh chống Anh cho tới khi xảy ra vụ Trân Châu Cảng, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Mỹ hầu như chưa bị đe doạ lần nào. Chỉ sau khi xuất hiện các loại vũ khí sát thương quy mô lớn như vũ khí hạt nhân thì khoảng cách an toàn của nước Mỹ mới bị mất đi, các vụ tập kích khủng bố lại làm lung lay phòng tuyến tâm lý “cảng an toàn” của người Mỹ.

Sở dĩ sự trỗi dậy của Mỹ là trỗi dậy ít tốn kém, không những nhờ vào sự ưu việt về hoàn cảnh địa lý mà điều quan trọng hơn là do trong quá trình trỗi dậy, nước Mỹ đã thể hiện một kiểu “trỗi dậy trí tuệ”, “trỗi dậy nghệ thuật”, “trỗi dậy thông minh”. Dĩ nhiên sự trỗi dậy của Mỹ cũng là một kiểu “trỗi dậy ma lanh”, thậm chí trên một số mặt còn là sự trỗi dậy bỉ ổi và tàn nhẫn. Người ta có những ý kiến khác nhau về vấn đề tính nghệ thuật hoặc tính ma lanh của sự trỗi dậy ấy.

Nước Mỹ vừa giỏi “trỗi dậy” lại vừa giỏi “ngăn chặn”

Quá trình nước lớn trỗi dậy hầu như bao giờ cũng là một quá trình ngăn chặn và vượt qua ngăn chặn. Trong lịch sử thế giới cận đại, trong cuộc giành giật quốc gia quán quân, có 3 thí dụ thành công điển hình có thể vượt qua sự ngăn chặn của quốc gia quán quân già cỗi mà trỗi dậy trở thành quốc gia quán quân mới như sau: một là Hà Lan vượt qua sự ngăn chặn của Tây Ban Nha để xây dựng đế quốc thương mại; hai là Anh Quốc vượt qua sự ngăn chặn của các quốc gia đại lục châu Âu (gồm Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha) để xây dựng đế quốc công nghiệp; ba là Mỹ vượt qua sự ngăn chặn của Anh, trở thành đế quốc mạnh nhất thế giới.

Trong quá trình trỗi dậy của Mỹ, Anh Quốc chưa có được địa vị thế mạnh nổi trội như Mỹ hiện nay. Đầu tiên Anh không thể ngăn trở sự độc lập của nước Mỹ, sau đó không thể chiếm lại Mỹ trong cuộc chiến tranh năm 1812 (vì Anh lo ngại lục địa châu Âu lại nổ ra chiến tranh); tiếp đó, Anh lại không thể làm tan rã nền kinh tế Mỹ sau chiến tranh. Nhưng cũng không thể coi là các cường quốc châu Âu như Anh đã vì thế mà thừa nhận sự trỗi dậy của Mỹ, thực ra họ vẫn chờ dịp áp chế Mỹ. Có thể nói, cuộc đấu tranh ngăn chặn và chống ngăn chặn xuyên suốt trong quá trình nước lớn trỗi dậy, và quá trình trỗi dậy của nước Mỹ là quá trình không ngừng vượt qua sự ngăn chặn của Anh.

Nước Mỹ trỗi dậy trong sự ngăn chặn đã thể hiện đầy đủ “trí tuệ kiểu Mỹ”, “khôn ngoan kiểu Mỹ”, “xảo quyệt kiểu Mỹ” và “bỉ ổi kiểu Mỹ”. Từ ngày có tình trạng cạnh tranh quốc gia trên phạm vi thế giới, Mỹ là nước trả giá ít nhất – cái giá phải trả cho sự trỗi dậy (cuộc chiến giành giật bá quyền) thấp nhất, cái giá dùng để giữ gìn bá quyền (cuộc chiến bảo vệ bá quyền) cũng là nhỏ nhất. Xét về nội dung trực tiếp thể hiện, hai cuộc Thế chiến là sự tranh giành giữa Anh, một quốc gia bá quyền thế giới già nua, với nước Đức, kẻ thách thức mới.

Nhưng nếu xét về giá trị và ý nghĩa của kết cục cuối cùng thì hai cuộc Thế chiến đó đã thực hiện sự thay đổi bá quyền giữa Mỹ với Anh, nước Mỹ nghiễm nhiên có thể không tranh giành mà lại được hưởng, hoặc nói đấu tranh ít mà thu lợi lớn. Đó là một nghệ thuật cạnh tranh cao siêu nhường nào! Trong thời gian 1898 – 1920 Mỹ chẳng những giành được quyền chủ đạo khu vực châu Mỹ mà còn thực hiện được sự hoà giải có tính lịch sử với quốc gia bá quyền Anh Quốc, rốt cuộc quốc gia bá quyền hiện thực kết đồng minh với quốc gia bá quyền tương lai.

Sau đại chiến thế giới lần II Mỹ tiến lên vị trí quốc gia bá quyền rồi lại tiến hành cuộc chiến bảo vệ bá quyền kéo dài nửa thế kỷ với Liên Xô. Đối với Mỹ, thực chất của cuộc Chiến tranh Lạnh là một cuộc chiến bảo vệ bá quyền. Tôn Tử nói “Bất chiến nhi khuất nhân chi binh”; nước Mỹ nghiễm nhiên có thể “bất chiến nhi khuất nhân chi quốc”, một nước dùng Chiến tranh Lạnh để “khuất nhân”, làm nên kỳ tích cạnh tranh chiến lược nước lớn trong lịch sử thế giới cận đại.

Nước Mỹ có hai thành công chiến lược: một là thành công trong việc trỗi dậy; hai là thành công trong việc ngăn chặn hữu hiệu nước lớn trỗi dậy thách thức địa vị bá quyền của mình (tức ngăn chặn được Liên Xô). Mỹ là quốc gia vừa giỏi trỗi dậy lại vừa giỏi ngăn chặn, xứng đáng là tấm gương trên cả hai mặt “thực hiện nước lớn trỗi dậy” và “ngăn chặn nước lớn trỗi dậy”. Việc nghiên cứu kinh nghiệm của Mỹ trỗi dậy dưới cường quyền hay là tìm hiểu biện pháp Mỹ từng dùng cường quyền để áp chế sự trỗi dậy đều có ý nghĩa đối với việc suy nghĩ về nghệ thuật trỗi dậy của Trung Quốc...

Hạ thấp chi phí: không tự làm khổ mình

Nước lớn trỗi dậy cần có tài nguyên chiến lược, nhưng một nước dù lớn đến đâu đi nữa thì tài nguyên chiến lược nó có thể sử dụng cũng là hữu hạn. Tiêu hao lớn nhất về tài nguyên chiến lược của một quốc gia là tiêu hao “nội đấu” và tiêu hao “ngoại tranh”. Nhưng chính trên cả hai mặt “nội đấu” và “ngoại tranh”, nước Mỹ đều có thể hạ thấp một cách hữu hiệu sự tiêu hao tài nguyên. Tuyệt chiêu tiết kiệm tài nguyên chiến lược của Mỹ là “không tự hành hạ mình” trên quốc tế cũng như trong nội bộ nước mình.

Tocqueville từng nói: “Hơn 60 năm qua ….. tất cả các nước châu Âu nếu không bị chiến tranh phá hoại thì cũng bị các tranh chấp nội bộ làm cho suy tàn. Trong toàn bộ nền văn minh thế giới chỉ có nhân dân Mỹ được bình yên vô sự. Hầu như toàn bộ châu Âu đều bị các cuộc cách mạng làm cho trời long đất lở, nhưng nước Mỹ thì lại chẳng xảy ra sự rối loạn như vậy.”

Warren Cohen cũng từng nói: “Tại các nước khác, ít nhất là ở nhiều quốc gia trong đó, các biến đổi chính trị gây ra xung đột giai cấp và sự đối kháng về phân phối kinh tế, gây ra sự mất ổn định mà người Mỹ cho là phi cộng hoà chủ nghĩa. Tình hình quan hệ căng thẳng ấy cũng tồn tại ở nước Mỹ, nhưng nói chung đều được thuyên giảm tương đối. Người Mỹ không thể hiểu nổi sự tương phản ấy, tức 3-4 quốc gia như nước Pháp đấu đá với nhau liên hồi kỳ trận mà riêng một nước Mỹ thì lại hộc tốc đi về tương lai.”

So với các nước lớn khác, quá trình trỗi dậy của Mỹ có thời gian trạng thái chiến tranh ngắn nhất, thời gian xây dựng hoà bình lâu nhất; điều này tương phản rõ rệt với Anh Quốc. Trong 75 năm thời gian 1688 – 1763, Đại Anh đế quốc hầu như có một nửa thời gian đánh nhau. Trong quá trình trỗi dậy, nước Mỹ giành được môi trường phát triển hoà bình lâu dài. Sở dĩ được như vậy, một mặt do nước Mỹ có hoàn cảnh địa lý độc đáo, khiến họ có được sự bảo đảm an toàn thiên nhiên ưu đãi; mặt khác là do từ sau ngày lập quốc, nước Mỹ thi hành chính sách ngoại giao theo chủ nghĩa biệt lập, không “can dự” các công việc của châu Âu.

Nhờ thế khi nội bộ các nước lớn châu Âu xảy ra đấu tranh giai cấp long trời lở đất, khi giữa các cường quốc châu Âu xảy ra những cuộc tranh giành đẫm máu thì nước Mỹ lại có thể tập trung công sức tiến về tương lai. Sự tương phản ấy giữa Mỹ với châu Âu đã dự báo châu Âu suy tàn và nước Mỹ trỗi dậy. Qua đấy có thể thấy kiên trì không tự hành hạ mình, hạ thấp sự trả giá vì các biến đổi trong nước và hạ thấp chi phí cạnh tranh quốc tế là một nguyên nhân quan trọng khiến nước Mỹ có thể trỗi dậy với chi phí nhỏ.

Trai cò giữ nhau: ngư ông được lợi

Con đường trỗi dậy của nước Mỹ được xây dựng trên đống tro tàn do các nước lớn khác cạnh tranh chém giết lẫn nhau để lại. Con đường nước Mỹ trỗi dậy đi lên bá quyền thế giới là con đường trỗi dậy có chi phí rất thấp đối với nước Mỹ, song xét về mặt những tổn thất mà thế giới phải gánh chịu, xét về chi phí thế giới phải bỏ ra vì chuyện ấy, thì sự trỗi dậy của nước Mỹ lại là sự trỗi dậy đắt giá nhất. Trong quá trình đó, nước cờ cạnh tranh của Mỹ vừa dữ dội, vừa gây tổn thất, vừa nham hiểm lại vừa độc ác, vừa quỷ quyệt.

Ngay từ năm 1941, khi Hitler tấn công Liên Xô, Tổng thống Truman ngày ấy còn là thượng nghị sĩ bang Missouri đã nói, nước Mỹ nên áp dụng chính sách đứng giữa Liên Xô và Đức, đó là “Nếu thấy Đức đang thắng trong cuộc chiến này thì ta nên ủng hộ Nga; khi Nga giành được thắng lợi thì ta nên giúp Đức; dùng phương pháp này ta có thể để họ tàn sát lẫn nhau hết mức.”

Các nhà chính trị Mỹ khi tổng kết quyền thuật của Mỹ từng nói: Mỹ là cầu thủ dự bị trên sân thi đấu bóng bầu dục chính trị thế giới, bao giờ cũng ngồi trên hàng ghế dự bị, chờ cho tới khi hai bên thi đấu mệt bã người thì mới vào sân thu dọn tàn cục. Trong hai cuộc Thế chiến, nước Mỹ đều vào cuộc sau cùng. Kẻ cuối cùng nhập cuộc chỉ có cống hiến ở chỗ là cọng rơm cuối cùng làm lưng con lạc đà khuỵu xuống nhưng lại thu được chiến lợi phẩm là cả con lạc đà.

Nếu xét về kết quả cuối cùng và ý nghĩa lâu dài thì hai cuộc Thế chiến trong thế kỷ 20 thực ra chỉ phục vụ nước Mỹ mà thôi. Nhìn bề ngoài, hai cuộc đại chiến thế giới ấy là hai lần nước Đức thách thức địa vị bá chủ thế giới, là hai lần nước Anh tiến hành cuộc chiến bảo vệ địa vị bá chủ của mình. Trên thực tế, đó là sự chuyển đổi Mỹ thay thế địa vị của Anh. Thắng lợi của hai cuộc đại chiến ấy là thắng lợi của Anh Quốc, song đó là thắng lợi của kẻ suy tàn, là thắng lợi đổi lấy bằng hậu quả tăng tốc sự suy tàn của mình, là thắng lợi bi thảm.

Trong chiến tranh, Anh đã thắng nước Đức, nhưng trên địa vị quốc gia thì Anh lại là kẻ thua trận, thua Mỹ. Kẻ thực sự thắng trong hai cuộc đại chiến thế giới là nước Mỹ, chính là nước Anh đã dốc toàn lực ra vì Mỹ mà đánh bại Đức; cũng chính là nước Đức đã vì Mỹ mà đánh ngã Anh. Mô hình Mỹ thay thế Anh thật khôn ngoan, xảo quyệt. Anh trả tiền để Mỹ giành được bá quyền thế giới. Nước Anh thắng hai cuộc chiến tranh có tính thế giới nhưng lại mất đi một đế quốc, mất đi địa vị số một thế giới, đưa Mỹ lên ngôi báu bá quyền thế giới. Trai cò giữ nhau, ngư ông được lợi. Mỹ là ngư ông đó.

Trong sự hợp tác và liên minh với Anh, nước Mỹ đã thay thế địa vị của Anh. Cuộc cạnh tranh chiến lược, giao tiếp chiến lược giữa Mỹ và Anh được thực hiện qua sự hợp tác chiến lược và liên minh chiến lược giữa Mỹ với Anh. Đây là sự may mắn chiến lược của Mỹ, là kỳ tích, là đặc sắc chiến lược.

2
0
Trịnh Quang Đức
01/12/2017 12:29:27
Thật tuyệt diệu khi có 1 câu hỏi như thế này để trả lời. Tôi cũng đã tự nhiều lần hỏi mình " Tại sao, nước Mỹ phát triển " rồi đấy chứ. Và cũng chẳng khó khăn gì mà không thấy được những nguyên nhân đã đưa nước Mỹ lên Ngôi thứ huy hoàng nhất trong lịch sử nhân loại. Mới bắt đầu lập quốc hơn 400 năm trước, là 1 trong những quốc gia trẻ nhất. Cộng đồng người Mỹ,đa chủng tộc,gần như tập trung tất cả tinh hoa của TG. Đừng vội cho rằng, vậy,nô lệ Châu phi thì có gì mà đáng tự hào ? nhưng không thấy rằng, ngoại trừ những xung đột tất yếu của nạn kì thị, phân biệt chủng tộc, số phận của đại đa số người Phi trên đất Mỹ, vẫn trội vượt hẳn, so với đồng tộc ở Xứ sở. Những cuộc CM kiên cường nhất để chinh phục tự nhiên,đã xẩy ra ở nước Mỹ, mang lại những thành tựu khoa học lớn nhất. Một phần lớn, vốn tư bản của tầng lớp Tư sản Anh và Châu Âu được hóa thân thân thành mạng lưới giao thông khổng lồ-đi tới các Nhà máy, hầm mỏ, trường học và các thành phố, làm cơ sở hạ tầng cho 1 xã hội CN phát triển. Đời nọ nối tiếp đời kia, các nhà cầm quyền Mỹ, không làm xáo trộn đường lối PT mà họ đã thừa hưởng và kiểm chứng,họ không phá, không buông lỏng hoặc làm mất thăng bằng mà chỉ xây dựng và hoàn thiện. Người Mỹ, biết chấp nhận CS là như thế, XH là như thế, Thiên nhiên là như thế. Chấp nhận, lí giải và xây dựng, chứ không ngăn cấm , càng không ngăn cản. Khuyến khích tự do, thực hiện dân chủ, giáo dục Con người bản lĩnh và lòng tự tin,cũng bắt buộc con người mạnh mẽ để sinh tồn. Đó là sự kì diệu của nước Mỹ. Khi đến VN, họ cũng có nhiều dự án dân sinh tốt,nhưng cũng như bây giờ, tệ nạn tham nhũng , giằng xé quyền lực của VNCH, làm họ điên đảo. Thêm thấy rõ, nguyên nhân quyết định, không gì thay thế nổi, để nước Mỹ giàu nhất TG,là Phẩm chất con người, và thể chế DC, tự do, năng động , sáng tạo. 
Đâu phải chỉ có Mỹ luôn nhập siêu, tất cả các nước trong khối G8,cũng như vậy. Họ không nhập đồ rởm về xài, bánh kẹo về mút, mà chủ yếu là nhập nguyên liệu SX. Ai mà biết được , trong lòng đất, những cái mỏ tài nguyên khổng lồ nào , chứa đựng bao nhiêu tiềm năng ? 
Những người nghèo ở Mỹ rất nhiều, phần lớn là người da đên,người di cư từ các châu lục - từ sau 1990. trong gần 240 triệu người sinh sống trên đất Mỹ, có tới hơn 20 triệu người Không QT, có sao, miễn là họ được làm việc, được sống !

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo