Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu hoàn cảnh ra đời của mặt trận Việt Minh. Vấn đề giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Đông Dương?

Sự ra đời của mặt trận Việt Minh? Vấn đề giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Đông Dương?
Phân tích tình hình thế giới và Đông Dương trong chiến tranh thế giới thứ 2. Tại sao Pháp-Nhật lại thỏa hiệp với nhau để cùng thống trị Đông Dương?
Hãy đánh giá sự lãnh đạo của Đảng trong cao trào kháng Nhật.
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
5.905
7
9
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
22/02/2018 20:57:29
Sự ra đời của mặt trận Việt Minh:
Chiến tranh thế giới thứ hai đã bước sang năm thứ ba. Sau khi lần lượt đánh bại ba nước Pháp, Bỉ, Hà Lan và chiếm phần lớn lục châu Âu, tháng 6 - 1941, phát xít Đức mở cuộc tấn công Liên Xô. Trên thế giới đã hình thành hai trận tuyến : một bên là các lực lượng dân chủ, do Liên Xô đứng đầu, và một bên là khối phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật. Ngay từ đầu, cuộc đấu tranh của nhân dân ta đã là một bộ phận trong cuộc đấu tranh của các lực lượng dân chủ.
Trước tình hình thế giới và trong nước ngày càng khẩn trương, ngày 28- 1 - 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước triệu tập Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị họp tại Pác Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến ngày 19 - 5 - 1941.
Hội nghị chủ trương trước hết phải giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách Pháp - Nhật. Hội nghị quyết định tiếp tục tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” thay bằng các khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công”, tiến tới thực hiện “Người cày có ruộng". Hội nghị chủ trương thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) bao gồm các tổ chức quần chúng, lấy tên là Hội Cứu quốc nhằm : “Liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, động cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn”).
Mặt trận Việt Minh chính thức thành lập ngày 19-5-1941. Chỉ sau một thời gian ngắn, tổ chức này đã có uy tín và ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân. Sau Hội nghị Trung ương, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước đoàn kết thống nhất đánh đuổi Pháp - Nhật.
Công tác xây dựng lực lượng cách mạng tiến tới vũ trang khởi nghĩa khi thời cơ đến được đặc biệt coi trọng. Ngay từ cuối năm 1940, sau khi khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại, theo chủ trương của Đảng, một bộ phận lực lượng vũ trang khởi nghĩa được tổ chức lại thành các đội du kích, sang năm 1941 phát triển thành trung đội Cứu quốc quân hoạt động ở căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai. Để đối phó với sự vây quét của địch, Cứu quốc quân đã phát động chiến tranh du kích, sau đó phân tán thành nhiều bộ phận để chấn chỉnh lực lượng và tiến hành công tác vũ trang tuyên truyền, gây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng tại các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn.
Cao Bằng được coi là nơi thí điểm của cuộc vận động xây dựng các Hội Cứu quốc trong Một trận Việt Minh. Đến năm 1942, khắp chín châu của Cao Bằng đều có Hội Cứu quốc, trong đó có ba châu “hoàn toàn” - nghĩa là mọi người đều gia nhập tổ chức Việt Minh, xã nào cũng có ủy ban Việt Minh. Rồi ủy ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng và ủy ban Việt Minh liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng được thành lập. Sang năm 1943, ủy ban Việt Minh liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng lập ra 19 ban xung phong “Nam tiến” để liên lạc với căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai và phát triển lực lượng cách mạng xuống các tỉnh miền xuôi.
Trong khi chú trọng xây dựng lực lượng chính trị trong quần chúng cơ bản ở nông thôn và thành thị, Đảng Cộng sản Đông Dương vẫn không xem nhẹ việc tranh thủ tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân khác như sinh viên, học sinh, trí thức, tư sản dân tộc vào mặt trận cứu quốc. 
Báo chí của Đảng và của Mặt trận Việt Minh (Giải phóng, Cờ giải phóng, Chặt xiềng, Cứu quốc, Việt Nam độc lập, Kèn gọi lính,...) phát triển rất phong phú, đã góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, đấu tranh chống mọi thủ đoạn chính trị, văn hóa của địch, thu hút đông đảo quần chúng vào hàng ngũ cách mạng.
Bước sang đầu năm 1944, tình hình nước ta và thế giới chuyển biến có lợi cho cách mạng. Cuộc chiến tranh chống phát xít bước vào giai đoạn kết thúc.
Đầu tháng 5 - 1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị cho các cấp sửa soạn khởi nghĩa và kêu gọi nhân dân “sắm vũ khí đuổi thù chung”. Không khí chuẩn bị khởi nghĩa sôi sục trong khu căn cứ.
Tình hình lúc này rất khẩn trương. Tháng 10 - 1944. lãnh tụ Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) đã gửi thư cho đồng bào toàn quốc nêu rõ : ‘‘Phe xâm lược gần đến ngày bị tiêu diệt... Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh !”
Sau đó, theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập (22 - 12 - 1944), phát động một phong trào
Đấu tranh chính trị và quân sự để thúc đẩy quá trình cách mạng tiến lên mạnh mẽ hơn nữa. Cuối tháng 12 - 1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã đánh thắng liên tiếp hai trận ở Phay Khắt và Nà Ngán (Cao Bằng).
Phát huy thắng lợi đầu tiên, đội quân giải phóng đã đẩy mạnh vũ trang tuyên truyền, kết hợp chính trị với quân sự, xây dựng cơ sở cách mạng, góp phần củng cố và mở rộng căn cứ Cao - Bắc - Lạng, cổ vũ và thúc đẩy phong trào cách mạng của quần chúng trong cả nước. Quân địch ở các đồn hoang mang lo sợ. Một số Việt gian ra đầu thú . Chính quyền cách mạng hoặc xin trả lại của cải đã cướp đoạt của nhân dân.
Đồng thời ở Thái Nguyên, đội Cứu quốc quân phát động chiến tranh du kích, chính quyền nhân dân được thành lập suốt một vùng rộng lớn phía nam xuống tận tỉnh lị Thái Nguyên và Vĩnh Yên.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
2
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
22/02/2018 20:58:49
Phân tích tình hình thế giới và Đông Dương trong chiến tranh thế giới thứ 2.
Tháng 9 - 1939. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ở châu Âu, tháng 6 - 1940, quân đội phát xít Đức kéo vào nước Pháp. Chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức. Ở Viễn Đông, quân phiệt Nhật cũng đẩy mạnh xâm lược Trung Quốc và cho quân tiến sát biên giới Việt - Trung.
Thực dân Pháp ở Đông Dương đứng trước hai nguy cơ : một là ngọn lửa cách mạng giải phóng của nhân dân Đông Dương sớm muộn sẽ bùng cháy : hai là phát xít Nhật đang lăm le hất cẳng chúng.
Sau khi đầu hàng Nhật ở Lạng Sơn (9 - 1940), rồi mở cửa cho chúng vào Đông Dương, thực dân Pháp đã suy yếu rõ rệt. Nhật tiếp tục lấn bước để biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của chúng. Ngày 23 - 7 - 1941, tại Hà Nội, Chính phủ Pháp công bố kí kết một hiệp ước giữa Pháp và Nhật - Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương.
Hiệp ước thừa nhận Nhật có quyền sử dụng tất cả sân bay và cửa biển ở Đông Dương vào mục đích quân sự. Khi phát động chiến tranh Thái Bình Dương (7 -12 - 1941). Nhật lại bắt thực dân Pháp ở Đông Dương kí thêm một hiệp ước cam kết hợp tác với chúng về mọi mặt (như tạo mọi sự dễ dàng cho việc hành binh, cung cấp lương thực, bố trí doanh trại, giữ gìn trật tự xã hội ở Đông Dương) để bảo đảm hậu phương an toàn cho quân đội Nhật. Kể từ đây, trong thực tế, Pháp và Nhật đã câu kết chặt chẽ với nhau trong việc đàn áp, bóc lột nhân dân Đông Dương.
Mặc dù bị Nhật ức hiếp, tước đoạt mọi bề, thực dân Pháp vẫn có nhiều thủ đoạn gian xảo để thu được lợi nhuận cao nhất. Trước hết, chúng thi hành chính sách “kinh tế chỉ huy”, thực chất là lợi dụng thời chiến để nắm độc quyền toàn bộ nền kinh tế Đông Dương và tăng cường việc đầu cơ tích trữ để vơ vét bóc lột nhân dân ta được nhiều hơn. Thủ đoạn thứ hai là tăng các loại thuế. Riêng các khoản thuế rượu, muối và thuốc phiện từ năm 1939 đến năm 1945 đã tăng lên gấp ba lần.
Thủ đoạn tàn ác của Nhật là thu mua lương thực, chủ yếu là lúa gạo, theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt, một phần để cung cấp cho quân đội Nhật, một phần để tích trữ, chuẩn bị chiến tranh. Chính thủ đoạn tàn ác này đã gây ra nạn khan hiếm lương thực nghiêm trọng làm cho khoảng 2 triệu đồng bào ta, chủ yếu là nông dân ở miền Bắc chết đói vào cuối năm 1944 - đầu năm 1945.
Dưới hai tầng áp bức, bóc lột nặng nề của Pháp - Nhật, các tầng lớp nhân dân ta bị đẩy đến tình trạng cực khổ, điêu đứng.
2
3
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
22/02/2018 20:59:36
Tại sao Pháp-Nhật lại thỏa hiệp với nhau để cùng thống trị Đông Dương?
- Thực dân Pháp lúc này đang yếu thế ở cả nước Pháp và Đông Dương (nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng).
- Mặt khác, Pháp muốn dựa vào Nhật để chống phá cách mạng Đông Dương.
- Phát xít Nhật muốn lợi dụng Pháp để kiếm lời và cùng chống phá cách mạng Đông Dương, vơ vét sức người, sức của phục vụ cuộc chiến tranh của Nhật, làm bàn đạp tấn công xuống các nước ở phía Nam Thái Bình Dương.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×