Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu nguyên nhân, diễn biến và hậu quả của Cuộc khủng hoảng Kinh tế ở Mĩ (1929-1933)

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
41.031
119
25
Ho Thi Thuy
19/11/2017 16:28:51
Nguyên nhân: Xảy ra do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt.Trong khi đó sức mua giản sút vì quần chúng quá nghèo khổ. 
Đây là cuộc khủng hoảng thừa.Trái ngược với cuộc khủng hoảng 1919-1924_là cuộc khủng hoảng thiếu. 
Cuộc khủng hoảng đã phản ánh đúng mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ phe đế quốc cũng như những căn bệnh của CNTB. Những điều mà hệ thống Véc-xai_Oa-sinh-tơn không thể giải quyết nổi 

Diễn biến: Cuộc khủng hoảng từ Mĩ nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới. Gây nên hậu quả khủng khiếp ở nhiều nước. Từ kinh tế, cuộc đại khủng hoảng lan sang lĩnh vực chính trị. Hàng ngàn cuộc biểu tình, đấu tranh đã diễn ra, nhất là ở các nước TB. Đời sống nhân dân hết sức khổ cực, các tầng lớp nhân dân điêu đứng. 

Hậu quả: Chính từ cuộc đại khủng hoảng này mà chủ nghĩa phát xít đã ra đời và lên nắm quyền ở Đức, Ý, Nhật_ráo riết chạy đua vũ trang hòng gây chiến trang chia lại thế giới. 
Hậu quả nặng nề mà cuộc đai khủng hoảng này để lại được dùng để làm thước đo trong lịch sử_cùng với cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
50
38
Nghiêm Xuân Hậu ( ...
19/11/2017 17:20:55

Giải
-
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Đó là cuộc khủng hoảng sản xuất “ thừa”, bởi vì sự sản xuất bừa bãi, ồ ạt chạy theo lợi nhuận trong những năm ổn định của chủ nghĩa tư bản 1924-1929 đã dẫn đến tình trạng hàng hoá ế thừa vì sức mua của quần chúng đã bị giảm sút nhiều do sự bóc lột tàn tệ của giai cấp tư sản.
Diễn biến :
- Tháng 9-1929, cuộc khủng hoảng bắt đầu từ nước Mĩ, là nước tư bản giàu nhất. Sản lượng công nghiệp ở Mĩ giảm 50%, trong đó gang, thép sụt xuống 75%, ô tô giảm 90%, 11500 xí nghiệp nhỏ và cả những xí nghiệp lớn bị phá sản. Nông thôn cũng bị tác động mạnh mẽ.
Để nâng cao giá hàng hoá và thu nhiều lời, các nhà tư bản kếch sù đã tiêu huỷ hàng hoá : cà phê, sữa, lúa mì, thịt, ...v.v... bị đốt hay đổ xuống biển chứ không được bán hạ giá.
Cuộc khủng hoảng lan rộng đến các nươc` tư bản chủ nghĩa khác. Ở Anh, sản lượng gang năm 1931 sụt mất 50% , thép cũng sụt gần 50% , thương nghiệp sụt 60%. Ở Pháp, cuộc khủng hoảng bắt đầu từ cuối năm 1930và kéo dài đến năm 1936, sản lượng công nghiệp giảm 30%, nông nghiệp 40%, ngoại thương 60%, thu nhập quốc dân 30%. Ở Đức, đến năm 193, sản lượng công nghiệp giảm 77%. Ở các nước Ba Lan, Ý, Ru-ma-ni, Nhật, ... đều có khủng hoảng kinh tế.
- Để cứu vãn tình hình, chính phủ các nước tư bản thi hành một số chính sách như đánh thuế nhập cảng nặng để hạn chế hàng hoá nước ngoài vào, lấy tiền trong ngân quỹ nhà nước trợ cấp cho các nhà tư bản. Chính phủ Mĩ đã bỏ ra hàng chục triệu đô la trong việc trợ cấp này.
Cuộc khủng hoảng kéo dài trong 4 năm, đến năm 1933 thì chấm dứt.
Hậu quả :
- Trong thời kì khủng hoảng kinh tế, đời sống nhân dân thật là khốn khổ.
Thứ nhất là nạn thất nghiệp. Ở Mĩ, năm 1933, có 17 triệu người thất nghiệp, đó là chưa kể vô số nông dân bị phá sản, phải bỏ ruộng vườn đi ra thành phố sống lang thang. Ở Anh, năm 1931, có 3 triệu người thất nghiệp. Ở các nước khác cũng xảy ra tình trạng ấy.
- Thứ hai là tiền lương bị giảm xuống rất nhiều. Ở Mĩ, lương công nhân công nghiệp chỉ còn 56 % . Ở Anh lương giảm còn 66%; ở Pháp lương giảm từ 30 đến 40% . Đó là chưa kể giá đồng bạc sụt xuống làm cho tiền lương thực tế càng bị giảm sút hơn. Ở Pháp, mức thu nhập của nông dân giảm 2,7 lần và hàng vạn nông dân bị vỡ nợ và phá sản. Do đó đời sống của nhân dân lao động rất cùng cực. Năm 1931, riêng thành phố Niu-ooc ( Mĩ ) có hàng nghìn người chết đói.
Bị đẩy đến bước cùng cực, công nhân và nhân dân lao động nổi dậy đấu tranh. Ở Mĩ năm 1930 có 2 vạn công nhân biểu tình thị uy, từ năm 1929-1933, có 3 triệu rưỡi công nhân tham gia bãi công. Ở Đức, năm 1930, 15 vạn công nhân bãi công, năm 1933, 35 vạn công nhân mỏ bãi công.
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là cuộc khủng hoảng lớn nhất trong những cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra từ xưa đến nay. Nó làm cho những mâu thuẫn trong xã hội tư bản và mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau đã gay gắt càng thêm gay gắt, chủ nghĩa tư bản thế giới càng thêm suy yếu.

21
29
NoName.122564
08/12/2017 14:45:47
Giải
-
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Đó là cuộc khủng hoảng sản xuất “ thừa”, bởi vì sự sản xuất bừa bãi, ồ ạt chạy theo lợi nhuận trong những năm ổn định của chủ nghĩa tư bản 1924-1929 đã dẫn đến tình trạng hàng hoá ế thừa vì sức mua của quần chúng đã bị giảm sút nhiều do sự bóc lột tàn tệ của giai cấp tư sản.
Diễn biến :
- Tháng 9-1929, cuộc khủng hoảng bắt đầu từ nước Mĩ, là nước tư bản giàu nhất. Sản lượng công nghiệp ở Mĩ giảm 50%, trong đó gang, thép sụt xuống 75%, ô tô giảm 90%, 11500 xí nghiệp nhỏ và cả những xí nghiệp lớn bị phá sản. Nông thôn cũng bị tác động mạnh mẽ.
Để nâng cao giá hàng hoá và thu nhiều lời, các nhà tư bản kếch sù đã tiêu huỷ hàng hoá : cà phê, sữa, lúa mì, thịt, ...v.v... bị đốt hay đổ xuống biển chứ không được bán hạ giá.
Cuộc khủng hoảng lan rộng đến các nươc` tư bản chủ nghĩa khác. Ở Anh, sản lượng gang năm 1931 sụt mất 50% , thép cũng sụt gần 50% , thương nghiệp sụt 60%. Ở Pháp, cuộc khủng hoảng bắt đầu từ cuối năm 1930và kéo dài đến năm 1936, sản lượng công nghiệp giảm 30%, nông nghiệp 40%, ngoại thương 60%, thu nhập quốc dân 30%. Ở Đức, đến năm 193, sản lượng công nghiệp giảm 77%. Ở các nước Ba Lan, Ý, Ru-ma-ni, Nhật, ... đều có khủng hoảng kinh tế.
- Để cứu vãn tình hình, chính phủ các nước tư bản thi hành một số chính sách như đánh thuế nhập cảng nặng để hạn chế hàng hoá nước ngoài vào, lấy tiền trong ngân quỹ nhà nước trợ cấp cho các nhà tư bản. Chính phủ Mĩ đã bỏ ra hàng chục triệu đô la trong việc trợ cấp này.
Cuộc khủng hoảng kéo dài trong 4 năm, đến năm 1933 thì chấm dứt.
Hậu quả :
- Trong thời kì khủng hoảng kinh tế, đời sống nhân dân thật là khốn khổ.
Thứ nhất là nạn thất nghiệp. Ở Mĩ, năm 1933, có 17 triệu người thất nghiệp, đó là chưa kể vô số nông dân bị phá sản, phải bỏ ruộng vườn đi ra thành phố sống lang thang. Ở Anh, năm 1931, có 3 triệu người thất nghiệp. Ở các nước khác cũng xảy ra tình trạng ấy.
- Thứ hai là tiền lương bị giảm xuống rất nhiều. Ở Mĩ, lương công nhân công nghiệp chỉ còn 56 % . Ở Anh lương giảm còn 66%; ở Pháp lương giảm từ 30 đến 40% . Đó là chưa kể giá đồng bạc sụt xuống làm cho tiền lương thực tế càng bị giảm sút hơn. Ở Pháp, mức thu nhập của nông dân giảm 2,7 lần và hàng vạn nông dân bị vỡ nợ và phá sản. Do đó đời sống của nhân dân lao động rất cùng cực. Năm 1931, riêng thành phố Niu-ooc ( Mĩ ) có hàng nghìn người chết đói.
Bị đẩy đến bước cùng cực, công nhân và nhân dân lao động nổi dậy đấu tranh. Ở Mĩ năm 1930 có 2 vạn công nhân biểu tình thị uy, từ năm 1929-1933, có 3 triệu rưỡi công nhân tham gia bãi công. Ở Đức, năm 1930, 15 vạn công nhân bãi công, năm 1933, 35 vạn công nhân mỏ bãi công.
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là cuộc khủng hoảng lớn nhất trong những cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra từ xưa đến nay. Nó làm cho những mâu thuẫn trong xã hội tư bản và mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau đã gay gắt càng thêm gay gắt, chủ nghĩa tư bản thế giới càng thêm suy yếu.
25
11
Ae 8A5
09/12/2018 20:56:12
-Nguyên nhân:
+Do sản xuất ồ ạt, chạy đia theo lợi nhuận trong những năm 1924-1929 dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa trong khi người lao động ko có tiền mua
-Diễn biến:
+Cuộc khủng hoảng từ Mĩ nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới. Gây nên hậu quả khủng khiếp ở nhiều nước,là cuộc khủng hoảng trầm trọng,kéo dài có sức tàn phá chưa từng thấy gây nên hậu quả nặng nề. Hàng ngàn quộc biểu tình đấu tranh đã nổi ra nhất ở các nước TB.
-Nguyên nhân:
+Tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước Tư Bản chủ nghĩa
+Mức sản xuất bị đẩy lùi hằng chục năm
+Dẫn tới sự ra đời của chủ nghĩa phát xít
+Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh lần thứ 2

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×