Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu những đặc điểm lịch sử và sự phát triển ngôn ngữ tiếng Việt

3 trả lời
Hỏi chi tiết
661
1
1
Hiếu Phan
29/01/2018 22:13:12
Trước nửa đầu thế kỷ thứ 19
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam từ thời lập quốc, dùng trong sinh hoạt giao tiếp của dân thường. Để phát triển, tự làm phong phú thêm, tiếng Việt trong thời kỳ này du nhập thêm những từ ngữ Hán cổ như đầu, gan, ghế, ông, bà, cậu..., từ đó hình thành nên hệ thống Hán-Việt trong tiếng Việt bằng cách đọc các chữ Hán theo ngữ âm hiện có của tiếng Việt (tương tự như người Nhật Bản áp dụng kanji đối với chữ Hán và katakana với các tiếng nước ngoài khác). Bằng cách này, tiếng Việt đã làm giàu thêm từ vựng của mình bằng cách thêm vào hàng loạt các yếu tố Hán Việt. Như là tâm, minh, đức, thiên, tự do... giữ nguyên nghĩa chỉ khác cách đọc; hay thay đổi vị trí như nhiệt náo thành náo nhiệt, thích phóng thành phóng thích.... Hoặc được rút gọn như thừa trần thành trần (trong trần nhà), lạc hoa sinh thành lạc (trong củ lạc, còn gọi là đậu phộng)...; hay đổi khác nghĩa hoàn toàn như phương phi trong tiếng Hán có nghĩa là "hoa cỏ thơm tho" thì trong tiếng Việt lại là "béo tốt", bồi hồi trong tiếng Hán nghĩa là "đi đi lại lại" sang tiếng Việt thành "bồn chồn, xúc động".... Đặc biệt, và giầu sáng tạo hơn, là các yếu tố Hán-Việt được sử dụng để tạo nên những từ ngữ đặc trưng chỉ có trong tiếng Việt, không có trong tiếng Hán như là các từ sĩ diện, phi công (dùng 2 yếu tố Hán-Việt) hay bao gồm, sống động (một yếu tố Hán kết hợp với một yếu tố thuần Việt). Nói chung tỉ lệ vay mượn tiếng Hán trong tiếng Việt khá lớn (khoảng 25%) nhưng đại đa số những từ đó đều là những từ văn hoá (những từ thể hiện trình độ phát triển của xã hội) và về cơ bản, và chúng đã được Việt hóa cho phù hợp với các điều kiện xã hội, văn hóa tại Việt Nam. Do vậy tiếng Việt vừa giữ được bản sắc riêng của mình, vừa phát triển, tiến hóa và hoàn thiện dần theo nhu cầu và trình độ phát triển của xã hội.
Kể từ đầu thế kỷ thứ 11, Nho học phát triển, việc học văn tự chữ Nho được đẩy mạnh, tầng lớp trí thức được mở rộng tạo tiền đề cho một nền văn chương của người Việt bằng chữ Nho cực kỳ phát triển với cái áng văn thư nổi tiếng như bài thơ thần của Lý Thường Kiệt bên sông Như Nguyệt (Sông Cầu). Cùng thời gian này, một hệ thống chữ viết được xây dựng riêng cho người Việt theo nguyên tắc ghi âm tiết được phát triển, và đó chính là chữ Nôm. Nhờ có chữ Nôm, văn học Việt Nam đã có những bước phát triển rực rỡ nhất, đạt đỉnh cao với Truyện Kiều của Nguyễn Du. Tiếng Việt, được thể hiện bằng chữ Nôm ở những thời kỳ sau này về cơ bản rất gần với tiếng Việt ngày nay. Tuy hầu hết mọi người Việt đều có thể nghe và hiểu văn bản bằng chữ Nôm, chỉ những người có học chữ Nôm mới có thể đọc và viết được chữ Nôm.
Chữ Nôm được chính thức dùng trong hành chính khi vua Quang Trung lên ngôi vào năm 1789
Thời kỳ thuộc địa Pháp
Kể từ khi Pháp xâm lược Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ thứ 19, tiếng Pháp dần dần thay thế vị trí của chữ Nho như là ngôn ngữ chính thức trong giáo dục, hành chính, và ngoại giao. Chữ Quốc ngữ, vốn được tạo ra bởi một số nhà truyền giáo Tây phương, đặc biệt là linh mục Alexandre de Rhodes tác giả cuốn từ điển Việt-Bồ-La và Ngữ pháp tiếng An Nam năm 1651, với mục đích dùng ký tự Latinh để biểu diễn tiếng Việt, ngày càng được phổ biến, đồng thời chịu ảnh hưởng bởi những thuật ngữ, từ ngữ mới của văn hóa Tây phương (chủ yếu là từ ngôn ngữ – văn hóa Pháp) như phanh, lốp, găng, pê đan... và các từ Hán-Việt như chính đảng, kinh tế, giai cấp, bán kính... Tờ báo "Gia Định báo" là tờ báo đầu tiên được phát hành bằng chữ Quốc ngữ vào năm 1865, khẳng định sự phát triển và xu hướng của chữ Quốc ngữ như là chữ viết chính thức của nước Việt Nam độc lập sau này.
Thời kỳ 1945 cho đến nay Bản Tuyên ngôn Độc lập được thảo bằng chữ Quốc ngữ do Hồ Chí Minh đọc đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam độc lập, đồng thời gián tiếp khẳng định vị trí của chữ Quốc ngữ như là chữ viết chính thức của nước Việt Nam. Chữ Quốc ngữ là chữ ghi âm, chỉ sử dụng 27 ký tự Latinh và 6 dấu thanh, đơn giản, tiện lợi và có tính khoa học cao, dễ học, dễ nhớ, thông dụng; thay thế hoàn toàn tiếng Pháp và tiếng Hán vốn khó đọc, khó nhớ, không thông dụng.
Trong thời kỳ đất nước chia cách sau Hiệp định Genève, sự phát triển tiếng Việt giữa miền Bắc và miền Nam có chiều hướng khác nhau. Vì lý do chính trị và kinh tế, chính quyền miền Bắc có mối quan hệ sâu xa với Trung Quốc, và sự hiện diện của các chuyên viên nhân sự Trung Quốc đưa nhiều từ Bạch Thoại (ngôn ngữ nói của Trung Quốc) vào ngữ vựng tiếng Việt. Những từ này thường có gốc Hán Việt, nhưng thường đổi ngược thứ tự hay có nghĩa mới. Tại miền Nam, sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ đã đem nhiều từ Anh ngữ vào ngữ vựng tiếng Việt.
Sau khi thống nhất, quan hệ bắc-nam được kết nối lại. Gần đây, sự phổ biến của các phương tiện truyền thanh và truyền hình toàn quốc đã làm tiếng Việt được chuẩn hóa một phần nào.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Thời kỳ thuộc địa Pháp
 Kể từ khi Pháp xâm lược Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ thứ 19, tiếng Pháp dần dần thay thế vị trí của chữ Nho như là ngôn ngữ chính thức trong giáo dục, hành chính, và ngoại giao. Chữ Quốc ngữ, vốn được tạo ra bởi một số nhà truyền giáo Tây phương, đặc biệt là linh mục Alexandre de Rhodes tác giả cuốn từ điển Việt-Bồ-La và Ngữ pháp tiếng An Nam năm 1651, với mục đích dùng ký tự Latinh để biểu diễn tiếng Việt, ngày càng được phổ biến, đồng thời chịu ảnh hưởng bởi những thuật ngữ, từ ngữ mới của văn hóa Tây phương (chủ yếu là từ ngôn ngữ – văn hóa Pháp) như phanh, lốp, găng, pê đan... và các từ Hán-Việt như chính đảng, kinh tế, giai cấp, bán kính... Tờ báo "Gia Định báo" là tờ báo đầu tiên được phát hành bằng chữ Quốc ngữ vào năm 1865, khẳng định sự phát triển và xu hướng của chữ Quốc ngữ như là chữ viết chính thức của nước Việt Nam độc lập sau này. Một trang từ điển Việt - Bồ - La
Thời kỳ 1945 cho đến nay Bản Tuyên ngôn Độc lập được thảo bằng chữ Quốc ngữ do Hồ Chí Minh đọc đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam độc lập, đồng thời gián tiếp khẳng định vị trí của chữ Quốc ngữ như là chữ viết chính thức của nước Việt Nam. Chữ Quốc ngữ là chữ ghi âm, chỉ sử dụng 27 ký tự Latinh và 6 dấu thanh, đơn giản, tiện lợi và có tính khoa học cao, dễ học, dễ nhớ, thông dụng; thay thế hoàn toàn tiếng Pháp và tiếng Hán vốn khó đọc, khó nhớ, không thông dụng.
Trong thời kỳ đất nước chia cách sau Hiệp định Genève, sự phát triển tiếng Việt giữa miền Bắc và miền Nam có chiều hướng khác nhau. Vì lý do chính trị và kinh tế, chính quyền miền Bắc có mối quan hệ sâu xa với Trung Quốc, và sự hiện diện của các chuyên viên nhân sự Trung Quốc đưa nhiều từ Bạch Thoại (ngôn ngữ nói của Trung Quốc) vào ngữ vựng tiếng Việt. Những từ này thường có gốc Hán Việt, nhưng thường đổi ngược thứ tự hay có nghĩa mới. Tại miền Nam, sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ đã đem nhiều từ Anh ngữ vào ngữ vựng tiếng Việt.
Sau khi thống nhất, quan hệ bắc-nam được kết nối lại. Gần đây, sự phổ biến của các phương tiện truyền thanh và truyền hình toàn quốc đã làm tiếng Việt được chuẩn hóa một phần nào.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
30/01/2018 12:43:42
Quá trình hình thành tiếng Việt
– Tiếng Việt của người Việt vốn có chung nguồn gốc với các thứ tiếng khác ở Đông Nam Á. Nó thuộc họ Nam Á. Họ Nam Á là một họ ngôn ngữ khá lớn, bao gồm những ngôn ngữ được phân bố trên một khu vực rộng lớn, bao gồm phần đông bắc Ấn Độ, một phần Miến Điện, vùng Nam Trung Quốc, một phần Malaixia, phần lớn Cămpuchia và phần lớn Việt Nam.
– Theo các nhà khoa học, cách đây khoảng 6000 năm, khu vực rộng lớn này vẫn còn nói chung một thứ ngôn ngữ gọi là ngôn ngữ Nam Á hay Nam Phương. Cùng với thời gian, các ngôn ngữ họ Nam Á dần dần tách ra thành những nhóm riêng biệt. Đầu tiên là nhóm Munđa ở đông bắc Ấn Độ và nhóm Mèo-Dao ở phía nam Trung Quốc ngày nay.
– Các ngôn ngữ Nam Á có chung những đặc điểm:
+ Có hệ thống ngữ pháp cơ bản giống nhau, ví dụ: khung ngữ pháp của tiếng Việt, Khmer, Lào, Thái… không khác nhau mấy;
+ Có cách cấu tạo từ giống nhau;
+ Có hình thức lặp, láy giống nhau;
+ Cách luân phiên giống nhau.
– Vào những thiên niên kỉ tiếp theo, các tiếng Nam Á chung dần dần tách ra thành các nhóm riêng biệt: Nhóm Munđa ở đông bắc Ấn Độ và nhóm Mèo-Dao ở phía Nam Trung Quốc ngày nay tách ra trước tiên, sau đó có các đợt di dân của những bộ tộc nói tiếng Tạng Miến xuống địa bàn Mianma ngày nay thúc đẩy sự tách riêng một số ngôn ngữ như tiếng Khasi chẳng hạn.
– Vào khoảng trên 4000 năm trước, tiếng Nam Á chung do sự tiếp xúc với tiếng Hán-Tạng và các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ châu Đại Dương (tiếng Papua), đã tách ra thành ba dòng chính:
+ Dòng Đồng-Thái, gồm các ngôn ngữ phân bố ở phần phía nam sông Trường Giang;
+ Dòng Mã Lai-Nam Đảo, gồm các ngôn ngữ phân bố ở phần cực nam Đông Nam Á tiền sử;
+ Dòng Môn-Khơme, bao gồm các ngôn ngữ phân bố ở vùng cao nguyên trung phần Đông Nam Á tiền sử (cao nguyên Cồ rạt ở Thái Lan, cao nguyên Bôlôven ở Lào và cao nguyên khu Bốn cũ (Thanh Hóa, Nghệ An) của Việt Nam). Tiếng Việt được tách ra từ dòng ngôn ngữ này. Do đó, tổ tiên xa xưa của tiếng Việt là tiếng Môn-Khơme, bao gồm hàng trăm ngôn ngữ phân bố thành 3 vùng lớn: Bắc Mon-Khmer, Nam Mon-Khmer và Đông Mon-Khmer.
– Từ tiếng Đông Mon-Khmer tách ra một ngôn ngữ gọi là proto Việt-Katu. Sau một thời gian, ngôn ngữ này lại tách ra làm hai là Katu và proto Việt Chứt. Tổ tiên trực tiếp của người nói tiếng Việt ngày nay là các bộ tộc người nói tiếng proto Việt Chứt này. Các cư dân nói tiếng proto Việt Chứt lúc đầu (hơn 4000 năm trước) sống ở vùng trung du và sơn cước (vùng Thượng Lào và bắc khu Bốn cũ), về sau di chuyển xuống vùng đồng bằng Bắc Bộ ngày nay. Do sự tiếp xúc với các ngôn ngữ Tày-Thái, tiếng proto Việt Chứt thay đổi để trở thành tiếng Tiền Việt Chứt với cơ tầng Mon-Khmer và có sự mô phỏng cơ chế vận hành Tày-Thái. Quá trình này diễn ra ở thời đại mà sử Việt Nam vẫn gọi là thời đại các vua Hùng. Dần dần về sau, tiếng Tiền Việt Chứt đi sâu vào quá trình đơn tiết hóa, thanh điệu hóa và rụng dần các phụ tố để trở thành tiếng Việt Mường chung (khoảng 2700- 2800 năm trước).
– Do quá trình tiếp xúc lâu dài với tiếng Hán dưới thời Bắc thuộc, vào khoảng từ thế kỉ VIII đến thế kỉ XII, tiếng Việt Mường chung ở phía Bắc tách ra làm hai: Bộ phận nằm sâu ở vùng rừng núi các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ít bị ảnh hưởng của tiếng Hán hơn nên bảo lưu yếu tố cũ và trở thành tiếng Mường, còn bộ phận ở vùng đồng bằng Bắc Bộ thì do ảnh hưởng của tiếng Hán mà dần dần tách thành tiếng Kinh (tiếng Việt). Quá trình tách đôi hai ngôn ngữ này bắt đầu khoảng hơn 1000 năm trước. Kể từ lúc đó, tiếng Việt mới thực sự trở thành một ngôn ngữ độc lập.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo