Mất tập trung, nghe gọi hay nhắn tin điện thoại di động, uống rượu bia... là những yếu tố hàng đầu đã và đang dẫn tới những vụ tai nạn giao thông trên thế giới. Bài viết dưới đây được tổng kết từ những người có trên 40 năm kinh nghiệm cầm lái.
Mất tập trung khi lái xe
Nguyên nhân hàng đầu gây tai nạn khi lái xe không phải là say rượu khi cầm lái mà là phân tâm khi lái xe. Người lái xe bị phân tâm khi không tập trung sự chú ý vào con đường trước mặt và công việc lái xe, thay vào đó là nói điện thoại, gởi tin nhắn, ăn vặt, trang điểm v.v.
Lái xe mất tập trung đặc biệt nguy hiểm vì nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày trong khi lái xe trong cơn say thường xảy ra vào ban đêm.
Theo NHTSA, 65% tai nạn giao thông do lái xe mất tập trung 3 giây trước khi xảy ra tai nạn.
Nói chuyện điện thoại
Các nhà nghiên cứu thuộc NHTSA cho biết vừa lái xe vừa bấm số điện thoại tăng nguy cơ xảy ra tai nạn 2,8 lần. Nói chuyện điện thoại tăng nguy cơ xảy ra tai nạn 1,3 lần.
Nói chuyện điện thoại tăng nguy cơ xảy ra tai nạn 1,3 lần.
Các nhà nghiên cứu Virginia Tech cảnh báo sử dụng tai nghe hay Bluetooth để nói chuyện qua điện thoại di động không an toàn hơn khi cầm tay. Hệ thống kích hoạt bằng giọng nói ít rủi ro hơn nếu người lái xe không rời mắt khỏi con đường đường hay rời tay khỏi vô lăng thường xuyên trong thời gian dài. Tuyệt đối không sử dụng diện thoại di động trong khi lái xe là an toàn hơn và có ý nghĩa thực tế đối với mọi người tham gia giao thông.
Gởi tin nhắn văn bản
Gởi tin nhắn tăng nguy cơ tai nạn gấp 23,2 lần so với lái xe một cách tập trung chú ý.
Các nghiên cứu của NHTSA và Virginia Tech đều đi đến kết luận là soạn thảo và gởi tin nhắn là nguy hiểm nhất trong việc sử dụng các tính năng của điện thoại di động.
Nếu bạn không thể tắt điện thoại trước khi lái xe, bạn nên mở thư thoại và sẽ chỉ nghe lại thư thoại khi bạn ghé vào một chỗ đỗ an toàn. Bạn chỉ nên ăn uống khi đến một trạm dừng chân.
Đối với lái xe trên 18 tuổi có thể sử dụng điện thoại rảnh tay, đối với người dưới 18 tuổi hay mới được cấp bằng lái xe cần bị cấm sử dụng điện thoại di động dù là điện thoại rảnh tay.
Lái xe vượt tốc độ quy định
Lái xe quá tốc độ quy định là nguyên nhân gây nên 1/3 tai nạn giao thông. Khi bạn chạy xe với tốc độ nhanh hơn, thời gian cho phép bạn phản ứng để tránh khỏi va chạm sẽ ít đi, khả năng xảy ra va chạm sẽ tăng thêm. Đó là chưa kể đến hậu quả va chạm sẽ nghiêm trọng hơn khi bạn di chuyển ở tốc độ cao.
Theo thống kê của NHTSA, hàng năm trung bình ở Mỹ có 12.500 ca tử vong do chạy quá tốc độ quy định, chiếm 33% nguyên nhân gây tai nạn giao thông, gây tốn kém cho xã hội 28 tỷ USD mỗi năm.
Cần lưu ý rằng chỉ cần bạn vượt tốc độ quy định 8 km/giờ (5 mph) cũng đủ gây tai nạn nghiêm trọng.
Giả sử trên con đường quy định tốc độ tối đa 48 km/ giờ (30 mph), khi bạn phát hiện người đi bộ ở cách xa 13,7 mét (45 feet) và phanh xe, chiếc xe của bạn sẽ dừng lại trước khi va chạm với người đi bộ. Nếu bạn chạy vượt quá quy định 8 km/giờ tức 56 km/giờ. Ở khoảng cách 13,7 mét, sau khi phanh xe, xe sẽ va chạm người đi bộ ở tốc độ 29 km/giờ. Đủ để gây chấn thương nghiêm trọng cho người đi bộ.
Quy tắc 3 giây giữ khoảng cách an toàn
Đi đúng tốc độ quy định chưa đủ, bạn vẫn có thể gây tai nạn nếu không giữ khoảng cách an toàn với xe chạy phía trước. Theo luật giao thông khoảng cách an toàn phụ thuộc vào tốc độ xe.
Khi mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:
Nếu bạn thấy khó nhớ các khoảng cách an toàn theo tốc độ được, quy tắc 3 giây có thể giúp bạn giữ khoảng cách an toàn với xe chạy trước dễ dàng hơn. Nguyên tắc là khi chạy trên đường khô ráo, kể từ khi bạn phát hiện xe chạy trước bất ngờ dừng lại, bạn có 3 giây để phanh nhằm tránh va chạm vào phần đuôi xe chạy phía trước.
Do vậy, dù bạn đang chạy ở bất cứ tốc độ nào, chỉ cần lấy một mốc bên đường khi xe phía trước chạy ngang rồi đếm 3 giây. Nếu sau khi bạn đếm được 3 giây xe bạn mới đến điểm lấy mốc là bạn đã giữ đúng khoảng cách an toàn. Nếu xe bạn đến điểm mốc trước 3 giây là bạn giữa khoảng cách quá gần.
Tuy nhiên, quy tắc 3 giây chỉ hiệu quả khi mắt bạn không rời con đường phia trước 1 giây nào.Chỉ cần bạn không theo dõi xe chạy phía trước 1,2 giây bạn sẽ không phản ứng kịp để ngăn chặn thảm họa xảy ra. Quy tắc 3 giây là dành cho xe con khi đường khô ráo, khi mưa, khi xuống dốc hay ở khúc quanh con số này phải tăng thêm tùy theo theo huống. Đối với xe tải nặng thay vì 3 giây, phải tăng lên 5 giây vì khoảng cách dừng xe của xe tải nặng lớn hơn xe con.
Lái xe khi bị ảnh hưởng bởi rượu bia
Trên thế giới, nguyên nhân lái xe khi say rượu mỗi năm cướp đi sinh mạng 1,3 triệu người. Theo các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam, rượu là nguyên nhân trực tiếp làm giảm tốc độ phản ứng của lái xe từ 10 – 30%, giảm khả năng điều khiển tự chủ, phản xạ và thị lực, gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác, quá trình xử lý và truyền tải hình ảnh tới não, gây ước tính sai về khoảng cách, dẫn đến gia tăng mức độ rủi ro và TNGT.
Theo Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt, từ năm 2004 – 2008, TNGT do nguyên nhân từ say rượu bia luôn chiếm từ 6 – 8% TNGT xảy ra trong toàn quốc. Năm 2006, phân tích 7.280 vụ TNGT có 474 vụ (chiếm 6,5%) do lái xe say rượu bia gây ra; năm 2007 có 469 vụ và 2008 có 409 vụ. Đây là những thống kê chưa đầy đủ, thực tế còn cao hơn nhiều.
Một nghiên cứu của Bộ Y tế về tình trạng sử dụng rượu, bia khi lái xe tại 2 huyện Khoái Châu (Hưng Yên) và Từ Liêm (Hà Nội) cho thấy, 68% nam giới bị thương do TNGT đã có uống rượu bia khi lái xe; 70% nam giới xác nhận có uống rượu trước khi đi xe máy. Trước đó, trong một cuộc điều tra, thì có 38% người dân Việt Nam cho rằng chỉ khi bị bắt buộc, họ mới tuân thủ quy định không uống rượu lái xe.
Liên quan đến vấn đề trên, Nghị định 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Người điều khiển xe ôtô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng, tạm giữ phương tiện đến 7 ngày….;
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1 tháng, tạm giữ phương tiện đến 7 ngày.
Ở Anh và Mỹ, lái xe khi say rượu nếu nhiều lần tái phạm có thể bị thu bằng lái vĩnh viễn và bị phạt tù.
Bất cẩn khi lái xe
Bất cẩn khi lái xe là một tội danh do tòa án tuyên bố. Người bị kết tội bất cẩn khi lái xe là người bất chấp các quy định giao thông. Về bản chất người bất cẩn khi lái xe là người coi thường sinh mạng của chính mình và của người khác khi tham gia giao thông. Ở nhiều quốc gia, bất cẩn khi lái xe có thể bị tù giam, treo bằng lái hay tịch thu bằng lái vĩnh viễn.
Bất cẩn khi lái xe thường vi phạm nhiều hơn 1 những lỗi gây ra dễ tai nạn sau :
Phân tâm khi lái xe, say rượu khi lái xe, say ma túy khi lái xe, xe không đèn chiếu sáng, quay đầu không hợp lệ, vượt đèn đỏ, không chấp hành lệnh dừng xe của cảnh sát, vượt quá tốc độ, không giữ khoảng cách an toàn, phanh bất ngờ, chạy núp bóng xe khác. Ở một số quốc gia khi cha mẹ không thắt đai an toàn cho con em có thể bị kết tội bất cẩn khi lái xe.
Thường thì những vi phạm giao thông đơn thuần không bị quy kết vào tội bất cẩn khi lái xe, nhưng kết hợp 2 hành vi vi phạm giao thông có thể khiến tình tiết tăng nặng và bị quy tội bất cẩn trong giao thông.
Lái xe quá tốc độ có thể trở thành tội bất cẩn khi lái xe :
Chỉ một mình lái xe quá tốc độ thông thường không bị xem là bất cẩn khi lái xe. Nhưng khi lái xe quá tốc độ trong 1 số trường hợp cụ thể có thể có thể bị quy là bất cẩn khi lái xe : khi có sự hiện diện của người đi bộ, giờ cao điểm, giao thông đông đúc, tầm quan sát hạn chế do thời tiết, đoạn đường hẹp v.v.
Tốt nhất là thắt đai an toàn khi cầm lái, chú ý chấp hành các biển báo giao thông, tránh phân tâm, không lái xe khi cảm thấy mệt mỏi.