Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu những phẩm chất tiêu biểu của 2 nhân vật chính trong Hồi trống cổ thành

2 trả lời
Hỏi chi tiết
474
0
0
Phạm Thu Thuỷ
30/01/2019 09:29:26
1.Phân tích tính cách nhân vật Trương Phi
Gợi ý:
Trương Phi vốn là người cương trực, nóng nảy, suy nghĩ đơn giản. Nhưng ở đoạn này, Trương Phi không dễ dàng nghe lời thanh minh của Tôn Càn hay sự bênh vực Cam phu nhân và Mi phu nhân đối với Quan Công. Chứng tỏ, sự nghi ngờ trong Trương Phi rất lớn, tr­ước vấn đề hệ trọng, Trương Phi quả là rất cẩn trọng. Bởi thế, chỉ có một cách duy nhất là Quan Công tự thanh minh cho mình bằng hành động mới thuyết phục được Trương Phi.
Như thế, Trương Phi không chỉ là người nóng nảy, thô lỗ mà còn là người tế nhị và cẩn trọng nữa. Tế nhị và thô lỗ là hai nét tính cách đối lập nhau, vậy mà lại thống nhất với nhau trong con người Trương Phi. Điều đó cũng giống như Quan Công vừa tự cao lại vừa khiêm nh­ường vậy. Cái tài của tác giả là đã tạo ra được tình huống cho cả hai nhân vật chính của tác phẩm đều bộc lộ sự thống nhất của những nét tính cách đối lập trong bản thân một nhân vật. Vì thế, đoạn trích có kịch tính và rất hấp dẫn đối với người đọc.
2. Cả hai nhân vật Trương Phi và Quan Công đều bộc lộ nét tính cách đối lập so với bản thân tr­ước đó, hãy phân tích để thấy rõ điểm này.
Gợi ý:
- Quan Công tỏ ra khiêm như­ờng, nhũn nhặn, khác hẳn mọi khi.
- Trương Phi tỏ ra thận trọng cũng khác hẳn sự giản đơn trong suy nghĩ thường ngày.
- Để làm nổi rõ vấn đề đó, tác giả đã khéo léo dùng nhiều thủ pháp nghệ thuật như miêu tả hình dung, diện mạo, thái độ, ngôn ngữ và hành động của mỗi nhân vật.
3. Phân tích tính cách nhân vật Quan Công
- Quan Công là một người trung nghĩa: “Thân tại Tào doanh, tâm tại Hán”, tình thế bắt buộc phải ở doanh trại của Tào nhưng chư­a từng xuất hiện trong đầu ý nghĩ phản bội.
- Quan Công trong đoạn trích này tỏ ra rất khiêm nh­ường, nhũn nhặn. Đó là thái độ hết sức hợp lí và cần thiết khi mà Quan Công ở trong tình cảnh “tình ngay lí gian”. Để thanh minh, nhất là tr­ước một người nóng nảy như Trương Phi, không thể tự cao, tự phụ, không thể dõng dạc, đường hoàng như ở nơi khác, trong hoàn cảnh khác được. Bởi thế, Quan Công còn phải nhờ đến cả hai chị dâu minh oan cho mình. Không hiệu quả, Quan Công lại phải tự mình kêu oan. Không nên hiểu đây là sự uỷ mị, yếu đuối. Phải hiểu giá trị của lời thề kết nghĩa v­ườn đào thiêng liêng như thế nào, phải hiểu quan niệm “trung thần thà chịu chết không chịu nhục”, “đại tr­ượng phu không thờ hai chủ” mới thấy cách xử sự của Quan Công trước Trương Phi như thế là hợp tình, hợp lí.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
30/01/2019 10:20:56
Quan Công trước hết là một võ tướng tài ba, dường như không có ai là địch thủ. Chém 6 tướng khi vượt qua năm cửa thành như một cái trở bàn tay. Hùng hổ đến như Trương Phi “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”, nhưng chỉ một cái gạt nhẹ của Quan Công sức mạnh toàn thân (cả lòng căm giận và ý định trả thù) của Trương Phi đã hoàn toàn bị vô hiệu hoá. Tuy nhiên, tuy tiêu biểu cho cái “dũng”, Quan Công có cả hai phẩm chất và “trí” và “nhân”. Cái trí và cái nhân lớn nhất ở Quan Công là ngay thẳng, trong sạch (“Vầng hồng sáng mãi dạ Quan Công” - tức cảnh - Hồ Chí Minh). Nhưng ngay thẳng trong sạch không có nghĩa là cứng nhắc, không biết linh hoạt, quyền biến, tuỳ cơ. Khi thất tán ở Từ Châu, trong khi Lưu Bị và Trương Phi chạy thoát thì Quan Công phải ở lại Hứa Đô trong doanh trại của Tào vì còn có sứ mạng không biết uỷ thác cho ai là hộ tống hai chị dâu (vợ của Lưu Bị). Nếu là một kẻ ham phú quý công danh như Trương Phi lên án thì làm sao có thể rời bỏ một cuộc sống giàu sang cứ ba ngày một tiệc nhỏ năm ngày một tiệc lớn của Tào! Khi vừa biết được tin huynh trưởng (Lưu Bị) ở chỗ Viên Thiệu là lập tức trả hết ấn tín, vàng bạc, châu báu lên ngựa để tìm anh. Ngay đối với Tào Tháo - kẻ thù không đội trời chung của ba anh em Lưu, Quan, Trương cũng thế. Mặc dầu tâm niệm rằng: hàng Hán chứ không hàng Tào, nhưng thái độ chu đáo của Tào đối với Quan Công trong thời gian ở lại Hứa Đô làm cho Quan Công khó xử. Nhưng dù khó xử đến đâu cũng cần đến sự “ân đền, oán trả”. Quan Công đã đền ơn Tào Tháo bằng hành động chém hai tướng giỏi của Viên Thiệu là Nhan Lương và Văn Sú mà không biết anh mình đang tạm thời nương náu ở đó. Tấm lòng trung thực ngay thẳng của Quan Công có lẽ chỉ có Trương Phi không hiểu, còn tất cả mọi người đều hiểu. Từ Tào Tháo ra sức mua chuộc mà không thành, nhưng bất đắc dĩ phải chấp nhận yêu cầu của kẻ trượng phu đầy khí tiết ấy (hễ biết tin LưuBịlà tập tức đi ngay). Hai phu nhân, từ Tôn Càn đến tên lính cầm cờ hiệu của Sái Dương, tất cả đã “chứng” cho con người trong sạch đó. Cuối cùng để bảo toàn mạng sống của mình. Việc chém đầu Sái Dương là không thể nào khác được. Ra điều kiện đánh ba hồi trống là Trương Phi - con nhà võ hiểu được những khó khăn về phía Quan Công. Nhưng điều Trương Phi không hiểu được là vì sao cái đầu của Sái Dương lại lìa khỏi cổ nhanh đến như vậy? Không giải thích dài lời, hành động thì tiết chế nhưng con người Quan Công vẫn hiện lên một cách nhất quan từ trước đến sau cao đẹp lạ thường. Đối với nhiều thế hệ người đọc, Quan Công luôn là thần tượng.

Trg P:Trương Phi khác hẳn với Quan Công. Nếu Quan Công điềm đạm chừng nào thì Trương Phi nóng nảy chừng ấy. Dị ứng với cái xấu, thái độ của Trương Phi như người xúc đất đổ đi. Cách suy nghĩ thì có phần giản đơn “thẳng ruột ngựa”: Đã chịu ở với Tào Tháo là đầu hàng Tào Tháo vì “trung thần thà chịu chết chứ không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ?”. Có thể nói tinh thần đạo lí đã thấm sâu vào tâm trí TrươngPhi. Chỉ có điều phản xạ của viên võ tướng này có phần bản năng thô lỗ. Chính vì vậy cái ý định trừng phạt Quan Công như trừng phạt một tên “bội nghĩa” ở Trương Phi đã có từ lâu, nay đã cơ hội (khi gặp Quan Công), đến nỗi Tôn Càn không sao hiểu được đã đành. Cả quyết định hành động trả thù thì không có sự khuyên can nào ngăn cản nổi. Cơn giận ở Trương Phi đã tích tụ từ lâu để đến lúc này nó mạnh lên thành bão.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo