Bài 2:
Nói “văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”, cần hiểu: Văn chương ở đây là chỉ những sáng tác nghệ thuật bằng ngôn từ và vẻ đẹp của nhưng sáng tác ấy. Cần hiểu từ “Hình dung” ở đây là một danh từ, nghĩa là hình ảnh, kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương. Nhà văn lấy tư liệu từ cuộc sống, phản ánh vào trong tác phẩm một cách chân thực những gì đang diễn ra trong thực tế nhân sinh. Như vậy văn chương có nhiệm vụ phản ánh đời sống phong phú và đa dạng của xã hội và con người. Nội dung văn chương vì thế cũng đa dạng, phong phú sinh động như cuộc sống. Qua văn chương ta hiểu được cuộc sống.
- Chứng minh:
+ Qua những bài ca dao, những câu tục ngữ ta thấy rõ cuộc sống lao động vất vả cực nhọc của người lao động ngày xưa và vẻ đẹp tâm hồn của họ(dẫn chứng-phân tích).
+ Qua những bài thơ của các nhà thơ Việt Nam thời trung đại, ta thấy những tác phẩm ấy đã tái hiện bức tranh phong cảnh quê hương đất nước một cách chân thực sinh động và tuyệt đẹp đằm thắm tình quê và thấy rõ vẻ đẹp và thân phận của con
người Việt Nam thời xưa( dẫn chứng-phân tích).
+ Đọc những tác phẩm của các nhà thơ nhà văn Việt Nam hiện đại như Hồ Chí Minh, Thạch Lam, Xuân Quỳnh, Minh Hương, Hà ánh Minh… ta thấy được trong các trang viết ấy hình ảnh thiên nhiên, đất nước, con người Việt thật đẹp đẽ đáng yêu( dẫn chứng-phân tích).
, Nói “Văn chương còn sáng tạo ra sự sống” là sự khẳng định: mỗi nhà văn, nhà thơ là những kĩ sư tâm hồn, luôn sáng tạo tìm tòi và thể hiện cuộc sống theo một cách riêng tuỳ thuộc vào vốn sống, tài năng và tâm hồn của họ. Thế giới tâm hồn con người vô cùng bao la , vô tận bởi đó là một “Tiểu vũ trụ” cho nên văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Điều ấy có nghĩa là: qua các tác phẩm văn chương, bằng trí tưởng tượng bay bổng, bằng khát vọng và tình cảm nhân văn cao đẹp,…nhà văn dựng nên trong tác phẩm bức tranh đời sống mà có thể bức tranh đời sống hiện tại không có hoặc chưa có, để mọi người phấn đấu, xây dựng biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.
- Chứng minh:
+ Qua việc ca ngợi mảnh đất và con người Sài Gòn trong "Sài Gòn tôi yêu", nhà văn Minh Hương mong muốn mọi người đều yêu Sài Gòn như ông. Tình yêu sẽ thúc đẩy con người làm nhiều điều tốt đẹp. Yêu Sài Gòn, mọi người sẽ góp phần tích cực giữ gìn và xây dựng một Sài Gòn đẹp hơn, đáng yên hơn.
+ Đọc truyện" Cuộc chia tay của những con búp bê" của Khánh Hoài, chúng ta thấy xót xa cho cảnh ngộ của hai chị em Thành và Thủy. Ta cũng mơ ước cho hạnh phúc của mỗi gia đình mãi mãi hạnh phúc, để tuổi thơ không phải chịu đựng nỗi đau của sự chia lìa.
+ Lời nhắn gửi ân tình của Thạch Lam với chúng ta về Cốm-Một thứ quà của lúa non, của tình cây và đất, của hồn Việt trong thức quà bình dị.
+ Một ngôi nhà- mái ấm tình thương được Đỗ Phủ mơ ước cho những người nghèo khổ.
- Trong văn chương, tác giả cũng gửi đến bức thông điệp nhắc nhở chúng ta yêu ghét đúng đắn, cộng hưởng niềm vui, nỗi buồn, mơ ước với nhà văn để làm những điều thiện, điều có ích để cuộc sống tốt đẹp hơn, mới mẻ hơn(lấy dẫn chứng trong "Sống chết mặc bay", “Một thứ quà của lúa non-Cốm”, "Tiếng gà trưa"…)
* Khái quát: Sau những áng văn chương, sự sống bao giờ cũng được nối dài, được phát triển trong tâm hồn, ý chí, khát vọng và hành động của bạn đọc. Đó chính là nhiệm vụ sáng tạo ra sự sống như Hoài Thanh đã quan niệm. Với cách nói ngắn gọn, súc tích"…", Hoài Thanh đã giúp ta hiểu hơn một trong những nhiệm vụ, ý nghĩa của văn chương. Nhờ đó chúng ta đọc văn chương, suy ngẫm về văn chương được sáng tỏ và sâu sắc hơn.
Chú thích:In đậm :Câu bị động