Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu tâm trạng của Hồ Xuân Hương qua tác phẩm Tự tình 2

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
968
0
0
Học tốt là số 1
25/12/2017 08:35:27
Hồ Xuân Hương, nữ sĩ nổi tiếng thế kỉ XVIII đã được nhà thơ Xuân Diệu tôn vinh là “Bà chúa thơ Nồm”. Theo giai thoại lưu truyền trong dân gian thì bà là người đa tài, đa tình, tính cách phóng khoáng và giao thiệp rộng, có rất nhiều bạn văn chương. Tuy thế, đường tình duyên của nữ sĩ lại vô cùng lận đận, mấy lần lấy chồng đều không toại nguyện, vì thế mà bà luôn sống trong tam trạng cô đơn. Bài thơ Kể nỗi lòng (Tự tình II) có lẽ được sáng tác trong hoàn cảnh ấy.
Trong một ngày thì lúc hoàng hôn hay đêm khuya thanh vắng thường dễ gợi buồn nhất. Với những người đa cảm như Xuân Hương, đây là thời điểm mình sống thực với lòng mình và chắc là tâm trạng của bà sau bao sóng gió cuộc đời cũng chẳng khác mấy tâm trạng Thuý Kiều khi một mình một bóng trước ngọn đèn khuya: Khi tĩnh rượu, lúc tàn canh, Giật mình mình lại thương mình xót xa !
Những cơn sóng cảm xúc đang cuộn xoáy trong lòng khiến nữ sĩ suy tư trăn trở, thao thức thâu đêm. Tiếng trống cầm canh lâu lâu lại điểm, báo thời gian đang trôi qua:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Bước chân của đêm tối mới nặng nề, chậm chạp làm sao! Chậm chạp nhưng nó vẫn đi, còn tâm trạng buồn thương của con người trong đêm khuya thì lắng đọng và chốc chốc lại như dồn như thúc, như chồng chất thêm lên khiến cho lòng càng nặng trĩu. Nỗi đau đời âm ỉ, dai dẳng thiêu đốt tâm can nữ sĩ bấy lâu nay bật thốt thành lời chua chát, đắng cay. Hổng nhan là gương mặt đẹp, thường được dùng để chỉ phụ nữ nói chung và những người con gái đẹp nói riêng. Nhưng lại gọi với ý mĩa mai là cái hổng nhan thì nữ sĩ đã hạ nó xuống ngang hàng với những vật vô tri vô giác. Chao ôi! Biết bao là xót xa, hờn tủi trong cách gọi bất bình thường ấy! Lại còn trơ ra đó với nước non, có nghĩa là đã chai sạn mọi cảm giác, cảm xúc chứ không phải là trơ trọi trước cảnh nước non dào dạt sức sống, sức yêu. Đó là tình cảnh và tâm trạng bi đát của nữ sĩ ở giờ khắc đặc biệt này.
Tưởng như nỗi bất hạnh đã khiến tâm hồn hoá thành gỗ đá nhưng không phải. Trái tim còn đập nên ý thức vẫn còn, nữ sĩ đành say cho quên vậy:
Chén rượu hương đưa say lại tĩnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Muốn mượn chén rượu thdm để say cho quên hết mọi đau khổ, bẽ bàng, lỡ lầm, dối trá… nhưng khổ nỗi không sao quên được. Hết say lại tỉnh mà bao hững hờ, dối trá của người đời vẫn sờ sờ ra đó và nỗi bẽ bàng, đau khổ của mình thì cũng cứ còn nguyên. Ước mong có được một mảy may bù đắp, một chút an ủi mà nào có được! vầng trăng bóng xế giống như đời mình đã ngả chiều. Chờ đợi mỏi mòn mà ước mong cũng như vầng trăng kia cứ khuyết chưa tròn. Vậy thì biết đến bao giờ trăng mới tròn, hỡi trời !
Tĩnh thì đau khổ nhưng mình vẫn còn được là mình không đến nỗi tuyệt vọng. Niềm tin của nữ sĩ vẫn còn, trước hết là tin ở lòng mình, sức mình. Lời dạy của trời đất sâu kín mà rành rành trước mắt, ngụ ở ngay trong rêu trong đá:
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mấy, đá mấy hòn.
Rêu yếu ớt là thế mà từng đám, từng đám vẫn tung sức sống xiên ngang mặt đất đón ánh mặt trời. Đá im lìm là vậy mà hòn nọ tảng kia như đua nhau đâm toạc chân mây để khẳng định sự hiện diện của mình. Cách đặt câu. đảo ngược đưa tính từ lên trước đã nhấn mạnh sức sống bất diệt của thiên nhiên. Mình là con người nên đâu có thể dễ dàng biến thành gỗ đá được?!
Con người cô độc, bất hạnh trong thời điểm đó, không gian đó dường như chợt bừng tĩnh, muốn làm theo rêu theo đá, xiên ngang, đâm toạc tất cả những gì ngăn trở, ràng buộc, giam hãm, huỷ hoại thân phận mình, cuộc đời mình. Khổ nỗi, thực tế xã hội với bao dối trá, lạnh nhạt, chưa kể áp bức, bất công… vẫn nhơn nhơn còn đó. Mà trái tim luôn rạo rực cảm xúc của nữ sĩ đâu có chịu im tiếng. Nó có nhu cầu cấp thiết là được bày tỏ và chia sẻ:
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
Ngày tháng cứ tuần tự trôi qua. Xuân đi xuân lại lại theo nhịp tuần hoàn của đất trời, nhưng trước đôi mắt đầy tâm trạng của nữ sĩ thì nó lại như một sự cố tình trêu ngươi, vì mùa xuân của đời người chỉ có qua đi mà không bao giờ trở lại. Vậy thì có đáng buồn, đáng chán hay không? Ngẫm đến mình thì tuổi xuân trôi qua đã lâu, tình thì chỉ còn một mảnh. Cụ thể hoá tình yêu đến như thế thì quả là nữ sĩ không chỉ chán chường mà còn ngao ngán đến cực độ. Tuy nhiên vẫn chưa phải là tuyệt vọng. Dẫu tình yêu, tình đời chĩ còn một mảnh tí con con nhưng nữ sĩ vẫn muốn ,tiếp tục đem san sẻ với mong ước chân thành là để cho nhân tình thế thái đỡ xanh như lá, bạc như vôi. Đọc kĩ câu thơ, ta nghe như nỗi hờn giận, đau xót thấm đến tận chân tơ kẽ tóc, đến từng tế bào nhưng nữ sĩ vẫn không nguôi hi vọng.
Bài thơ Kể nỗi lòng in đậm dấu ấn cá tính và phong cách thơ Xuân Hương. Đúng là bài thơ trĩu nặng một nỗi buồn nhưng không hể bi lụy. Cốt cách cứng cỏi, tâm hổn nhạy cảm và mạnh mẽ đã giúp nữ sĩ vượt qua bao bất hạnh của cuộc đời. Bài thơ vừa là tiếng lòng riêng của nữ sĩ, vừa lồ tiếng lòng chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến thuở ấy- Dù buồn đến đâu thì nữ sĩ vẫn đắm say, thiết tha với cuộc sống. Đó là điều cốt lõi rất đáng trân trọng của Hồ Xuân Hương – “Bà chúa thơ Nôm

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
25/12/2017 13:07:13
Hồ Xuân Hương là một tác giả thơ có bản sắc tương đối rõ nét. Bản sắc ấy càng được khẳng định và biểu hiện dưới nhiều sắc thái qua mỗi bài thơ. Thơ Hồ Xuân Hương giàu tâm trạng, giàu nỗi niềm tâm sự. Nếu thi ca là sự tự thể hiện ở mức cao nhất cái tôi trữ tình của nhà thơ, thì ở Hồ Xuân Hương đặc điểm bản chất này của thơ càng được bộc lộ nổi bật. Nhiều bài thơ của bà là sự giãi bày tâm sự. Một trong số đó là thi phẩm Tự tình.
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã nêu lên bối cảnh của một không gian và thời gian. Giữa đêm khuya thanh vắng, thấp thoáng hiện lên hình dáng một người phụ nữ. Đứng trước không gian bao la, rộng lớn của non sông, Hồ Xuân Hương đối diện với sự vô cùng vô tận của không gian, cũng là đối diện với cõi lòng sâu thăm thẳm, u uất tâm sự, nỗi niềm của chính mình. Thật là khó tránh khỏi cảm giác rợn ngợp, thanh vắng, buồn tẻ, trống trải đến nao lòng. Với tâm trạng cô đơn chán chường, “Bà chúa thơ Nôm” đã cảm nhận kiếp người thật là nhỏ nhoi, phù du. Sự cô đơn đã bám riết lấy bà ngay cả lúc đêm khuya. Nó như con sâu, con mọt gặm nhấm, cắn xé, đục khoét tâm hồn bà khiến bà bứt rứt, đứng ngồi không yên, ngay cả khi nghe tiếng trống canh cũng thây ngột ngạt, bối rối.
Không thể cứ mãi “thu chân bó gối” mà thấm thía cô đơn, bẽ bàng, phũ phàng mãi được! Bà đã tìm ra một giải pháp tạm thời: “Mượn rượu giải sầu”. Thế nhưng cay đắng thay:
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh.
Càng uống lại càng tỉnh. Càng muốn quên thì những kí ức đau buồn lại thi nhau ùa về như muốn “trêu ngươi”người nữ sĩ tài hoa này. Vòng đời luẩn quẩn, bế tắc, sự chán chường, trầm uất của tâm hồn đang dâng ngập trong ánh mắt u buồn, bờ môi run rẩy, “thu cuối mùa” của Hồ Xuân Hương. Bà đang chờ đợi điều gì? Người phụ nữ tài hoa, sắc sảo, thông minh bậc nhất lúc bây giờ nhưng lại lận đận về đường tình duyên, hai lần sang ngang đều bị đứt gánh giữa đường này, luôn khao khát yêu đương, khát vọng tình yêu luôn cháy bỏng trong con người “Bà chúa thơ Nôm”. “Khát vọng tình yêu” khác với “ước vọng tình yêu”. Ước vọng chỉ mới là ước mong, còn khát vọng thì đã đạt đến “đỉnh” của sự đam mê cháy bỏng, mãnh liệt, rạo rực, “bồi hồi trong ngực trẻ”, không có giới hạn. Khát vọng sôi sục mà vẫn tinh tế, đầy nữ tính. Thế nhưng, khốn nạn thay, đau xót thay, bẽ bàng thay cho Hồ Xuân Hương khi:
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Đời người là hạn hẹp, thời gian là vĩnh hằng, vũ trụ thì vô tận... Bánh xe thời gian như bóng câu bên cửa sổ mà con gái thì có thì... Thời gian lặng lẽ trôi, tuổi xuân cũng qua đi mà tình duyên vẫn không trọn vẹn, hạnh phúc vẫn lỡ làng. Hạnh phúc giống như một thứ quả ngọt xa xôi, quá tầm tay với của nữ sĩ, nó khiến bà khắc khoải, day dứt không thể níu kéo. Vầng trăng trên cao dường như cũng soi thấu những run rẩy, thảng thốt, hoảng hốt trong lòng bà khi chạnh lòng nghĩ về thân phận lẻ loi, hẩm hiu của mình. Giọng điệu ngôn ngữ, hình ảnh của câu thơ giống như một tiếng nấc nghẹn ngào, chua xót, thổn thức đến trào nước mắt, phải cắn chặt môi đến bật máu tươi mới ngăn tiếng khóc thành lời! Thử hỏi, đọc đến đây ai mà không xúc động, thương xót, cám cảnh thay cho Hồ Xuân Hương? Và tự hỏi phải chăng “khách má hồng” luôn gặp nhiều nỗi truân chuyên? Phải chăng “bạc mệnh” là lời chung cho những người phụ nữ tài hoa khi xưa?
Ông vua thơ tình Xuân Diệu cho rằng:
Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo
Hãy để tuổi trẻ nói hộ tình yêu.
Với Hồ Xuân Hương, cảm xúc đã tự chọn được ngôn ngữ riêng trong thơ của bà. Hậu sinh chúng ta nhìn thấy bà vĩ đại ở chỗ: sử dụng Tiếng Việt một cách tài hoa tinh tế, đã phát huy cao độ khả năng biểu cảm của ngôn ngữ dân tộc (chữ Nôm) một cách khéo léo tài tình mà trước đó đến cả sau này ít có ai sánh kịp.
Ở câu thơ thứ ba, mầm mống phản kháng, vùng lên đã bắt đầu được nhen nhóm khi bà trích dẫn mình “nốc rượu ào ào” giữa đêm khuya. Hình ảnh vốn dĩ dành cho mày râu, đến những nho sĩ “dài lưng tốn vải” còn chưa dám thử chứ đừng nói gì đến phận gái dịu dàng, thùy mị, đoan trang, thướt tha nơi khuê phòng như Hồ Xuân Hương.
“Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã tận đầy”. “Con giun xéo mãi cũng quằn”. Tâm trạng bức bối, bị đè nén cũng sẽ bị bùng nổ, cũng giống như trái bóng bay quá căng thì sẽ “Bùm!”.. Bức tranh thiên nhiên dưới bàn tay tài hoa, góc nhìn mới lạ, mô tả bằng những từ rất “đắt”, hiện lên giống như một con sóng lớn chuyển động mạnh mẽ, khuấy đạp, chao đảo mãnh liệt. Cái buồn không có đất sống lâu trong con người có bản tính vui nhộn, lạc quan, yêu đời như Hồ Xuân Hương. Sự phẫn uất của thiên nhiên cũng là sự phẫn uất của tâm trạng “không thể sống mãi như vậy được!”. Sự phẫn uất, tinh thần đấu tranh, vùng lên, phản kháng cũng đã nổi sóng trong con người bà. Câu thơ hào sảng, khí phách, táo bạo, mãnh liệt, dữ dội, mang màu sắc “tự do chủ nghĩa”,điểm thêm một chút “phố xá” như chính con người thật của bà. Con người khi đã trải qua biết bao đau đớn, khổ nhục, nếm đủ mọi điều bi ai trần thế nhưng không vì thế mà tâm hồn chai sạn, sức sống mãnh liệt, niềm lạc quan yêu đời vẫn âm ỉ cháy sục sôi trong lòng bà, chờ thời cơ bùng nổ:
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Bằng hai câu thơ trên, Hồ Xuân Hương đã phá vỡ nghi thức hàn lâm, đạo mạo trong văn chương lúc bấy giờ. Câu thơ mang sắc thái táo bạo, dữ dội, pha chút chân thành, không hề giấu diếm khát vọng tình yêu của mình. Bà là một tiếng thơ - có thể nói là sớm nhất của một người phụ nữ đã chủ động yêu và đòi quyền được yêu (Ở thời phong kiến nam quyền xưa, vốn khinh rẻ phụ nữ. Người ta quen nhìn phụ nữ dưới vai trò yếu đuôi, thụ động).
Khi tự mình lên gân, hết mình chống đỡ, vận dụng lí trí, nghị lực để vực mình đứng dậy, Hồ Xuân Hương lại chùng xuống khi đối diện với chính mình. Bà lại ngao ngán, chấp nhận số phận trong cơn phẫn uất cực điểm. Bà lại bật lên tiếng thở dài ai oán “Một mình mình lại thương mình xót xa” trong căn phòng không, chiếc gối lẻ loi một mình. Câu thơ bất lực, chứa đầy nét thương thân:
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con!
Giọng thơ uất ức, hờn tủi cũng “góp phần” tạo thêm sự tù túng, bức bối, ngột ngạt với bao cay đắng, chán chường của nữ sĩ. Thế nhưng, càng đau khổ, càng bế tắc, cô đơn thì Hồ Xuân Hương càng khao khát sẻ chia, khao khát hạnh phúc, khao khát yêu và được yêu, vẫn chờ đợi tình yêu đích thực băng cả sự trinh bạch của tâm hồn: cái mà không một sự tàn phá, va đập nào của thời gian chạm tới được.
Sự tự tin, cá tính mạnh mẽ, sức sống mảnh liệt dường như đã bén rễ trong tâm hồn bà. Sóng gió, bão táp khắc nghiệt của đường đời không làm nó lụi tàn mà dường như tiếp thêm động lực để nó ra hoa, kết trái, tươi tốt thêm.
Tâm sự của bà cũng là nỗi lòng, tiếng nói của người phụ nữ lúc bấy giờ. Bà thấu hiểu nỗi niềm tiếng lòng của chị em phụ nữ từ xưa và đến cả bây giờ. Khao khát yêu đương, khao khát vươn lên, khao khát sống hạnh phúc là mong muốn của mọi phụ nữ. Một nhà thơ chân chính là phải đi sâu vào hiện thực để nghe tâm hồn của thời đại. Hồ Xuân Hương đã thực hiện điều này rất thành công. Đề tài về cuộc sống, thân phận, khát vọng vẻ đẹp của người phụ nữ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong hầu hết các tác phẩm của bà. Tiếng nói, hành động của bà đã góp phần mở đường cho phong trào giải phóng phụ nữ. Với tài năng độc đáo như vậy, không phải ngẫu nhiên mà Hoàng Trung Thông đã viết:
Ai thẹn thì cúi đầu,
Ai thích thì nghĩ láu.
1
0
Bạch Dương
25/12/2017 16:32:41
Hồ Xuân Hương là một trong những nữ thi sĩ suất sắc của Việt Nam, số lượng tác phẩm bà để lại khá nhiều, và phong cách sáng tác thơ chủ yếu của Hồ Xuân Hương chính là tả cảnh ngụ tình. Bà còn được biết đến với hình ảnh của một nữ nhà thơ viết nhiều về thân phận người phụ nữ, là người dũng cảm đề cao vẻ đẹp, sự hi sinh và đức hạnh của người phụ nữ, đồng thời lên tiếng bênh vực cho họ và phê phán lên án gay gắt chế độ xã hội cũ. Tự tình là một trong những bài thơ hay, chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc của chính tác giả và cũng là của người phụ nữ nói chung.
Bài thơ Tự tình mở đầu với 2 câu thơ vừa tả cảnh nhưng cũng tả hình ảnh của một người phụ nữ - hay có thể gọi là hồng nhan. Nhưng tiếc thay, hồng nhan đó lại rơi vào hoàn cảnh cô đơn trống vắng, giữa đêm khuya u tịch.
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
Những cơn sóng cảm xúc đang cuộn xoáy trong lòng khiến nữ sĩ suy tư trăn trở, thao thức thâu đêm. Tiếng trống cầm canh lâu lâu lại điểm, báo thời gian đang trôi qua. Bước chân của đêm tối mới nặng nề càng làm in sâu nỗi đau đời âm ỉ, dai dẳng thiêu đốt tâm can nữ sĩ bấy lâu nay bật thốt thành lời chua chát, đắng cay. Hồng nhan là gương mặt đẹp, thường được dùng để chỉ phụ nữ nói chung và những người con gái đẹp nói riêng. Là một người phụ nữ có nhan sắc, nhưng lại được miêu tả “trơ với nước non”. Trước cuộc đời rộng lớn, người phụ nữ đó nhận ra thân phận của mình lẻ loi đơn chiếc, và âm thanh của trống cầm canh lại càng điểm thêm một nỗi buồn, trống vắng khó tả. Người phụ nữ ấy đã tìm đến rượu để giải sầu:
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Những tưởng như nỗi bất hạnh đã khiến tâm hồn hoá thành gỗ đá nhưng không phải. Trái tim còn đập nên ý thức vẫn còn, nữ sĩ đành say cho quên vậy. Mỗi khi có chuyện gì đó sầu muộn, người xưa thường tìm đến trăng đến rượu để ngỏ cùng bầu tâm sự. Chỉ muốn uống thật say, hương rượu thật nồng để quên đi tất cả, nhưng nghịch lí thay, chén rượu đưa lên mũi, hương nồng vào mũi nhưng người muốn say nhưng tâm và suy nghĩ vẫn đang rất tỉnh. Không có nỗi buồn nào biến mất ở đây, mà càng làm hiện hữu rõ nỗi lòng của người phụ nữ lúc này. Hình ảnh vầng trăng xuất hiện nhưng khuyết chưa tròn. Phải chăng, ngụ ý cho thân phận cho hạnh phúc của chính tác giả. Là người tài giỏi nhưng duyên phận hẩm hiu, chưa một lần trọn ven. Tuổi xuân dần đi qua mà hạnh phúc vẫn chưa tới bến đỗ.
Tỉnh thì đau khổ nhưng mình vẫn còn được là mình không đến nỗi tuyệt vọng. Lời dạy của trời đất sâu kín mà rành rành trước mắt, ngụ ở ngay trong rêu đá. Hình ảnh rêu được đưa ra đây nhưng mang những dụ ý sâu xa của tác giả Hồ Xuân Hương, rêu là loài mỏng manh nhỏ bé nhưng lại có sức sống vô cùng mạnh mẽ, không dừng lại đó, ở bất cứ một điều kiện nào thì nó vẫn có thể tươi tốt,dù là điều kiện sống như thế nào đi chăng nữa. Hình ảnh rêu từng đám đâm xuyên ngang mặt đất gợi ra cho chúng ta những liên tưởng mạnh mẽ về sự phản kháng mạnh mẽ cũng như sự chống đối của nó với thứ có thể mạnh hơn nó. Hình ảnh đá cũng vậy, đối lập với sự nhỏ bé của những viên đá với sự rộng lớn của trời đất, nó lại càng làm nổi bật sức mạnh của những viên đá, quả thực nó không tầm thường một tí nào. Sự đồng điệu của người và thiên nhiên, luôn đối mặt với khó khăn thách thức nhưng chưa bao giờ đi đến thành công. Kiếp làm vợ lẽ, dù cố thoát ra nhưng vẫn không được. Cho nên mới có 2 câu cuối:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”
Thiên nhiên thuận theo đất trời, xuân đi rồi xuân lại tới, nhưng con người lại khác, với người phụ nữ tuổi xuân trôi đi nhưng chẳng bao giờ quay lại thêm một lần nào nữa. Lại càng đáng buồn hơn cho nhưng số phận hẩm hưu, chờ mong cả tuổi xuân, chờ có một niềm hạnh phúc trọng vẹn nhưng nào đâu có được. Trước sự lẻ loi, chán chường mà Hồ Xuân Hương đã sử dụng” ngán” phần nào nói lên được nỗi lòng của thi sĩ bây giờ. Mảnh tình đã bé lại còn phải san sẻ, chia nhỏ ra. Không được hưởng một tình yêu một hạnh phúc trọn vẹn, tới khi tìm đến với hạnh phúc lại phải san sẻ, thật quả là đáng thương. Qua đây cũng ngầm ẩn ý về những số phận của người phụ nữ, chịu cảnh thê thiếp, dưới chế độ cũ không được coi trọng và không có quyền lên tiếng.
Tự tình là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách cũng như tư tưởng của Hồ Xuân Hương đặc biệt là những vấn đề xoay quanh người phụ nữ. Bài thơ trĩu nặng một nỗi buồn nhưng không hề bi lụy bởi nổi bật lên trên hết là cốt cách cứng cỏi, tâm hồn nhạy cảm và mạnh mẽ đã giúp nữ sĩ vượt qua bao bất hạnh của cuộc đời. Bài thơ vừa là tiếng lòng riêng của nữ sĩ, vừa là tiếng lòng chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến thuở ấy. Qua đây chúng ta cũng thấy được một Hồ Xuân Hương vừa yếu mềm nhưng cũng thật ngang tàng mạnh mẽ khi dám bộc lộ những suy nghĩ của chính mình.
1
0
Bạch Ca
10/01/2018 13:14:32
Hồ Xuân Hương là một trong những nữ thi sĩ suất sắc của Việt Nam, số lượng tác phẩm bà để lại khá nhiều, và phong cách sáng tác thơ chủ yếu của Hồ Xuân Hương chính là tả cảnh ngụ tình. Bà còn được biết đến với hình ảnh của một nữ nhà thơ viết nhiều về thân phận người phụ nữ, là người dũng cảm đề cao vẻ đẹp, sự hi sinh và đức hạnh của người phụ nữ, đồng thời lên tiếng bênh vực cho họ và phê phán lên án gay gắt chế độ xã hội cũ. Tự tình là một trong những bài thơ hay, chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc của chính tác giả và cũng là của người phụ nữ nói chung.
Bài thơ Tự tình mở đầu với 2 câu thơ vừa tả cảnh nhưng cũng tả hình ảnh của một người phụ nữ - hay có thể gọi là hồng nhan. Nhưng tiếc thay, hồng nhan đó lại rơi vào hoàn cảnh cô đơn trống vắng, giữa đêm khuya u tịch.
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
Những cơn sóng cảm xúc đang cuộn xoáy trong lòng khiến nữ sĩ suy tư trăn trở, thao thức thâu đêm. Tiếng trống cầm canh lâu lâu lại điểm, báo thời gian đang trôi qua. Bước chân của đêm tối mới nặng nề càng làm in sâu nỗi đau đời âm ỉ, dai dẳng thiêu đốt tâm can nữ sĩ bấy lâu nay bật thốt thành lời chua chát, đắng cay. Hồng nhan là gương mặt đẹp, thường được dùng để chỉ phụ nữ nói chung và những người con gái đẹp nói riêng. Là một người phụ nữ có nhan sắc, nhưng lại được miêu tả “trơ với nước non”. Trước cuộc đời rộng lớn, người phụ nữ đó nhận ra thân phận của mình lẻ loi đơn chiếc, và âm thanh của trống cầm canh lại càng điểm thêm một nỗi buồn, trống vắng khó tả. Người phụ nữ ấy đã tìm đến rượu để giải sầu:
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Những tưởng như nỗi bất hạnh đã khiến tâm hồn hoá thành gỗ đá nhưng không phải. Trái tim còn đập nên ý thức vẫn còn, nữ sĩ đành say cho quên vậy. Mỗi khi có chuyện gì đó sầu muộn, người xưa thường tìm đến trăng đến rượu để ngỏ cùng bầu tâm sự. Chỉ muốn uống thật say, hương rượu thật nồng để quên đi tất cả, nhưng nghịch lí thay, chén rượu đưa lên mũi, hương nồng vào mũi nhưng người muốn say nhưng tâm và suy nghĩ vẫn đang rất tỉnh. Không có nỗi buồn nào biến mất ở đây, mà càng làm hiện hữu rõ nỗi lòng của người phụ nữ lúc này. Hình ảnh vầng trăng xuất hiện nhưng khuyết chưa tròn. Phải chăng, ngụ ý cho thân phận cho hạnh phúc của chính tác giả. Là người tài giỏi nhưng duyên phận hẩm hiu, chưa một lần trọn ven. Tuổi xuân dần đi qua mà hạnh phúc vẫn chưa tới bến đỗ.
Tỉnh thì đau khổ nhưng mình vẫn còn được là mình không đến nỗi tuyệt vọng. Lời dạy của trời đất sâu kín mà rành rành trước mắt, ngụ ở ngay trong rêu đá. Hình ảnh rêu được đưa ra đây nhưng mang những dụ ý sâu xa của tác giả Hồ Xuân Hương, rêu là loài mỏng manh nhỏ bé nhưng lại có sức sống vô cùng mạnh mẽ, không dừng lại đó, ở bất cứ một điều kiện nào thì nó vẫn có thể tươi tốt,dù là điều kiện sống như thế nào đi chăng nữa. Hình ảnh rêu từng đám đâm xuyên ngang mặt đất gợi ra cho chúng ta những liên tưởng mạnh mẽ về sự phản kháng mạnh mẽ cũng như sự chống đối của nó với thứ có thể mạnh hơn nó. Hình ảnh đá cũng vậy, đối lập với sự nhỏ bé của những viên đá với sự rộng lớn của trời đất, nó lại càng làm nổi bật sức mạnh của những viên đá, quả thực nó không tầm thường một tí nào. Sự đồng điệu của người và thiên nhiên, luôn đối mặt với khó khăn thách thức nhưng chưa bao giờ đi đến thành công. Kiếp làm vợ lẽ, dù cố thoát ra nhưng vẫn không được. Cho nên mới có 2 câu cuối:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”
Thiên nhiên thuận theo đất trời, xuân đi rồi xuân lại tới, nhưng con người lại khác, với người phụ nữ tuổi xuân trôi đi nhưng chẳng bao giờ quay lại thêm một lần nào nữa. Lại càng đáng buồn hơn cho nhưng số phận hẩm hưu, chờ mong cả tuổi xuân, chờ có một niềm hạnh phúc trọng vẹn nhưng nào đâu có được. Trước sự lẻ loi, chán chường mà Hồ Xuân Hương đã sử dụng” ngán” phần nào nói lên được nỗi lòng của thi sĩ bây giờ. Mảnh tình đã bé lại còn phải san sẻ, chia nhỏ ra. Không được hưởng một tình yêu một hạnh phúc trọn vẹn, tới khi tìm đến với hạnh phúc lại phải san sẻ, thật quả là đáng thương. Qua đây cũng ngầm ẩn ý về những số phận của người phụ nữ, chịu cảnh thê thiếp, dưới chế độ cũ không được coi trọng và không có quyền lên tiếng.
Tự tình là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách cũng như tư tưởng của Hồ Xuân Hương đặc biệt là những vấn đề xoay quanh người phụ nữ. Bài thơ trĩu nặng một nỗi buồn nhưng không hề bi lụy bởi nổi bật lên trên hết là cốt cách cứng cỏi, tâm hồn nhạy cảm và mạnh mẽ đã giúp nữ sĩ vượt qua bao bất hạnh của cuộc đời. Bài thơ vừa là tiếng lòng riêng của nữ sĩ, vừa là tiếng lòng chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến thuở ấy. Qua đây chúng ta cũng thấy được một Hồ Xuân Hương vừa yếu mềm nhưng cũng thật ngang tàng mạnh mẽ khi dám bộc lộ những suy nghĩ của chính mình

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×