1/
Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội và đã thu được những thành tựu bước đầu song chưa đủ để thay đổi căn bản bộ mặt của châu lục này.
*Về kinh tế:
- Nhiều nước vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, đói nghèo.
- Nợ nần và phụ thuộc vào nước ngoài,…
*Về xã hội: ngày càng khó khăn, không ổn định:
- Xung đột về sắc tộc và tôn giáo, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miên.
- Bệnh tật và mù chữ.
- Sự bùng nổ dân số,…
2/
- Nhiều nước Châu Phi vẫn trong tình trạng đói nghèo, lạc hậu., nợ nần chồng chất. Hiện nay châu Phi có 57 quốc gia, nhưng 32 nước xếp vào nhóm nghèo nhất thế giới, 2/3 dân số châu Phi không đủ ăn, 1/4 dân số đói kinh niên (150 triệu người).
- Các cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu do mâu thuẫn sắc tộc hoặc tôn giáo vẫn thường xuyên sảy ra.
- Các loại dịch bệnh hoành hoành.
- Tỉ lệ tăng dân số cao nhất thế giới.
- Tỉ lệ người mù chữ cao nhất thế giới.
3/- Trước đó, châu Phi nằm dưới sự thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ và được loi là “lục địa ngủ yên” khi chưa nổi dậy đấu tranh giành lại độc lập.
- Tuy nhiên, sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh ở Mĩ Latinh chịu tác động bởi nhiều nhân tố.
+ Nhân tố khách quan: Sự kết thúc Thế chiến thứ hai cũng như những thay đổi về tình hình quốc tế sau chiến tranh đã thúc đẩy phong trào độc lập dân tộc tại châu Phi…
Thất bại của chủ nghĩa phát xít, sự suy yếu của Anh và Pháp, hai quốc gia thống trị nhiều vùng thuộc địa tại châu Phi tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trước hết là của Việt Nam và Trung Quốc đã cổ vũ cuộc đấu tranh giải phóng ở châu Phi.
+ Nhân tố chủ quan: Sau chiến tranh, lực lượng cách mạng ở châu Phi đã có sự trưởng thành vượt bậc… châu Phi đã thành lập được tổ chức lãnh đạo là “tổ chức thống nhất châu Phi” (OAU) năm 1963; giữ vai trò quan trọng trong việc phối hợp hoạt động và thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh cách mạng của các nước châu Phi… Giai cấp tư sản châu Phi ngày càng trưởng thành, nhanh chóng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng thông qua các chính đảng hoặc các tổ chức chính trị của mình. Nhân dân châu Phi đã tận dụng mọi thời cơ tổ chức dấu tranh với nhiều hình thức phong phí nhưng chủ yếu vần là đấu tranh chính trị để gây áp lực với kẻ thù… Mọi đường lối dấu tranh giải phóng dân tộc luôn nhận được sự đồng tình ủng hộ to lớn của các tầng lớp nhân dân…
=> Với các nhân tố khách quan và chủ quan trên, phong trào dấu tranh chống chủ nghĩa thực dân đã diễn ra sôi nổi ở châu lục này, được mệnh danh là “lục địa mới trỗi dậy”.