*Giáo dục:
Nhà Lê sơ rất quan tâm đến giáo dục và việc đào tạo nhân tài:
- Dựng lại Quốc tử giám ở kinh đô Thăng Long, mở trường ở các lộ.
- Mọi người đều có thể đi học, đi thi.
- Tuyển chọn người có tài, có đức làm thầy giáo.
- Mở khoa thi để chọn người tài ra làm quan.
- Những người thi đỗ tiến sĩ trở lên được vua ban áo mũ, phẩm tước, được vinh quy bái tổ, được khắc tên vào bia đá đặt ở Văn Miêu (bia tiến sĩ).
- Tình hình giáo dục, thi cử thời Lê sơ phát triển, đạt nhiều thành tựu rực rỡ với ý thức đề cao vị trí của một dân tộc “vốn xưng nền văn hiến đã lâu”. Nhà nước thời Lê sơ sớm quan tâm đến giáo dục, đào tạo nhân tài. Tinh thần này được nâng lên đến đỉnh cao dưới thời vua Lê Thánh Tông. Các khoa thi được tổ chức đều đặn 3 năm một lần ở địa phương cũng như ở kinh đô. Số người đỗ đạt ngày càng nhiều, trình độ dân trí được nâng cao, số trưởng học tăng lên. Giáo dục mở rộng cho nhiều đối tượng.
- Trong thi cử, cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng.
*Văn hóa:
- Văn học:
+ Văn học chữ Hán có nhũng tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quỳnh uyển cửu ca...
+ Văn thơ chữ Nôm có: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn.
- Khoa học:
+ Sử học có các tác phẩm: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục, Việt giám thông khảo tổng luận...
+ Địa lí có các tác phẩm: Hồng Đức hàn đồ, Dư địa chí, An Nam hình thang đồ.
+ Y học có: Bản thảo thực vật toát yếu.
+ Toán học có: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật:
+ Nghệ thuật sân khấu như: ca, múa, nhạc, chèo, tuồng.
+ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hoá).