Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nếu truyện cổ tích chiếu rọi một ánh sáng hi vọng vào một cuộc sống khác, khác hẳn cuộc đời hàng ngày tẻ nhạt, khô cằn thì ca dao dân ca tìm thi hứng ngay ở cái cuộc đời hàng ngày đó. Bằng những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ nhận định trên

Đề số 5: "Nếu truyện cổ tích chiếu rọi một ánh sáng hi vọng vào một cuộc sống khác, khác hẳn cuộc đời hàng ngày tẻ nhạt, khô cằn thì ca dao dân ca tìm thi hứng ngay ở cái cuộc đời hàng ngày đó". Bằng những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Đề số 6: Một người Việt Nam đi du lịch nhiều nơi, khi trở về nhà, bạn bè, người thân đến hỏi nơi nào đẹp nhất, anh ta trả lời: "Không nơi nào đẹp bằng quê hương". Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng những bài ca dao viết về quê hương, hãy trình bày những cảm nhận của riêng mình đối với tình yêu quê nhà ẩn chứa trong lòng mỗi con người Việt Nam.
Đề số 7: Bàn về vai trò và vị trí của nhà văn trong xã hội, có người cho rằng: "Nhà văn là kĩ sư tâm hồn". Em hãy giải thích ý kiến trên. Bằng việc cảm nhận một số văn bản nghệ thuật chọn lọc trong chương trình Ngữ văn 7, em hãy làm rõ thiên chức và sứ mệnh cao cả của nhà văn trong việc bồi đắp tâm hồn con người.
Giúp e với mai e thi rồi
4 trả lời
Hỏi chi tiết
5.452
5
2
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
14/05/2017 19:50:10
6
Nhà thơ Chế Lan Viên có hai câu thơ rất nổi tiếng: Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn! Hai câu thơ cho chúng ta thấy môi quan hệ gắn bó thắm thiết giữa người và mảnh đất quê hương thân thương. Cái chân lí phổ quát của đời sống con người ấy không phải chỉ có nhà thơ Chế Lan Viên mới chiêm nghiệm ra mà luôn tồn tại trong dòng máu, hơi thư của người dân Việt Nam chất phác, dung dị, thủy chung, sâu tình, nặng nghĩa. Thật vậy, đất nước Việt Nam ta xinh đẹp khiến mỗi khi xa cách, ai cũng nhớ nhung vời vợi. Mỗi khi nhắc đến hai tiếng “quê hương” thiêng liêng, trong lòng những người Việt xa quê chợt dâng lên niềm tự hào khó tả. Chính vì thế một người Việt Nam đi du lịch nhiều nơi, khi trở về bạn bè, người thân hỏi nơi nào đẹp nhất, người đó trả lời: “Không nơi nào đẹp bằng quê hương.” Đây là một câu trả lời chân thành, thể hiện niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc. Chúng ta hiểu rằng “đẹp” trong câu nói của người ấy không có nghĩa là “đẹp” do những kiến trúc tân kì, diễm lệ tạo nên. Cái “đẹp” ở đây chính là vẻ đẹp của tâm hồn; cái “đẹp” của tình yêu quê hương ngự trị trong lòng của mỗi người Việt Nam “chân lấm tay bùn”, cần cù, chịu thương, chịu khó. Câu trả lời của người ấy gợi cho chúng ta thêm nhiều suy nghĩ. Một con người không thấy quê hương mình đẹp thì người đó không phải là người yêu quê hương. Quê hương Việt Nam ta đẹp lắm. Đẹp làm sao những hàng dừa soi mình bên những dòng sông quanh co, uốn khúc, những lũy tre làng rì rào trong gió. Đẹp làm sao những ánh trăng vàng óng ả khi mùa lúa chín, những giọt sương khuya ướt đọng giàn bầu! Đẹp làm sao dáng mẹ hiền đứng bên mái hiên nhà trông ngóng khi những đứa con đi xa!... Những vẻ đẹp ấy được nhân dân ta truyền lại cho đời sau qua những làn điệu ca dao, dân ca mộc mạc, trữ tình. Ai là người Việt Nam cũng đều quen thuộc với khúc hát tâm tình sau: Anh đi anh nhớ quê nhà  Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước hển đường hôm nao. Khúc hát ngọt ngào ấy cất lên từ nỗi nhớ da diết của một người xa xứ nghe thật cảm động. Ai đi xa mà chẳng nhớ quê hương? Nhưng nỗi nhớ của mỗi người đậm nhạt khác nhau. Anh trai làng nhớ hai món ăn bình dị, dân dã: “canh rau muông”, “cà dầm tương”. Anh không quên những người lao động nghèo khổ, lam lũ quanh năm, “dãi nắng dầm sương” để đem lại cho đời những hạt gạo trắng ngần. Ngoài ra, anh còn nhớ đau đáu hình ảnh ai đó “tát nước bên đàng” trong khoảng thời gian cách đây không xa. Chắc có lẽ đó là hình ảnh cô gái nết na, siêng năng, cần mẫn ở làng anh. Cô gái này chúng ta gặp trong hai câu ca dao: Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi. Tuy quê hương anh không có những món cao lương mĩ vị, không có những phương tiện máy móc hiện đại để làm nghề nông, nhưng nơi đó vẫn hiện lên thật tươi đẹp, một vẻ đẹp đơn sơ, dân dã làm rung động lòng người, làm rơi nước mắt những người dân Việt Nam sông ở phương trời xa mỗi khi nghĩ về quê hương. Trên đây là tình cảm của anh trai làng xa quê hương. Còn với cô gái quê thì sao? Chúng ta hãy nghe câu ca dao: Ai về Giồng Dứa qua trông Gió lay bông sậy, bỏ buồn cho em. Chắc có lẽ cô gái vì hoàn cảnh đặc biệt phải rời quê hương sinh sống ở một nơi khá xa nên nỗi nhớ cảnh và người nơi quê xưa thật da diết cháy bỏng. Nhìn bông sậy lay động bởi cơn gió nhẹ, cô bỗng chạnh lòng. Thật ra, sậy là chỉ một loại cây hoang dại hay làm bạn với lau, lách, cũng như một số cỏ cây khác, ít có giá trị kinh tế, nhưng nó tượng trưng cho nhừng gì quen thuộc nhất nơi quê cũ của cô. Câu ca dao cho chúng ta thấy tâm hồn của cô gái quê ấy vô cùng đẹp đẽ, ân tình và thủy chung. Ca dao cũng thể hiện niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước gắn liền với lòng kính yêu lãnh tụ vĩ đại của dân tộc: Tháp Mười đẹp nhất bông sen  Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ. Người Việt Nam nào mà không biết vùng “Đồng Tháp Mười cò bay thắng cánh” nổi tiếng bởi vẻ đẹp tuyệt vời của những đóa hoa sen thơm ngát. Sen là bậc đế vương của các loài hoa đồng cỏ nội ở Tháp Mười. Câu ca dao vừa giản dị, vừa mộc mạc, vừa thể hiện được môi quan hệ biện chứng, logic giữa vẻ đẹp của thiên nhiên, con người và đất nước. Câu ca dao ấy là viên ngọc quý trong tiếng nói trong trẻo, hồn nhiên của chúng ta. Chúng ta hãy tự hào và yêu quý vẻ đẹp của quê hương cũng như ta tự hào và yêu thương mẹ đẻ của mình vậy. Bởi lẽ: Quê hương mỗi người chỉ một Như là chi môt mẹ thôi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
14/05/2017 19:50:59
7
Theo mình, khi gặp đề này, chúng ta nên phân tích các từ "kĩ sư". Kĩ sư là một ngành nghề, vậy kĩ sư của tâm hồn là gì? Đó là người định hướng, xây dựng, bồi đắp cho tâm hồn của chúng ta trở thành những tâm hồn đẹp, trong sáng,... Vậy tại sao nhà văn là kỹ sư của tâm hồn? Bạn nên phân tích kĩ điều này, rồi hướng tới phân tích một số văn bản có tác dụng "bồi đắp tâm hồn" qua ngòi bút của các nhà văn. Sau đó mới nói đến thiên chức và sứ mệnh cao cả của nhà văn... Không có họ, tức không có những tác phẩm hay, không có những kĩ sư giỏi, và như thế tâm hồn của chúng ta không còn là những toà lâu đài tráng lệ mà đó là một bãi đất trống hoang tàn...
2
1
Trần Thị Huyền Trang
14/05/2017 19:56:30
Đề số 7 :
Người ta nói nhà văn là kỹ sư tâm hồn vì nhà văn là người sáng tác, viết những câu chuyện, những quyển sách hay đơn giản là những cuốn báo chúng ta luôn đọc hàng ngày để xem tin tức. Nhà văn còn là người có tầm hiểu biết sâu sa về đời sống thực tại. Qua những điều được truyền đạt qua những quyển sách mà có thể giúp cho người đọc hiểu được phần nào kinh nghiệm. Nhà văn là người giỏi ăn nói, những bài văn của các nhà thơ giúp cho các bạn học sinh học được cách viết văn hay : sử dụng từ ngữ giàu tính sáng tạo, phác họa hình ảnh,... Vì thế, nhà văn là một phần trong xã hội góp phần làm cho mọi người mở thêm tầm hiểu biết trong cuộc sống.
1
1
Phat Hong
30/11/2020 19:33:50
+2đ tặng

Ca dao dân ca đã được ông cha ta lưu truyền bao đời nay.những người nông dân xưa tuy lạc hậu nhưng họ có tấm lòng nhân hậu không tà ác họ làm những câu ca dao khi đang làm việc trên cánh đồng với những con trâu người bạn của những người nông dân câu ca dao nói về lòng kiên trì như :

Có công mài sắt có ngày nên kim

Những câu ca dao nói về sự  số phận khổ cực của những người phụ nữ thời phong kiến như :

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn 

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Những câu ca dao về tình yêu thương đoàn kết , yêu thương nhau như :

Bầu ơi thương lấy bí cùng 

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Thầy cô như những người lái đò đua các thế hệ học sinh chúng ta cập  bến đúng vậy có câu ca dao như vầy:

Không thầy đố mày làm nên 

Những câu ca dao được lưu truyền lại là những kiến thức, những bài học dành cho thế hệ mai sau, nếu cổ tích chiếu rọi vào ánh sáng hi vọng vào cuộc sống thì ca dao mang lại cho con người sự hiểu biết  lí tưởng sống biết những hoàn cảnh khó khăn ccủa người phụ nữ trong xã hội phong kiến ,tôn sư trọng đạo , ...

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư