Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nghị luận về vấn đề xã rác ở địa phương em

3 trả lời
Hỏi chi tiết
691
2
0
Diệp Băng Dao
24/03/2019 14:40:02
Rác thải đang là vấn đề đáng lo ngại của nước ta hiện nay bởi đi đâu ta cũng bắt gặp được những túi rác bên đường, trên vỉa hè hay ở trên mặt hồ công cộng. Và vì thế mà môi trường chúng ta sống ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng. Các bạn nghĩ gì về hiện tượng này.
Hiện nay rác thải đang trở thành vấn đề cấp thiết của xã hội khi ở đâu ta cũng bắt gặp những túi rác vứt đầy đường trên vỉa hè. Ở những nơi công cộng người dân càng không có ý thức khi vứt rác, vỏ bánh kẹo ngay đó mà thùng rác cách họ không xa. Một số nơi công cộng sau những dịp lễ tết hay hội chợ lại trở thành những đống rác vứt tràn lan. Thật khủng khiếp khi chứng kiến cảnh tượng này. Hay ở công viên nơi vui chơi giải trí của mọi người với những đồ ăn nhanh, đồ uống, kem nhưng ăn xong thì họ lại tiện tay vứt luôn xuống đất mà không suy nghĩ gì mặc dù đó là nơi công cộng có nhiều người qua lại. Hay một số người lại có những hành động vô văn hóa khi đang ở nơi công cộng.
Những hành động đó xuất phát từ ý thức của mỗi người. Môi trường là nơi chúng ta sống nhưng lại không biết bảo vệ nó mà làm cho nó ngày càng ô nhiễm bởi chính hành động của mình. Hành động đó là do chúng ta đã quá chủ quan, đã không hiểu hết được tầm quan trọng của môi trường với cuộc sống của mình. Mọi người chỉ biết học đòi thấy người khác vứt rác là mình cũng vứt rác. Chúng ta ngày nay thật ích kỉ chỉ biết nghĩ đến lợi ích của bản thân, coi trọng tài sản của mình hơn sự sạch sẽ của nơi mình ở.
Và từ hành động không đẹp ấy mà dẫn đến các đống rác ngày càng lớn ở ven đường, ở dòng sông làm mất cảnh quan môi trường vốn có của nó. Cảnh quan đô thị trở nên bị ảnh hưởng đến ấn tượng với các du khách nước ngoài. Những bãi rác để lâu bốc mùi, phân hủy mùi hôi thối bay vào không khí ngấm vào đất nước ô nhiễm môi trường. Bãi rác còn là nơi sinh sống của các loài muỗi phát sinh ra bệnh sốt rét, loài ruồi bệnh dịch tả, loài chuột lây lan bệnh hạch. Điều đó ảnh hưởng tới sức khỏe con người, bị lâu lan nhiều bệnh, phát sinh nhiều bệnh nguy hiểm. Và vứt rác bừa bãi còn cho thấy ta là một con người không có ý thức, vị kỉ, sẽ bị người khác phê bình với hành vi không đẹp.
Có thể nói rằng vứt rác bừa bãi không chỉ là hành vi không đẹp mà còn gây ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến môi trường và đời sống con người. Đây là nành động sai cần lên án và phê phán để hạn chế chấm dứt tình trạng vứt rác bừa bãi.
Chính vì thế mà tự mỗi bản thân con người phải có ý thức không nên vứt rác bừa bãi mà vứt vào đúng nơi quy định. Có chiến dịch tuyên truyền cho mọi người giữ gìn môi trường trong sạch từ nhà đến xã hội bằng hành động thực tế với những chương trình “Việc tử tế”. Ví dụ bác là một con người đã già mà hành ngày vẫn quét dọn những khu vui chơi giả trí ở ngay địa phương mình. Đó là tấm gương của hành động bảo vệ môi trường. Đề nghị các địa phương xây dựng khu chứa và xử lí rác thải triệt để vì nếu tập chung rác ở một nơi rồi đốt sẽ làm ô nhiễm môi trường và tác động đến sự nóng lên của trái đất. Để tránh đưa qua nhiều rác thải ra ngoài thì mỗi gia đình tự phân loại rác. Có những loại ta có thể phơi, ủ, làm phân cho cây trồng. Xã hội ngày nay càng tiến tới cuộc sống hiện đại văn minh mỗi con người cần phải ý thức trước việc làm của mình. Hãy có những hành dộng đẹp bỏ rác vào nơi quy định. Từ một người làm sẽ làm cho tất cả mọi người làm theo để cho môi trường xanh-sạch-đẹp. Giữ gìn môi trường không bị ô nhiễm chính là bảo vệ cuộc sống của mỗi người.
Từ một hành động nhỏ là vứt rác đúng nơi quy định nghĩa là bạn đã góp phần vào việc bảo vệ môi trường, xây dựng một cuộc sống an toàn, sạch sẽ không bị ô nhiễm. Hãy cùng nhau chung tay xây dựng vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Trần Thị Huyền Trang
24/03/2019 14:40:44
Mỗi người ai cũng muốn làm đẹp cho mình. Những tòa nhà, thành phố hay đất nước cũng vậy. Nhưng vô hình chung, chúng ta đang làm xấu đi hình ảnh của chính những con đường, khu phố và đất nước mình đang ở bằng những rác thải hằng ngày. Rác thải đã trở thành một trong những vẫn đề đáng quan tâm của xã hội hiện nay.
Rác thải có thể hiểu đơn giản là những thứ không còn dùng đến nữa được người ta bỏ đi. Ai cũng có thể định nghĩa được về rác nhưng về những cách phân loại rác thì không phải ai cũng biết. Tùy theo những tiêu chí khác nhau sẽ có các loại rác khác nhau: như chia theo nguồn gốc phát sinh có: rác thải rắn sinh hoạt, dịch vụ, rác xây dựng, rác thải dịch vụ và rác thải y tế; chia theo thành phần có rác thải vô cơ và hữu cơ, tái chế. Đây là những cách phân loại phổ biến trong cuộc sống.
Thực trạng xử lí rác thải đang là vấn đề đáng quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Theo những số liệu được công bố năm 1900, đã có khoảng 220 triệu người sống ở các thành phố, phát sinh ra ít nhất 300.000 tấn chất thải rắn, bao gồm rác thực phẩm, bao bì và các vật dụng gia đình khác. Một trăm năm sau, hơn 2,9 tỷ người sống ở các thành phố và tạo ra hơn 3 triệu tấn rác thải mỗi ngày. Hiệp hội Chất thải rắn quốc tế (ISWA) báo cáo nêu bật “tình trạng khẩn cấp toàn cầu” đối với số lượng rác thải ra ảnh hưởng đến cuộc sống.
Trong tình trạng chung của thế giới, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có tình trạng rác thải đáng lo ngại nhất. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới trên 109 quốc gia chỉ ra rằng Việt Nam đứng thứ 17 trên bảng "thành tích" về rác thải nhựa. Không cần những con số ấy ta vẫn có thể nhận thấy qua hình ảnh rác ở Việt Nam. Khi bạn ra đường, rất khó để có thể không nhìn thấy bãi rác nào ở trên đường: những bao rác thải ngay cạnh những khu dân cư đông người, những bệnh viện, công trình; những bãi rác ngay bên chợ và cả những nơi ngập rác chưa được xử lí tại một khu xử lí rác cách đó chẳng bao xa. Ở những khu vui chơi, những lon nước ngọt, những vỏ bánh kẹo vứt la liệt ở mọi nơi, ngay cả gần thùng rác. Rồi ở gần Tháp Rùa, chẳng thấy cụ rùa đâu mà chỉ toàn rác ngập nước. Đó là ở đất liền, ra đến ngoài biển, người ta đã quen với cảnh biển đầy nhựa thay vì cá. Những rác thải sinh hoạt từ người du lịch, dân cư gần đó, những tàu đi đánh bắt cùng với rác thải của những khu công nghiệp xả thằng ra biển mà chưa qua xử lí giờ không đủ để người dân bất ngờ mà chỉ lắc đầu ngán ngẩm. Rác tràn lan ở khắp mọi nơi: từ thành thị đến nông thôn, từ đất liền ra biển. Nó được xử lí hoặc không, nếu được xử lí cũng chỉ là đốt hoặc chôn xuống đất- những cách làm chỉ gia tăng thêm sự ô nhiễm. Có thể thấy người dân hiện nay vẫn chưa nhận thức được việc vứt rác và xử lí rác sao cho hợp lí.
Hậu quả của việc vứt rác không đúng chỗ, xử lí rác không theo quy định, không phải tìm đâu xa, mọi người dân đều nhận thức được. Cảnh quan nhà cửa, đường phố hẳn không thể đẹp khi có những bãi rác bẩn thỉu, hôi thối. Nhất là với một đất nước du lịch như Việt Nam, việc giữ gìn mĩ quan lại càng cần thiết. Ta đã thấy rõ những con số về người du lịch giảm đi vì môi trường ô nhiễm ở những vùng biển Vũng Tàu, Sầm Sơn, … Việc rác thải lâu ngày không được xử lí sẽ phát sinh ra nhiều virus và vi khuẩn gây bệnh, dễ gây những bệnh hô hấp cho con người. Thực tế chỉ ra, những nơi không có hệ thống vệ sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh về da, hô hấp cao hơn những nơi còn lại. Và rác thải- một thách thức lớn không kém gì biến đổi khí hậu. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm khi rác không được xử lí đúng: những chất không phân hủy được chôn xuống đất gây ô nhiễm đất, nguồn nước, khi đốt lại gây ra khí độc làm ô nhiễm không khí và hại cho sức khỏe. Biển đã bị biến đổi, sinh vật biển không thể sống bởi hàng tấn rác thải trên mặt nước. Việc thủy, hải sản chết hàng loạt do nguồn nước ô nhiễm đã ảnh hưởng không nhỏ đến những người chăn nuôi, đánh bắt. Việc thu gom và xử lí rác đã chiếm một khoản không nhỏ trong ngân sách địa phương và quốc gia nhưng vẫn không có hiệu quả gì.
Không khó để chúng ta đưa ra những nguyên nhân của vấn đề này. Đầu tiên, phải nói về ý thức của người dân. Sự thiếu ý thức của người dân về việc vứt rác đúng nơi quy định, phân loại rác cũng như chưa ý thức được tác hại của sự việc. Mặt khác, họ rất ít khi được phổ biến hay giáo dục về những cách phân loại rác ở các cơ quan hay nơi mình ở. Thụy Điển trở thành một quốc gia sạch nhất thế giới, thậm chí phải nhập khẩu … rác là nhờ ngay trong gia đình, họ cũng có ý thức phân loại rác thành các phần: có thể và không thể tái chế để giúp ích cho quá trình xử lí và tái chế rác. Ở nước ta, vẫn chưa có những nhà máy xử lí và tái chế rác, hình thức xử lí vẫn còn đơn sơ vừa gây hại môi trường, vừa rất lãng phí. Những hoạt động tuyên truyền vẫn chưa phổ biến, chưa tác động trực tiếp tới người dân.
Đã đến lúc chúng ta phải giải cứu cho môi trường, cho chính cuộc sống chúng ta! Một vài giây để vứt rác đúng chỗ, một phút để rác đúng phân loại của nó và một lời nhắc nhở dành cho mọi người để vứt rác đúng chỗ. Những thói quen tốt được hình thành từ những điều nhỏ nhặt ấy. Thay vì phải bỏ ra hàng tỉ đồng để xu dọn rác và xử lí ô nhiễm, chính phủ có thể tăng mạnh biện pháp tuyên truyền ý thức và xử phạt với những người, tổ chức thiếu ý thức. Một chiếc thùng rác xinh xắn với dòng chữ “Hãy cho tôi rác” đặt thường xuyên trên hè phố, trong các tòa nhà sẽ gây được sự chú ý. Những việc ấy, không có gì là khó cả.
Các cụ thường dạy: “nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Sống trong một môi trường sạch đẹp, thoáng mát vẫn tốt hơn, phải không nào?
1
0
Diệp Băng Dao
24/03/2019 14:40:58
Một trong những hệ quả của xã hội hiện đại đó là ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường hiện nay trở nên nghiêm trọng như vậy một phần là do hành động xã rác bừa bãi của con người.
Xả rác bừa bãi là hiện tượng vô cùng nhức nhối trong xã hội ngày nay. Nó xảy ra ở khắp mọi nơi, trong công viên, vỉa hè hay thậm chí là ở những di tích lịch sử, khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Ở nông thôn, ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những bãi rác nằm ngổn ngang bên vệ đường, bốc mùi hôi thối và ngập tràn ruồi bọ. Những con sông, con mương vốn trong xanh bỗng thấy có những túi ni lông nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Còn ở thành phố thì sao? Người ta ăn xong một que kem, cái kẹo, uống xong một chai nước thì tiện tay vứt luôn xuống vỉa hè hay lòng đường. Các hàng quán, cơ sở sản xuất không được quản lí chặt chẽ nên lén lút vứt rác xuống cống, rãnh, ao, hồ. Thậm chí, ở một số điểm du lịch, mặc dù đã có biển cấm xả rác, khách du lịch vẫn thản nhiên vứt luôn vỏ kẹo, chai nước xuống, biện hộ rằng mình “lỡ tay”, ỷ lại vào những người làm công tác dọn dẹp, vệ sinh.
Chỉ một hành động thiếu ý thức nhưng lại kéo theo những hậu quả vô cùng nặng nề. Rác không được xử lí sẽ bốc mùi, chất độc hại đó bay vào không khí, ngấm vào đất, nước làm hủy hoại môi trường ở nơi đó. Rác tồn đọng còn làm tắc cống rãnh, ao hồ, gây ngập úng vào mùa mưa lũ, gây mất cảnh quan đô thị. Những bãi rác cũng là nơi trú ẩn của nhiều loài ruồi, muỗi, sinh vật kí sinh, tiềm tàng khả năng lây bệnh cho con người. Hơn nữa, hành động xã rác bừa bãi thể hiện một con người thiếu văn hóa, thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. Một người vô ý thức cũng kéo theo những người khác có hành vi tương tự.
Hành động xả rác bừa bãi bắt nguồn từ sự thiếu ý thức của chính bản thân con người. Họ không hiểu hết những hậu quả mà xả rác bừa bãi gây ra, đồng thời ỷ lại vào những người có nhiệm vụ dọn dẹp, vệ sinh môi trường. Ở nông thôn, đó còn là vì thiếu cơ sở xử lí rác thải, dẫn đến những bãi rác tự phát không có sự cho phép của chính quyền.
Để chung tay xây dựng một môi trường xanh- sạch- đẹp, chúng ta hãy cùng ngăn ngừa việc xả rác bừa bãi. Mỗi người hãy tự ý thức về hành vi của mình, bỏ rác đúng nơi quy định, đồng thời nhắc nhở nếu thấy người nào có ý định xả rác bừa bãi. Các tổ chức, cơ quan chính quyền cần tuyên truyền cho mọi người hiểu về hậu quả của xả rác bừa bãi cũng như ô nhiễm môi trường, thường xuyên vận động người dân tham gia các chiến dịch bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh làng xóm. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần đầu tư xây dựng những khu xử lí rác thải tân tiến, hiện đại, có đội thu gom để rác không còn tập trung một chỗ. Rác thải nên được phân loại để tái chế, làm phân bón cho cây xanh, hạn chế tối đa việc thải ra môi trường. Đối với những hộ chăn nuôi, làm hầm bio gas là một cách hữu ích để tận dụng chất thải động vật, đồng thời không gây ô nhiễm môi trường.
Vứt rác bừa bãi là một hành động vô ý thức đáng bị phê phán và lên án. Vì thế, để cải thiện môi trường sống xung quanh chúng ta, mỗi người hãy tự tạo lập ý thức vứt rác đúng nơi quy định, cùng nhau xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại, không còn rác thải.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư