Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nghị luận xã hội về vấn đề Rừng vàng biển bạc

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
447
0
0
Phạm Văn Bắc
06/08/2017 19:50:09
Ngay từ những ngày đầu tiên ngồi trên ghế nhà trường, hẳn nhiều học sinh được nghe thầy cô giáo nói về Việt Nam là một đất nước “rừng vàng biển bạc”. Quả thật, Việt Nam chúng ta may mắn được thiên nhiên ban tặng cho nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng. Nhưng điều này liệu có thực sự là tốt và đáng tự hào?
Trước hết, câu thành ngữ “Rừng vàng biển bạc” là một cách ông cha ta thể hiện lòng tự hào về thiên nhiên trù phú của giang sơn gấm vóc Việt Nam. Việt Nam chúng ta được thiên nhiên ưu ái với đường bờ biển trài dài với nhiều loại thủy hải sản, đất đai màu mỡ tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật phát triển, có nhiều loại khoáng sản được phân bó nhiều nơi trên khắp cả nước, … Với những thuận lợi như vậy, đất nước ta thực sự có cơ hội lớn để phát triển, đời sống nhân dân phần nhiều được đầy đủ, cải thiện.

Nghị luận xã hội Rừng vàng biển bạc
Tuy nhiên, khi được giảng giài về câu nói “Rừng vàng biển bạc”, nhiều học sinh lại có cái nhìn chưa thực sự đúng đắn. Họ cho rằng đất nước mình như vậy là quá đầy đủ cho nên có thể ỷ lại vào sự giàu có đó để lơ là việc học hành. Đây cũng có thể được coi là một sai sót trong nền giáo dục.
Thực tế hiện nay, có rất nhiều người đang khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên một cách bừa bãi. Họ chặt phá rừng, khái thác tài nguyên khóang sản, săn bắt động vật hoang dã,… nhằm thu lợi nhuận cho chính mình. Việc làm này đã gây tác đông không nhỏ tới môi trường và ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của nhiều người dân. Chặt phá rừng trái phép, đặc biệt là rừng đầu nguồn, khiến cho đất đai bị xói mòn, hạn hán, lũ lụt kéo dài triền miên và xảy ra liên tiếp tại một số khu vực. Nạn săn bắn động vật hoang dã khiến nhiều loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng, làm mất cân bằng hệ sinh thái. Khai thác sắt, dầu khí, … bừa bãi khiến cho việc sử dụng chúng không thực sự hiệu quả, làm tiêu hao tài nguyên Việt Nam trong khi chúng ta vẫn phải đi nhập khẩu nhiều mặt hàng của các quốc gia khác.
Vậy làm thế nào để thay đổi thực trang? “Rừng vàng biển bạc” là câu nói khiến cho chúng ta thêm yêu, thêm quý trong quê hương đất nước mình. Bên cạnh đó, nó cũng đưa ra một vấn đề đó chính là chúng ta phải làm thế nào để bảo vệ và giữ gìn. Đặc biệt là thế hệ trẻ - những người đang được giáo dục về bài học này - càng cần có ý thức hơn về suy nghĩ và hành vi của chính mình.
“Rừng vàng biển bạc” là một câu thành ngữ đúng về đất nước ta. Ta cần phải có cách hiểu và cái nhìn đúng đắn về câu thành ngữ này để có định hướng rõ ràng trong tương lai để đất nước ta phát triển không phải nhờ việc khai thác, mà là nhờ khả năng sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên đó.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nga
11/04/2021 08:36:25
+4đ tặng

Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài và diện tích đồi núi chiếm ¾ trong tổng số diện tích lãnh thổ. Vì vậy tài nguyên biển cũng như tài nguyên rừng rất đa dạng và phong phú. Câu thành ngữ “Rừng vàng biển bạc” của cha ông ta nhằm ca ngợi tài nguyên biển và rừng; đồng thời nhắn nhủ mọi người có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên giàu có đó.

Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km, diện tích 1000000 m2. Với diện tích và chiều dài như vậy thì nguồn hải sản như tôm, cá, ốc, cua…rất đa dạng và phong phú. Sự giàu có của nguồn tài nguyên biển hằng năm mang đến thu nhập cũng như doanh số khủng cho kinh tế Việt Nam. Thủy sản vừa cung cấp cho người dân trong nước vừa xuất khẩu ra các nước bên ngoài. Đây chính là điểm nổi bật và đáng phát triển của kinh tế nước ta trong những năm vừa qua.

Diện tích đồi núi của Việt Nam nhiều nên nguồn tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng. Trên hết là các loại gỗ khác nhau như: lim, táu, mè, sưa, mít… Đây đều là những loại gỗ có giá trị kinh tế rất cao. Hơn hết bên trong rừng còn có các loại động vật. Rừng là nơi cư trú an toàn cho chúng, đảm bảo được sự sống, sinh tồn và phát triển của chúng. Sự đa dạng của tài nguyên rừng khiến cho Việt Nam có thế lực để phát triển kinh tế rừng. Sự phát triển của tài nguyên rừng sẽ giúp cho đất nước ta có được nhiều tiềm năng để phát triển các ngành nghề khác.

Như vậy, nền kinh tế Việt Nam trên hai phương diện lâm nghiệp và thủy sản đang ngày càng phát triển mạnh. Do sự đa dạng về tài nguyên biển và tài nguyên rừng.

Tuy nhiên có rất nhiều người đã lợi dụng sự đa dạng, giàu có và phát triển của tài nguyên rừng và biển để thu lãi lời cho bản thân mình. Hằng năm tình trạng “lâm tặc” vẫn diễn ra rất nhiều, nạn khai thác rừng trái phép hoặc đốt rừng làm nương rẫy đã làm giảm đi tài nguyên rừng phong phú. Điều này không những ảnh hưởng đến kinh tế mà còn khiến cho môi trường sống đang bị đe dọa.

Nguồn tài nguyên biển đang dần cạn kiệt vì những hoạt động sinh hoạt cũng như sản xuất của con người. Việc ô nhiễm môi trường nước nói chung, môi trường biển nói riêng đã khiến cho tài nguyên biển đang bị dao động. Như vậy ý thức của con người quyết định rất lớn đến việc duy trì sự giàu có và đa dạng của tài nguyên biển.

Bởi vậy để bảo vệ sự đa dạng của tài nguyên biển và tài nguyên rừng đa dạng và ngày càng phát triển hơn thì cần có sự can thiệp của cơ quan chức và ý thức của mỗi người. Mỗi người một ý thức và coi trách nhiệm bảo vệ tài nguyên rừng và biển là trách nhiệm chung cần gánh vác.

“Rừng vàng biển bạc” là câu thành ngữ ca ngợi sự giàu có của tài nguyên biển và rừng. Nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng cần có ý thức để bảo vệ và phát triển hơn nữa nguồn tài nguyên này.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×