Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nghị luận xã hội về vấn đề nói tục chửi bậy

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
809
0
0
Phạm Văn Bắc
06/08/2017 18:55:55
Để có một môi trường học tập lành mạnh, học sinh, gia đình và nhà trường đều đang nỗ lực đẩy lùi những vấn nạn về việc học vẹt, học gạo, gian lận trong thi cử, … Trong đó, hiện tượng nói tục chửi bậy cũng cần được lên án và loại bỏ.
Nói tục chửi bậy là việc học sinh sử dụng những ngôn ngữ thiếu văn hóa trong giao tiếp thường ngày. Đó thường là những từ ngữ thô tục để lăng mạ, xúc phạm người khác nhưng đôi khi cũng chỉ là lời nói quen mồm nhưng lại mang lại cảm giác phản cảm.

Nghị luận về nói tục chửi bậy
Nói tục chửi bậy có nhiều ảnh hưởng xấu tới học sinh. Thứ nhất, việc nói tục chửi bậy làm ảnh hưởng tới đạo đức của học sinh, làm các em trở thành người bị coi là vô văn hóa, thiếu giáo dục. Người nghe, người giao tiếp cùng nhiều lúc cảm giác khó chịu và dần xa lánh. Họ cho rằng đó là biểu hiện của việc thiếu lịch sự. Thứ hai, việc nói tục chửi bậy với mục đích lăng mạ người khác, nhiều khi gây ra những cuộc ẩu đả không đáng có. Hơn thế nữa, khi nói tục chửi bậy trở thành thói quen của một người, nó có thể là thói quen của nhiều người khác. Lúc đó, ta không chỉ có một học sinh, mà là một nhóm, một lớp … nói tục chửi bậy, tạo một nếp văn hóa rất xấu trong nhà trường.
Nguyên nhân hình thành những câu nói tục chửi bậy nhiều khi do chính gia đình, đặc biệt là bố mẹ các em. Lời nói, khẩu ngữ của bố mẹ tác động trực tiếp và liên tục đến các em, ảnh hưởng lớn đến tư duy ngôn ngữ của con trẻ. Hoặc cũng có thể, thông qua các bộ phim truyền hình, các chương trình trên ti vi hay chính những người các em giao tiếp thường ngày như bạn bè, hàng xóm , … cũng tác động đến lời ăn tiếng nói của các em.
Để bài trừ thói hư này, mỗi học sinh, gia đình và nhà trường cần có những hành động tích cực. Trường học cần xây dựng những nội quy về chuẩn mực, phép tắc trong giao tiếp giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên. Về phía gia đình, các bậc cha mẹ cần có ý thức trong lời ăn tiếng nói hàng ngày.Và bản thân mỗi một học sinh phải luôn có ý thức tự giác tránh xa những thói hư tật xấu trên.
Xã hội đang ngày một văn minh, con người cần đẩy lui những hiện tượng xấu ra khỏi môi trường sống của bản thân. Không nói tục chửi bậy không chỉ tạo nên một nét đẹp văn hóa, mà còn giúp cho cuộc sống thêm tươi đẹp, lành mạnh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nga
11/04/2021 08:33:17
+4đ tặng
Ông bà ta đã có câu “ uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” ý muốn nói đến tầm quan trọng của những ngôn từ, lời nói trong mối quan hệ giữa người với người. Thế nhưng, bên cạnh những lời hay ý đẹp thì vấn nạn chửi tục, nói bậy vẫn thường xuyên xuất hiện trong các cuộc đối thoại đời thường. Đặc biệt, hiện tượng này liên tục xảy ra ở giới trẻ, gây nên những hệ quả khôn lường
 
Nói tục chửi bậy là một biểu hiện xấu trong phong cách giao tiếp của mỗi người. Thay vì họ tích cực nói những lời hay lẽ phải, dịu dàng ôn hòa trong văn hóa ứng xử, thì họ lại sử dụng những từ ngữ thô lỗ, thiếu lịch sự và có phần phản cảm. Những lời nói đó có thể dẫn đến tổn thương tinh thần, nhân phẩm của mỗi cá nhân và gây nên những tranh cãi, ẩu đả ngoài tầm kiểm soát.
 
Hiện tường này xảy ra ở rất nhiều tầng lớp, lứa tuổi nhưng tập trung nhiều ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Khi họ đang trong độ tuổi trưởng thành, chưa rèn rũa, suy nghĩ cẩn trọng về văn hóa ứng xử, giao tiếp dẫn đến việc tiếp thu những ngôn ngữ “ bẩn”. Nhiều người xem việc nói tục là những câu nói rất bình thường, còn thể hiện độ chịu chơi, cá tính. Thế nhưng, nếu những lời nói đó trở thành cửa cửa miệng, ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người và là một thói quen thì sẽ thật khó chịu, phản cảm, hình thành nên một văn hóa giao tiếp vô cùng xấu.
 
Hay ngay cả những người trưởng thành, họ cũng hay dùng những câu chửi bậy một cách vô tư thoải mái. Vô tình, những điều đó trở thành tấm gương, hình ảnh cho con trẻ học tập. Đã có rất nhiều vụ ẩu đả, xô xát vì việc đùa giỡn, chửi nhau vì một câu nói tục mà dẫn đến giết người. Hay khi cả một nhóm người tụ tập, vui đùa ở nơi công cộng, hình ảnh những con người chững chạc nhưng lại thốt ra những câu cục cằn, thô lỗ thì thật là đáng lo ngại.
 
 
Do du nhập từ đa dạng các nền văn hóa, phim ảnh và sự biến chất của ngôn ngữ, các bạn trẻ gọi là ngôn ngữ thời @. Những cô câu bé trẻ măng, nhưng khi nói thì luôn kèm theo “ vãi chưởng”, “ định mệnh”, “ vãi chưởng”… Đến khi cả những bậc phụ huynh, ông bà cũng không thể hiểu nổi ý nghĩa của lời nói ấy.
 
Nói tục chửi bậy khi đã là thói quen, xu hướng sẽ rất khó bỏ, thế nhưng không phải là không thể. Bằng cách gìn giữ ngôn ngữ đẹp, nhận thức được tầm quan trọng của lời nói để bài trừ những ngôn ngữ xấu. Trường học cần xây dựng những nội quy chuẩn mực, phép tắc trong giao tiếp người mỗi người với nhau. Người đời có câu “ Dạy con từ thuở còn thơ”, những đứa trẻ như tờ giấy trắng thì người lớn cần có ý thức bảo ban, dạy dỗ những lời ăn tiếng nói hàng ngày.
 
Xã hội ngày càng văn minh, con người cần tích cực loại bỏ những thói hư ăn nói bậy bạ trong môi trường sống để giúp xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×