Thể thơ lục bát chất chứa những khả năng tu từ to lớn. Khả năng tu từ trong thơ lục bát chủ yếu thể hiện ở sự kết hợp từ thanh bằng với từ thanh trắc, ở cách gieo vần, cách đối và cách ngắt nhịp của nó. Dưới ngòi bút của Nguyễn Du thể lục bát trong Truyện Kiều thiên biến vạn hoá.
Nguyễn Du đã kết hợp được một cách hài hoà biện chứng đặc điểm vốn có về nhịp điệu của thơ lục bát do đặc trưng của ngôn ngữ quy định với việc dùng cách ngắt nhịp như một biện pháp tu từ để bộc lộ ý nghĩa bộc lộ nội dung. Trong câu sáu của Nguyễn Du thường có kiểu ngắt nhíp 2-2-2;2-4;3-3;l-5 trong câu 8 có những kiểu ngắt 2 -2-2 * 2 -2;3 – 5;4 – 4;5 7 3*2- 6 ; 6 – 2 ; 2 « 2 – 4; 3-1 – 4…
Thành công nhất của Nguyễn Du đó là sử dụng ngôn ngữ dân tộc, thể thơ thất ngôn bát cú. Một trong những thể thơ truyền thống trong văn học của dân tộc. Ngôn ngữ trong Truyện Kiều gần gũi với ca dao,ngoài ra Nguyễn Du đã sử dụng rất nhiều thành ngữ tục ngữ.