Những thành tựu và khó khăn về kinh tế- xã hội của các nước Mĩ-Latinh:
Các nước Mĩ-Latinh đã có nhiều cố gắng trong công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế-xã hội. Ở Chile, Tổng thống Xanvado Agiende đã tiến hành các chính sách tiến bộ như cải cách ruông đất, quốc hữu hóa các công ti tư bản nước ngoài, thực hiện các quyền tự do dân chủ. Ở Nicaragoa, sau khi lật đổ chế độ độc tài, Xomaxa. Mặt trận dân chủ giải phóng Xanđinô đã lựa chọn con đường phát triển dân chủ, tiến bộ xã hội.
Trong hơn 40 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, từ một nền công nghiệp độc canh cây mía, công nghiệp đơn giản nhất khai mở, Cuba đã có nền kinh tế cân đối với cơ cấu ngành nghề hợp lý.
Từ thập kỉ 50 đến cuối thập kỉ 70 của thế kỉ XX, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của các nước Mĩ –Latinh là 5,5%. GDP năm 1960 là 69,4 tỉ USD; đến năm 1979, con số này tăng lên 599,3 tỉ USD.
Trong thập kỉ 80, nhiều nước Mĩ-Latinh lâm vào tình trạng suy thoái kinh tế, lạm phát tăng nhanh, chính trị mất ổn định, tốc độ tăng trưởng giảm sút (1986 là 0,3%, 1989 là 0,5%). Nợ nước ngoài lên tới 410 tỉ USD (1989)
Bước sang thập kỉ 90, nền kinh tế Mĩ-Latinh có chuyển biến tích cực hơn như tỉ lệ lạm phát được hạ xuống, đầu tư nước ngoài vào Mĩ-Latinh gia tăng( trên 70 tỉ USD năm 1994), đứng hàng đằng sau Đông Á. Một số nước trở thành nước công nghiệp mới như Braxin, Achentina, Mêhicô. Tuy nhiên tình hình kinh tế của nhiều nước Mĩ-Latinh còn gặp không ít khó khăn.