Tài liệu về tổ chức ASEAN
Trả lời:
Tài liệu cơ bản về tổ chức ASEAN do Bộ Ngoại giao cung cấp:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc, với 5 nước thành viên ban đầu là In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Sau 40 năm tồn tại và phát triển với nhiều thăng trầm, ASEAN ngày nay đã trở thành một tổ chức hợp tác khu vực liên Chính phủ bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á (thêm 5 nước là Brunei, Cămpuchia, Lào, Mianma và Việt Nam), là một thực thể chính trị-kinh tế quan trọng ở Châu Á-Thái Bình Dương và là đối tác không thể thiếu trong chính sách khu vực của các nước lớn và các trung tâm quan trọng trên thế giới. Hiện nay, ASEAN đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới với mục tiêu bao trùm là hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và hoạt động dựa trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN.
Tài liệu này nhằm cung cấp một số thông tin khái quát về hợp tác ASEAN trong 40 năm qua và chiều hướng phát triển đến năm 2015.
I.
KHÁI QUÁT VỀ ASEAN TRONG 40 NĂM QUA1/.Bản chất: ASEAN được thành lập với mục tiêu công khai là hợp tác kinh tế và văn hoá-xã hội, nhưng thực chất là một tập hợp chính trị nhằm đối phó với tác động của cuộc chiến tranh ở Việt Nam khi đó và ngăn chặn nguy cơ chủ nghĩa cộng sản (cả từ bên ngoài và bên trong).
Sau 40 năm, ASEAN đã chuyển hóa căn bản về chất, thành viên, hình thức và nội dung hợp tác ; đến nay mang bản chất là sự tập hợp lực lượng không thể thiếu của các nước nhỏ và vừa, nhằm duy trì hòa bình và an ninh khu vực, tạo thế cho quan hệ của ASEAN với các đối tác bên ngoài, tạo điều kiện để các nước thành viên mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế.
2/. Đặc trưng : ASEAN luôn có 2 mặt: vừa có thành công và vừa có hạn chế, cơ hội và thách thức, « hướng tâm » và « ly tâm », ... , nhưng về tổng thể là một tổ chức khá năng động và linh hoạt, luôn tự điều chỉnh để kịp thích nghi với tình hình đã thay đổi, khẳng định được giá trị tồn tại và vị thế quốc tế.
ASEAN luôn bảo đảm được « sự thống nhất trong đa dạng » trên cơ sở những lợi ích cơ bản chung cũng như các mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội, nhất là « đồng thuận » và « không can thiệp » ; biết tận dụng tối đa các ưu thế về địa - chính trị, địa-chiến lược và địa-kinh tế, giữ vai trò cân bằng và điều hòa lợi ích của các nước lớn ở khu vực.
ASEAN là một tổ chức hợp tác khu vực mở, hướng nhiều ra ngoài; đến nay hợp tác nội khối chưa phải là ưu tiên cao nhất của các nước thành viên, chỉ đạt mức độ và hiệu quả nhất định.
Tải toàn bộ file tài liệu cơ bản về tổ chức ASEAN do Bộ Ngoại giao cung cấp tại đây