Câu 3. Quan điểm "Việc chọn sai nghề khiến bản thân khó phát huy được năng lực, giảm năng suất và hiệu quả lao động, từ đó dẫn tới tâm lí chán nản, thất vọng, thiếu tự tin, mất dần động lực làm việc" nêu lên tác hại của việc chọn sai nghề, nhầm ngành của sinh viên. Học sinh có thể đồng tình hoặc phản đối, (hoặc vừa đồng tình vừ phản đối) quan điểm này.
- Nếu đồng tình, có thể lập luận theo hướng: Chọn sai nghề, nhầm ngành có nghĩ là ngưới học đã không chọn ngành nghề phù hợp với năng lực, nguyện vọng và sở thích của mình, do đó, khi làm nghề sẽ không phát huy được năng lực, không có nhiệt tình làm việc, thiếu tự tinn, khó đáp ứng được yêu cầu của công việc, khó vươn lên đỉnh cao trong nghề, giảm năng suất và hiệu quả lao động.
- Nếu phản đối, có thể lập luận theo hướng: Học sinh phổ thông trung học chưa có nhiều kinh nghiệm sống, vốn hiểu biết xã hội còn hạn chế, chưa được tư vấn nhiều về chọn nghề, vì thế rất dễ chọn sai nghề/nhầm ngành. Chỉ khi biết mình chọn sai nghề/nhầm ngành, người học mới nhận ra đâu là năng lực, sở trường, sở thích thật sự của mình, do đó sẽ tìm được một ngành/nghề khác phù hợp hơn; từ việc biết mình chọn sai nghề/nhầm ngành, người học sẽ biết rút ra cho mình những kinh nghiệm bổ ích trong việc chọn ngành nghề; hơn nữa, cuộc sống và xã hội luôn thay đổi, một người có thể sẽ phải thay đồi nhiều lần ngành nghề cho phù hợp hơn với sự phát triển của bản thân và xã hội.
- Học sinh cũng có thể lập luận theo hướng khác nhưng phải chặt chẽ, hợp lí.
- Nếu học sinh vừa đồng tình vừa phản đối thì cũng có thể kết hợp cả hai hướng lập luận trên hoặc theo hướng khác nhưng phải chặt chẽ, hợp lí, không trái với đạo đức và pháp luật