1.nước trên trái đất từ đầu đến
-nước bao phủ hơn 70% bề mặt Trái Đất. Nước tuần hoàn từ các đại dương và sông ngòi, biến thành mây, bốc hơi và cứ thế lặp lại. Nước còn chiếm 60% trong cơ thể chúng ta.
Tại sao hành tinh chúng ta lại có nguồn nước vô hạn? Chúng đến từ đâu? (Ảnh: randomwallpaper)
Chúng ta luôn xem nước là nguyên tố hiển nhiên phải có, nhưng trong thái dương hệ, nước lỏng hầu như không thể tìm thấy. Vậy tại sao hành tinh chúng ta lại có nhiều nước như thế? Và nó bắt nguồn từ đâu?
Giả thuyết thứ 1: Nước đến từ hình dạng nguyên thủy khi vũ trụ mới bắt đầu
Như chúng ta đã biết, nước được cấu thành từ hai phân tử hydro và oxy. Hydro xuất hiện từ khi vũ trụ mới hình thành, còn oxy xuất hiện sau đó khoảng vài trăm triệu năm khi các ngôi sao bắt đầu hình thành. Khi các ngôi sao nổ tung trong những vụ nổ vũ trụ, các nguyên tố như hydro, oxy văng ra khắp các vũ trụ và tạo thành những hợp chất mới như H20. Những phân tử nước này đã tồn tại trong đám mây bụi tạo nên Hệ Mặt Trời.
Giả thuyết 1: Nước được tạo thành từ 2 nguyên tố hydro và oxy khi vũ trụ mới hình thành (Ảnh: sciencefocus)
Theo giả thuyết trên, nếu không có nhiều nước trên Trái Đất khi hình thành đất đá thì nhiệt độ sẽ cao và thiếu khí quyển sẽ khiến nó bốc hơi trở lại vào không gian. Nước sẽ không thể duy trì trên Trái Đất vào hàng trăm triệu năm như thế. Nhưng nước trở lại vào hành tinh chúng ta như thế nào? Câu trả lời vẫn chưa được tìm thấy cho giả thuyết này.
Giả thuyết thứ 2: Nước được hình thành từ những vụ va chạm thiên thạch với Trái Đất
Các nhà khoa học nghi ngờ rằng, nước chủ yếu đến với chúng ta nhờ các sao chổi băng, hoặc nhờ các thiên thạch đã đâm vào Trái Đất suốt hàng triệu năm. Khi nghiên cứu các thiên thạch chứa carbon hình thành không lâu sau khi Hệ Mặt Trời ra đời, các nhà khoa học thấy rằng chúng không chỉ chứa nước, mà còn chứa các hợp chất rất giống với đá trên Trái Đất. Điều này cho thấy Trái Đất đã tích trữ một lượng nước đủ lớn từ rất sớm để duy trì đến nay mặc dù trước đó không có khí quyển.
2.tại sao nước biển lại mặn
- Lí do khiến nước biển mặn là do chúng chứa lượng muối rất lớn. Tính trung bình, các đại dương trên Trái đất chứa khoảng 3,5% thành phần là muối (natri clorua), tức là tương đương tổng cộng khoảng 50 triệu tỉ tấn muối. Nếu bạn rải toàn bộ số muối này lên đất liền, chúng đủ để tạo ra một lớp dày khoảng 152 mét.
Bằng cách nào số muối khổng lồ này xâm nhập được vào các đại dương? Theo nghiên cứu, một phần muối có nguồn gốc từ đá và các trầm tích dưới đáy biển. Số muối khác lại thoát ra từ các miệng phun núi lửa nằm ẩn sâu dưới những lớp sóng. Tuy nhiên, phần lớn lượng muối trong các đại dương lại bắt nguồn từ đất liền bao quanh chúng ta.
Nước mưa hòa tan các khoáng chất và muối từ đá và đất khô, rồi cuốn trôi chúng ra sông. Tuy nhiên, lượng muối tích tụ trong các sông vẫn rất nhỏ, không đầy 1/200 lượng natri clorua tồn tại trong nước biển. Dẫy vậy, lượng muối nhất định này vẫn tích tụ ở đó và cuối cùng cũng tới được các đại dương khi nước sông đổ về qua các cửa biển.
Điều quan trọng là, muối sau đó được cô đặc hơn trong các đại dương, do sức nóng mặt trời khiến nước trên bề mặt của chúng bốc hơi, để lại muối phía sau. Trên khắp toàn cầu, 4 tỉ tấn muối từ các dòng sông đã thâm nhập vào các đại dương mỗi năm. Vì vậy, các đại dương của chúng ta chắc chắn trở nên mặn hơn và mặn hơn nhiều so với thuở sơ khai. Tuy nhiên, lượng muối tăng thêm mỗi năm từ các dòng sông hiện nhìn chung cân bằng với lượng muối tích tụ trở lại dưới đáy biển.Độ mặn của nước biển cũng không như nhau trên khắp Trái đất. Ở các vùng cực, nước biển không mặn bằng những nơi khác vì chúng đã được băng tan hòa loãng. Trong khi đó, ở các vùng nhiệt đới quanh xích đạo, lượng nhiệt nóng tăng thêm khiến lượng nước bốc hơi lớn hơn lượng nước mưa trút xuống, làm nước biển mặn hơn.
Hiện ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, sự khác biệt về độ mặn của nước biển trên khắp toàn cầu đang gia tăng. Chẳng hạn như, khi nhiệt độ nước biển tăng lên, một phần Đại Tây Dương tăng tốc bốc hơi nước và do đó tăng độ mặn của nước biển. Hiện tượng này trông có vẻ không quan trọng, nhưng càng có nhiều muối trong các đại dương, nước biển càng mặn và càng làm chậm lại quá trình hải lưu, ảnh hưởng tới sự lưu thông của các chất dinh dưỡng thiết yếu trong đại dương
3.tại sao biển lại có màu xanh
- 3. Ánh sáng gồm nhiều màu, các màu này truyền trong nước theo những cách ko giống nhau.Màu đỏ dừng lại ở độ sâu 4 m, màu vàng ở độ sau 10 m,. Chỉ có màu xanh xuyên xuống tận 100m. Không màu nào có thể vượt qua 200m đến 300m nên qua ngưỡngđó chỉ toàn màu đen. Vì vậy màu xanh thống trị biển khơi. Tuy nhiên, tùy theo đáy biển và thời điểm mà biển có thể màu xám hoặc màu xanh.