Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Phân bào
Câu 1: Những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân
Trả lời
a. Giống nhau
- Có sự nhân đôi của NST tạo thành NST kép (kì trung gian).
- Có sự tập trung của NST ở mặt phẳng xích đạo và phân li về 2 cực của tế bào.
- Trải qua các kì phân bào tương tự nhau (kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối).
- Có sự biến đổi hình thái NST như đóng xoắn và tháo xoắn.
- Kì giữa, NST tập trung ở 1 hàng ở mp xích đạo của thoi phân bào.
- Giảm phân 2 có tiến trình giống nguyên phân.
b. Khác nhau:
Đặc điểm | Nguyên phân | Giảm phân |
---|---|---|
Vị trí | - Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng, trong suốt đời sống cá thể. | - Xảy ra ở TB sinh dục (2n) ở thời kì chín. |
Số lần phân bào | - Gồm 1 lần phân bào. | - Gồm 2 lần phân bào liên tiếp. |
Số hàng NST ở kì giữa | - Kì giữa, NST tập trung 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. | - Kì giữa 1, NST tập trung 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. |
Hiện tượng trao đổi chéo | - Không có hiện tượng trao đổi chéo. | - Kì đầu 1 có hiện tượng trao đổi chéo. |
Kết quả | - Từ 1 tế bào sinh dưỡng ( 2n NST) qua nguyên phân hình thành 2TB con có bộ NST giống tế bào mẹ (2n). | - Từ 1 TB mẹ (2n NST) qua giảm phân hình thành 4 TB con có bộ NST đơn bội. (n NST) bằng 1/2 NST của tế bào mẹ. |
Ý nghĩa | - Duy trì bộ NST của loài qua các thế hệ tế bào, duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ cơ thể ở các sinh vật sinh sản vô tính. | - Cùng với quá trình thụ tinh giúp duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ cơ thể ở các sinh vật sinh sản hữu tính. |
Câu 2: Bộ NST 2n của loài được duy trì ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ vào quá trình nào? Giải thích.
Trả lời
a. Đối với các loài sinh sản sinh dưỡng
- Nhờ cơ chế nguyên phân mà bản chất là sự nhân đôi của ADN, NST và sự phân li đồng đều NST cho hai tế bào con đã đảm bảo cho bộ NST 2n của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ.
b. Đối với các loài sinh sản hữu tính.
Nhờ sự kết hợp giữa các cơ chế giảm phân – thụ tinh – nguyên phân
- Cơ chế giảm phân bao gồm các quá trình nhân đôi, phân li đồng đều các NST cho các giao tử đơn bội.
- Cơ chế thụ tinh mà thực chất là việc tái tổ hợp NST theo từng đôi của các NST trong giao tử đực và cái, phục hồi lại bộ NST 2n cho hợp tử.
- Cơ chế nguyên phân làm cho các thế hệ tế bào trong cơ thể được phát sinh từ hợp tử có bộ NST 2n được đặc trưng.
Câu 3: Trình bày sự biến đổi của NST ở các kì của nguyên phân
Trả lời
Sự biến đổi của NST ở các kì của nguyên phân:
- Kì đầu: NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rõ rệt. Các NST đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.
- Kì giữa: Các NST kép đóng xoắn cực đại. Các NST kép xếp thành hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì sau: Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.
- Kì cuối: Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc.
Câu 4: Trình bày sự biến đổi của NST ở các kì của giảm phân I
Trả lời
Trình bày sự biến đổi của NST ở các kì của giảm phân I
- Kì đầu:
+ Các NST kép xoắn, co ngắn.
+ Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể bắt chéo nhau, sau đó lại tách dời nhau.
- Kì giữa: Các cặp NST kép tương đồng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì sau: Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập và tổ hợp tự do về 2 cực tế bào.
- Kì cuối: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội (kép) – n NST kép.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |