Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Phân bào
Câu 1: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. NST bắt đầu tháo xoắn. Qúa trình này là ở kì nào của nguyên phân?
A. Kì đầu
B. Kì giữa
C. Kì sau
D. Kì cuối
Câu 2: Trong quá trình nguyên phân, sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào?
A. Kì trung gian
B. Kì đầu
C. Kì giữa
D. Kì sau
Câu 3: Ở kì giữa của quá trình nguyên phân, các NST kép xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo?
A. 1 hàng
B. 2 hàng
C. 3 hàng
D. 4 hàng
Câu 4: Trạng thái của NST ở kì cuối của quá trình Nguyên phân như thế nào?
A. Đóng xoắn cực đại
B. Bắt đầu đóng xoắn
C. Dãn xoắn
D. Bắt đầu tháo xoắn
Câu 5: Kết thúc quá trình Nguyên phân, số NST có trong mỗi tế bào con là:
A. Lưỡng bội ở trạng thái đơn
B. Lưỡng bội ở trạng thái kép
C. Đơn bội ở trạng thái đơn
D. Đơn bội ở trạng thái kép
Câu 6: Ở cà chua 2n=24. Số NST có trong một tế bào của thể một khi đang ở kỳ sau của nguyên phân là:
A. 12.
B. 48.
C. 46.
D. 45.
Câu 7: Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?
A. Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
B. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
C. Sự phân li đồng đều của các crômatit về 2 tế bào con.
D. Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
Câu 8: Ở ruồi giấm 2n=8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau?
A. 4
B. 8
C. 16
D. 32
Câu 9: Giảm phân là Hình thức phân bào xảy ra ở:
A. Tế bào sinh dưỡng
B. Tế bào sinh dục vào thời kì chín
C. Tế bào mầm sinh dục
D. Hợp tử và tế bào sinh dưỡng
Câu 10: Điều đúng khi nói về sự giảm phân ở tế bào là:
A. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 2 lần
B. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 1 lần
C. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 2 lần
D. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 1 lần
Câu 11: Kết thúc quá trình giảm phân, số NST có trong mỗi tế bào con là:
A. Lưỡng bội ở trạng thái đơn
B. Đơn bội ở trạng thái đơn
C. Lưỡng bội ở trạng thái kép
D. Đơn bội ở trạng thái kép
Câu 12: Trong giảm phân, sự tự nhân đôi của NST xảy ra ở:
A. Kì trung gian của lần phân bào I
B. Kì giữa của lần phân bàoI
C. Kì trung gian của lần phân bào II
D. Kì giữa của lần phân bào II
Câu 13: Hiện tượng xảy ra trong giảm phân nhưng không có trong nguyên phân là:
A. Nhân đôi NST
B. Tiếp hợp giữa2 NST kép trong từng cặp tương đồng
C. Phân li NST về hai cực của tế bào
D. Co xoắn và tháo xoắn NST
Sử dụng đoạn câu dưới đây để trả lời câu hỏi từ số 14 đến số 18
Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở……(I)…… của …….(II)………Trong giảm phân có…….(III)….. phân chia tế bào. Qua giảm phân, từ 1 tế bào mẹ tạo ra….(IV)……tế bào con. SốNST có trong mỗi tế bào con……(V)……so với số NST của tế bào mẹ.
Câu 14: Số (I) là:
A. thời kì sinh trưởng
B. thời kì chín
C. thời kì phát triển
D. giai đoạn trưởng thành
Câu 15: Số (II) là:
A. tế bào sinh dục
B. hợp tử
C. tế bào sinh dưỡng
D. tế bào mầm
Câu 16: Số (III) là:
A. 1 lần
B. 2 lần
C. 3 lần
D. 4 lần
Câu 17: Số (IV) là:
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 18: Số (V) là:
A. bằng gấp đôi
B. bằng một nửa
C. bằng nhau
D. bằng gấp ba lần
Sử dụng đoạn câu dưới đây để trả lời câu hỏi 19, 20
Một hợp tử loài ngô có 2n = 20 đã nguyên phân số đợt liên tiếp. Tại một thời điểm, người ta đếm được 1280 crômatit trong các tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân.
Câu 19: Hợp tử đó đã trải qua bao nhiêu lần nguyên phân để tạo ra nhóm tế bào trên?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 20: Có bao nhiêu thoi phân bào được hình thành trong cả quá trình trên?
A. 31
B. 32
C. 33
D. 63
Sử dụng đoạn câu dưới đây để trả lời câu hỏi từ số 21 đến 23
Ở một nhóm tê bào mầm sinh dục của ruồi giấm 2n = 8 đang tiến hành giảm phân tạo ra các giao tử chứa 64 NST.
Câu 21: Nếu các tế bào trên là tế bào mầm sinh dục đực, có bao nhiêu tế bào tiến hành giảm phân?
A. 4
B. 8
C. 16
D. 32
Câu 22: Nếu các tế bào trên là tế bào mầm sinh dục cái, có bao nhiêu tế bào tiến hành giảm phân?
A. 4
B. 8
C. 16
D. 32
Câu 23: Nếu các tế bào trên đều là các tế bào mầm sinh dục đực và đều được sinh ra từ 1 tế bào sinh dục sơ khai, tính số NST mới được hình thành trong quá trình trên.
A. 52 NST
B. 56 NST
C. 60 NST
D. 64 NST
Câu 24: Một cơ thể thực vật lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Một tế bào sinh dưỡng ở mô phân sinh của loài này tiến hành nguyên phân liên tiếp một số đợt tạo ra 128 tế bào con. Số đợt nguyên phân từ tế bào ban đầu và số phân tử ADN được tổng hợp mới hoàn toàn từ nguyên liệu do môi trường nội bào cung cấp trong quá trình trên là:
A. 7 và 1792.
B. 7 và 1764.
C. 6 và 882.
D. 6 và 896.
Câu 25: Ở gà có bộ NST 2n = 78. Một tế bào sinh dục đực sơ khai nguyên phân liên tiếp một số lần, tất cả các tế bào con tạo thành đều tham gia giảm phân tạo giao tử. Tổng số NST đơn trong tất cả các giao tử là 19968. Tế bào sinh dục sơ khai đó đã nguyên phân với số lần là:
A. 7
B. 6
C. 5
D. 4
Đáp án và hướng dẫn giải
1. C | 6. B | 11. B | 16. B | 21. A |
2. A | 7. B | 12. A | 17. A | 22. C |
3. A | 8. C | 13. D | 18. B | 23. B |
4. C | 9. B | 14. B | 19. C | 24. B |
5. B | 10. A | 15. A | 20. D | 25. B |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |