Hội thoại là hình thức giao tiếp rất phổ biến. Hằng ngày, mỗi người tham gia hội thoại rất nhiều lần với những đối tượng khác nhau. Nếu không nắm được các đặc điểm về vai xã hội, người tham gia hội thoại có thể không thành công.
Vai xã hội và vị trí của người tham gia hội thoại với (những) người khác trong hội thoại.
Vai xã hội được xác định bằng hai kiểu quan hệ xã hội giữa những người tham gia hội thoại:
Quan hệ trên – dưới hay ngang hàng : xét theo tuổi tác, thức bậc trong gia đình, chức vụ trong xã hội, …
Vai xã hội trong hội thoại được thể hiện rất rõ thông qua cách xưng hô giữa những người tham gia hội thoại và có thể được thay đổi trong quá trình hội thoại.
Trong hội thoại, những người tham gia lần lượt nói. Mỗi lần người này hay người kia nói được gọi là một lượt lời.
Để đảm bảo lịch sự và để hội thoại diễn ra bình thường, những người tham gia hội thoại phải tôn trọng lượt lời của nhau: Tránh ngắt lời người khác. Mặt khác, những người hội thoại cũng cần biết bắt lời kịp thời khi người khác dừng lời: tránh để khoảng im lặng giữa hai lượt lời quá dài.
Người nói khi nói hết, cần sử dụng các dấu hiệu nhất định để người hội thoại với mình thấy được lời nói đã hết, đã ngừng mà bắt cho kịp lời.
- Các từ ngữ dứt câu như: à, ư, nhỉ, nhé…
- Ngữ điệu.
- Im lặng