Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu?

5 trả lời
Hỏi chi tiết
3.587
10
1
Nguyễn Tấn Hiếu
24/01/2019 14:31:03
Câu 1 :
- Thành phần bắt buộc phải có là thành phần chính
+ chủ ngữ
+ vị ngữ (không thể thiếu)
- Thành phần không bắt buộc phải có là thành phần phụ
+ Trạng ngữ
+ Đề ngữ
+ Bổ ngữ
+ Định ngữ ...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
2
doan man
24/01/2019 14:33:04
câu 1. một cái phụ nghĩa cho từ chính (cụm từ phép - phụ ngữ) .. một cái là bổ nghĩa cho cả một câu (th phụ của câu) .. còn ảnh hưởng của từ phụ đó có thể đặt vào một yếu tố nào đó trong câu hay từ nó bổ nghĩa mây nghĩ là như nhau.
tp phụ của cụm như là bổ ngữ là những từ nêu chi tiết ,ý cụ thể cho hành động (cụm động từ),trạng thái,tính chất (cụm tính từ) ,danh từ (phụ ngữ - cụm danh từ nêu ở trong câu ...
tp phụ của câu là ngoài thành phấn chính câu (C-V) còn các ý khác bổ xung như Định ngữ là những từ ngữ diễn tả chi tiết thêm cho sư vật được nêu oẻ danh từ trong câu, Trạng ngữ, ...
3
0
Nguyễn Tấn Hiếu
24/01/2019 14:33:31
Câu 2 :
- Câu phức là câu có từ hai kết cấu c-v trở lên, trong đó có một kết cấu c-v làm nòng cốt, các kết cấu c-v còn lại bị bao hàm trong kết cấu c-v làm nòng cốt đó.
VD: Cái bàn này chân đã gãy
=> Kết cấu c-v làm lòng cốt là; cái bàn này- cn, chân đã gãy- vị ngữ
kết cấu c-v nhỏ làm vị ngữ: chân- chủ ngữ 2, đã gãy-vị ngữ 2 ( kết cấu c-v 2 này bị bao hàm trong kết cấu c-v nòng cốt - Đây là câu phức thành phần vị ngữ vì vị ngữ của câu được cấu tạo bởi một kết cấu c-v
VD 2. Con mèo nhảy làm vỡ lọ hoa ( Câu phức thành phần chủ ngữ-bạn tự phân tích)
VD3. Quyển sách mà mẹ tôi tặng rất hay ( câu phức thành phần định ngữ )
Phân tích: Quyển sách mà mẹ tôi tặng- CN, rất hay- VN kết cấu C-v nòng cốt
Trong đó: mẹ tôi-cn2, tặng-vn2 bổ sung ý nghĩa cho danh từ quyển sách ( Đây là thành phần định ngữ đuoc cấu tạo bởi một kết cấu c-v.
- Còn câu ghép là câu có từ hai kết cấu c-v trở lên, nhưng các kết cấu c-v này không bao hàm nhau. Có hai loại: câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ
+ Câu ghép đẳng lập là câu ghép mà các kết cấu c-v bình đẳng nhau về mặt ngữ pháp
VD: Nắng lên, sương tan
Có hai kết cấu c-v trong câu trên, nhưng hai kết cấu này không bao hàm nhau: nắng-cn1, lên-vn1 ; sương-cn2, tan-vn 2
( Có thể tách thành hai câu đơn độc lập)
+Câu ghép chính phụ: là câu ghép có từ hai kết cấu c-v trở lên, mối kết cấu c-v tạo thành một vế câu, các vế câu này có quan hệ phụ thuộc nhau và đứọcnoi với nhau bằng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ.
VD. Vì trời mưa nên tôi không thể đi du lịch.
-> câu trên có hai kết cấu c-v: trời-cn1, mưa-vn1; tôi-cn2, không thể đi du lịch-vn2
hai kết cấu c-v này có mối quan hệ nhân quả, được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ vì...nên.
2
0
Nguyễn Tấn Hiếu
24/01/2019 14:37:57
Câu 3 :
a, Mẹ đang ru em bé
chủ ngữ : Mẹ
vị ngữ : ru em bé
b, Suốt mấy ngày nay, chị chẳng ăn uống gì.
trạng ngữ : Suốt mấy ngày nay
chủ ngữ : chị
vị ngữ : chẳng ăn uống gì.
c, Nó tặng tôi cuốn sách
chủ ngữ : Nó
vị ngữ : tặng tôi cuốn sách
d, Ông là một người vui tính
chủ ngữ : Ông
vị ngữ : là 1 người vui tính
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
06/02/2019 12:45:10
1.
a. Thành phần chính và các dấu hiệu để nhận biết:
Vị ngữ là thành phần chính (thành phần bắt buộc) của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi Làm gì? Làm sao? Như thế nào? hoặc Là gì? Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.
Vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ trong câu.
Chủ ngữ là thành phần chính (thành phần bắt buộc) của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái… được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lòi cho các câu hỏi Ai? Con gì? hoặc Cái gì? Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong những trường hợp nhất định, động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ.
Chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ trong câu.
b. Thành phần phụ và các dấu hiệu để nhận biết:
Trạng ngữ là thành phần phụ (thành phần không bắt buộc) được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chôn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức… diễn ra sự việc nêu trong câu. về hình thức:
+ Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu.
+ Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.
Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Tiếng Việt Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K