Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta?

(​Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1950))
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
918
2
0
Trịnh Quang Đức
12/02/2019 14:04:25
- Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng được thể hiện trong các văn kiện:
+ Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946).
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19/12/1946).
+ Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh (9/1947).
- Nội dung cúa đường lối kháng chiến là: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.
+Kháng chiến toàn dân: xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm cảu dân tộc ta, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của CHủ tịch Hồ Chí Minh… Có lực lượng toàn dân, tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh.
+ Kháng chiến toàn diện: Do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại chúng toàn diện. Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế…nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp. Đồng thời, ta vừa “kháng chiến” vừa “kiến quốc”. tức là xây dựng chế độ mới nên phải kháng chiến toàn diện.
+ Kháng chiến lâu dài: so sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa. Do đó, phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bạo kẻ thù.
+ Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: Mặc dù ta rất coi trọng những thuận lợi và sự giúp đỡ của bên ngoài, nhưng bao giờ cũng theo đúng phương châm kháng chiến của ta là tự lực cánh sinh, vì bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng phải do sự nghiệp của bản thân quần chúng, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ thêm vào.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
doan man
12/02/2019 14:27:29
a) Hoàn cảnh lịch sử.
11- 1946, Pháp tấn công Hải Phòng, Lạng Sơn, Đà Nẵng…
12- 1946, Pháp đòi quyền kiểm soát an ninh, trật tự tại thủ đô Hà nội…
Đêm 19-12-1946 lệnh toàn quốc kháng chiến được ban bố.
- Thuận lợi
+ Ta tiến hành kháng chiến chính nghĩa và tại chỗ.
+ Có sự chuấn bị về mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài.
- Khó khăn
+ Tương quan lực lượng không có lợi cho ta.
+ Bị bao vây cô lập.
+ Pháp đã chiếm được Lào, Campuchia và một số thành phố, thị xã.
b) Quá trình hình thành và nội dung đường lối.
- Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính (1946-1950)
25-11-1945, chỉ thị Kháng chiến kiến quốc đã chỉ rõ kẻ thù chính là Pháp.
19-10-1946, Hội nghị quân sự toàn quốc được triệu tập xác định rõ chủ trương phải đánh Pháp.
20-12-1945, TW ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
22-12-1946 HCM ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến.
9-1947, tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh được xuất bản.
Đường lối kháng chiến thể hiện rõ trong các văn kiện nêu trên với nội dung cơ bản:
+ Mục đích của cuộc kháng chiến: Đánh thực dân Pháp, giành độc lập thống nhất.
+ Tính chất của cuộc kháng chiến: trường kỳ kháng chiến, toàn diện kháng chiến.
+ Chính sách kháng chiến: Đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình. Liên hiệp với dân tộc Pháp chống phản động thực dân Pháp. Đoàn kết toàn dân. Thực hiện toàn dân kháng chiến… phải tự cấp, tự túc về mọi mặt.
+ Chương trình và nhiệm vụ kháng chiến: Đoàn kết toàn dân thực hiện quân, chính, dân nhất trí… Động viên nhân lực, vật lực, tài lực, thực hiện toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, trường kỳ kháng chiến. Giành quyền độc lập, bảo toàn lãnh thổ, thống nhất Trung, Nam, Bắc. Củng cố chế độ dân chủ cộng hòa… Tăng gia sản xuất, thực hiện kinh tế tự túc.
+ Phương châm tiến hành kháng chiến: tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân, toàn diên, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
+ Về triển vọng của kháng chiến: mặc dù lâu dài và gian khổ nhưng thắng lợi nhất định sẽ về ta.
- Phát triển đường lối theo phương châm hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội (1951-1954)
+ 1947 ta giành thắng lợi Việt Bắc.
+ 1950 ta giành thắng lợi trong chiến dịch Biên Giới.
+ 1951, tình hình thế giới và cách mạng Đông Dương có những chuyển biến tích cực.
+ 2- 1951, Đại hội II của Đảng được triệu tập.
Đại hội quyết định tách đảng và thông qua một số văn kiện quan trọng.
Đại hội thông qua Chính cương Đảng Lao động VN do Trường Chinh soạn thảo với nội dung cơ bản:
Tính chất xã hội: dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến.
Mâu thuẫn: giữa tính chất dân chủ nhân dân với tính chất thuộc địa.
Đối tượng của cách mạng: đối tượng chính là chủ nghĩa đế quốc xâm lược, cụ thể là thực dân Pháp và can thiệp Mỹ; đối tượng phụ là địa chủ phong kiến, cụ thể lúc này là phong kiến phản động.
Nhiệm vụ của cách mạng: đánh đuổi thực dan Pháp xâm lược, xoá bỏ các di tích phong kiến, phát triển chế độ dân chủ nhân dân.
Ba nhiệm vụ có quan hệ khăng khít với nhau, song nhiệm vụ chính trước mắt là hoàn thành giải phóng dân tộc.
Động lực của kháng chiến: công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức và tư sản dân tộc, ngoài ra là những địa chủ yêu nước và tiến bộ. Tất cảc các bộ phận đó họp lại thành nhân dân mà nòng cốt là công nhân, nông dân và lao động trí thức.
Đặc điểm của cách mạng: là cuộc cách mạng tư sản dân quyền lối mới tiến triển thành cách mạng XHCN.
Triển vọng của cách mạng: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân VN nhất định sẽ đưa VN tiến tới XHCN.
Con đường đi lên CNXH: qua 3 giai đoạn:
Gđ thứ nhất: hoàn thành giải phóng dân tộc.
Gđ thứ hai: xóa bỏ di tích phong kiến và nửa phong kiến, phát triển kỹ nghệ, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân.
Gđ thứ ba: xây dựng cơ sở cho CNXH, tiến lên thực hiện CNXH.
Ba giai đoạn không tách rời nhau mà mật thiết liên hệ, xen kẽ với nhau.
Giai cấp lãnh đạo và mục tiêu của cách mạng: người lãnh đạo là giai cấp công nhân; mục đích là phất triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chế độ XHCN.
Chính sách của Đảng: có 15 chính sách nhằm phát triển chế độ dân chủ nhân dân và đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi.
Quan hệ quốc tế: VN đứng về phe hoà bình và dân chủ, thực hiên đoàn kết Việt- Trung- Xô, Việt- Miên- Lào…
Đường lối tiếp tục được bổ sung:
HNTW lần thứ nhất (3-1951), HNTW lần thứ hai (9 đến 10- 1951), HNTW lần thứ tư (1-1953), HNTW lần thứ năm (11-1953)

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×