Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao. Phân tích cảnh cho chữ (Chữ người tử tù)

Đề 1: Phân tích nhân vật viên quản ngục
Đề 2: Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao
Đề 3: Phân tích cảnh cho chữ
3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.654
3
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
23/12/2017 22:40:07
1
Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quản ngục này là một âm thanh trong trẻo chen giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loan xô bồ.
Nguyễn Tuân viết truyện Chữ người tử tù năm 1939 đăng trên tạp chí Tao Đàn, năm 1940, in trong tác phẩm Vang bóng một thời. Đoản thiên tiểu thuyết này có khoảng 2800 chữ, xứng đáng là một tờ hoa, trang hoa đích thực.
Bên cạnh Huấn Cao — tử tù cho chữ, là nhân vật viên quản ngục — người xin chữ đã được Nguyễn Tuân miêu tả một cách đặc sắc, đầy ấn tượng.
Ngục quan có một ngoại hình ưa nhìn. Đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Bộ mặt tư lự, nhăn nheo, có một đời sống nội tâm sâu sắc, cả nghĩ. Sau khi nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên Đốc bộ đường về chuyện nhận sáu tên tử tù, trong đó có Huấn Cao, người đứng đầu bọn phản nghịch lại có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đã làm cho ngục quan nghĩ ngợi. Hình ảnh ngục quan thao thức giữa đêm khuya khi đĩa đầu sở đã vợi lần mực dầu, lúc đầu thì tư lự, càng về khuya thì trên mặt ông chỉ còn là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ. Việc nhận tù sắp tới đã gây ra nhiều xáo động ghê gớm trong tâm tư vị ngục quan này. Ông là một con người từng trãi, có tính cách dịu dàng khác hẳn với những kẻ sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc trong chốn đề lao.
Quản ngục không phải là một hung thần với bàn tay vấy máu. Ông cũng là một nhà Nho biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền có nhiều đức độ. Kín đáo và thận trọng trong cử chỉ, ngôn ngữ. Cách dò hỏi viên thư lại về tử tù: "Tôi nghe ngờ ngợ Huấn Cao...". Qua câu nói của viên thơ lại, ông nghĩ: có lẽ lão bát này cũng là một người khá đây (...). Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn không phải là kẻ xấu hay vô tình. Ngục quan muốn biệt đãi Huấn Cao, nhưng vẫn sợ viên thơ lại cáo giác nên ông rất cảnh giác, thận trọng: để mai ta dò ý tứ hắn lần nữa xem sao rồi sẽ liệu.
Làm quản ngục có thể thét ra lửa, bộ hạ tay chân là bọn côn đồ "lũ quay quắt, tàn nhẫn, lừa lọc" nhưng ông lại khác lạ. Tính cách thì dịu dàng, tấm lòng thì nhân hậu, bao dung biết giá người, biết trọng người ngay. Lúc nhận tù, ngục quan thật đáng trọng, với cặp mắt hiện lành, với lòng kiêng nể được giữ kín đáo, lại còn có biệt nhỡn đối với Huấn Cao. Trước thái độ nhâng nháo, hách dịch, tàn nhẫn của bọn lính ngục, ông chỉ nhẹ nhàng mà nghiêm trang nói: "việc quan, ta đã có phép nước. Các chú chớ nhiều lời".
Văn chương lãng mạn tiền chiến thường sử dụng thủ pháp tương phản đối lập để làm nổi bật nghịch lí của hoàn cảnh, bi kịch của số phận. Nguyễn Tuân cũng vậy, qua hình ảnh nhận tù, đã tương phản giữa ngục quan với lũ lính ngục, đối lập cái thuần khiết với cái cặn bã, giữa người có tâm điền tốt với lũ quay quắt. Qua đó làm nổi bật nhân cách tốt đẹp của quản ngục, khác nào "âm thanh trong trẻo chen giữa một bản đàn đều hỗn loạn, xô bồ".
Mọi cái tốt đẹp và cái xấu xa đều được bộc lộ ở hành động. Nửa tháng tử tù Huấn Cao sống trong trại giam đã được thầy quản biệt đãi như một thượng khách. Trước mỗi bữa cơm tù, Huấn Cao được dâng rượu với thức nhắm; đó là món quà mà viên quản ngục biếu tử tù dùng cho ấm bụng. Sự biệt đãi ấy đã thể hiện thái độ tâm phục, lòng biết giá người và trọng người ngay của ngục quan đối với Huấn Cao.
Xưa nay, bậc quân tử lấy chữ lễ trọng giao tiếp, tự biết mình và biết người trong quan hệ. Tiếp cận với tử tù, quản ngục chân thành ngỏ ý: "... Ngài có cần thêm gì nữa xin cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất...". Ngục quan liền bị tử tù nặng lời khinh bạc xua đuổi: "Ta chỉ muốn có một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây". Trước tình huống ấy, người nắm uy quyền trong tay rất bình tĩnh, không nổi trận lôi đình để trả thù, không giở trò tiểu nhân để thị oai. Ngục quan chỉ lễ phép lui ra sau khi nói: "Xin lĩnh ý". Huấn Cao và bạn tù của ông vẫn được tiếp tục biệt đãi, cơm rượu lại có phần hậu hơn trước. Tại sao ngục quan lại xử sự như thế? Vì xét về vị thế, ông ta chỉ tự coi mình là kể tiểu lại giữ tù, còn Huấn Cao là một anh hùng tài tử đầu đội trời, chân đạp đất, chọc trời khuấy nước nổi danh trong thiên hạ về cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp. Vả lại, quản ngục còn hi vọng chờ cho Huấn Cao dịu bớt tính nết để xin chữ. Nếu được Huấn Cao cho chữ thì ông rất mãn nguyện. Nguyễn Tuân đã làm nổi bật bao phẩm chất của quản ngục: bình tĩnh, lễ độ, nhẫn nhục. Quản ngục đã lấy câu châm ngôn của cổ nhân để ứng xử: "Tiểu bất nhẫn bất thành đại sự". Ngục quan không lớn vì quyền uy mà đẹp ở nhân cách, ở tâm thế của một kẻ sĩ biết đọc vở nghĩa sách thánh hiền.
Ngục quan có một tâm hồn trong sáng thanh cao, biết trọng người tài và rất yêu cái đẹp. Mặc dù đã chọn nhầm nghề,nhưng thiết nghĩ trên cõi đời này đã có chúa ngục nào có cái sở nguyện cao quý như ông? Cái ao ước của ông thật thanh cao, sang trọng. Ông ao ước có một ngày nào đó được treo ở nhà riêng câu đối do chính tay Huấn Cao viết. Ông say mê, khao khát vì chữ Huấn Cao đẹp và vuông lắm. Với viên quản ngục, có vinh hạnh nào hơn nếu có được chữ ông Huấn Cao mà treo, đó là một báu vật trên đời. Vì thế, khi chưa xin được chữ, quản ngục sống trong tâm trạng đầy bi kịch. Nỗi khố tâm của ông là có Huân Cao trong tay, dưới quyền mình mà không dám giáp mặt vì ông cảm thấy nhân cách tử tù xa cách ông quá nhiều, ông càng khổ tâm, lo lắng hơn khi biết chỉ vài ngày nữa Huấn Cao sẽ bị hành hình; nếu không xin được chữ thì ông ân hận suốt đời. Có thể nói đó là một bi kịch cao quý được Nguyễn Tuân cảm nhận ở phương diện văn hóa nghệ thuật.
Trước khi ra pháp trường, qua lời viên thơ lại, Huân Cao thấu hiểu nỗi lòng của viên quản ngục, đã nói: "Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tâm lòng trong thiên hạ". Chính nhân cách cao quý của ngục quan đã làm Huấn Cao xúc động và quý trọng. Cảnh cho chữ diễn ra trong phòng giam tử tù là sự kì ngộ giữa khách anh hùng tài tử với kẻ biệt nhỡn liên tài. Trước cái đẹp của thư pháp, ngục quan đã trở thành tri âm, tri kỉ của tử tù. Ngục quan khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu trên ô chữ và lắng nghe lời khuyên chân thành của tử tù nên lui về quê nhà để giữ lấy thiên lương trong sạch, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ngục quan đã vái người tù một vái và nói qua dòng nước mắt: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". Tất cả đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của ngục quan dưới ánh sáng của thư pháp và thiên lương.
Cảnh cho chữ thật cảm động. Nhân vật quản ngục là một trong những thành công của Nguyễn Tuân trong nghệ thuật miêu tả và xây dựng nhân vật ở phương diện tài hoa nghệ sĩ rất độc đáo. Yêu cái đẹp với tấm lòng biệt nhỡn liên tài là tính cách, tâm hồn của ngục quan. Ngoại hình, ngôn ngữ, tâm tư tình cảm đến cử chỉ, hành động của ngục quan đã được Nguyễn Tuân miêu tả với tất cả sự chắt lọc của một ngòi bút tài hoa, đã làm thể hiện lên một con người có cốt cách tốt đẹp: "nhất sinh đê thủ bái mai hoa" — không cúi đầu trước cường quyền, chỉ cúi đầu trước hoa mai, trước cái đẹp trong đời.
Có thể nói, nhân vật quản ngục là con người tài hoa, con người thức tỉnh, con người vang bóng trong Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
23/12/2017 22:40:45
2
Nguyễn Tuân là cây bút tài hoa của nền văn học Việt Nam. Nghiệp sáng tác của ông chia thành hai giai đoạn trước cách mạng tháng Tám và sau cách mạng tháng Tám. Trước cách mạng, ngòi bút của ông thiên về phương châm “Vang bóng một thời-trụy lạc-xê dịch”. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là tác phẩm kiệt xuất trước cách mạng tháng Tám, đã khắc họa thành công hình ảnh Huấn Cao, một kẻ sĩ tài hoa, có tấm lòng thẳng thắn.
Huấn Cao là một kẻ sĩ xả thân vì đại nghĩa, lên án và tố cáo sự trắng trợn của triều đình, ông bất chấp tất cả để chống lại triều đình mục nát, thối rữa. Huấn Cao trong mắt của bọn lính là một kẻ “ngạo ngược và nguy hiểm nhất”, nên đề phòng. ĐỐi với thầy thơ thì ông “văn võ đều có tài cả, chà chà” còn đối với người quàn ngục thì Huấn Cao là người “chọc trời quấy nước”, coi thường tiền bạc và bạo lực. Với những cách nhìn ấy, Huấn Cao là một người tài ba trong mắt của mọi người, là một kẻ tù nhưng lại có tấm lòng kiên trung, toát lên sự thanh cao giữa chốn xiềng xích nhơ bẩn.
phan-tich-nhan-vat-huan-cao-trong-chu-nguoi-tu-tu
Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù -Văn lớp 11
Bằng ngòi bút tài hoa của mình, Nguyễn Tuân đã vẽ lên hình ảnh Huấn Cao bộc trực, đầy hào khí, từng đường nét đều rất thoát phàm, rất độc đáo. Là một kẻ tù nhưng Huấn Cao dường như chẳng sợ trời, chẳng sợ đất, ông có thể thét lên với bất cứ ai. KHông cần hành động nhưng khí phách của ông lại khiến cho mọi người nể phục.
Huấn Cao giữa chốn lao tù này còn được biết đến là kẻ sĩ tài hoa, người đời mến mộ bằng cái tên “cái người mà vùng tỉnh Sơn đã khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp..” Những kẻ sĩ có chữ đẹp luôn được sung bái và ngưỡng mộ như vậy. CHữ của ông như “một báu vật trên đời”, ai có diễm phúc sở hữu chữ của ông chính là sở hữu một vật báu trong thiên hạ. Huấn Cao không biết ông quản ngục luôn có một ước mong được sở hữu chữa Huấn Cao, được treo chữ của ông viết ở trong nhà, chữ ông Huấn Caop đẹp và vuông lắm. Một con người tài đức vẹn toàn, một con người không chỉ tài hoa mà còn có cái tâm rất trong sáng và ngay thằng. Kỳ thực ông viết chữ đẹp nhưng chưa bao giờ “ép mình viết bao giờ” Đấy là cốt cách thực sự đáng quý. Ông chỉ viết cho những người thực sự xứng đáng, những người có thể khiến ông ngưỡng mộ và khâm phục nhất.
Nguyễn Tuân thực sự rất tài, tài đến nối đọc từng câu từng chữ của ông người ta cứ ngỡ như ông đang vẽ nên một bức họa thật sinh động giữa chốn nhân gian về một kẻ sĩ đáng trọng như Huấn Cao.
Huấn Cao còn là một người trân trọng tìn bạn, mến mộ những con người có “chí nhớn” trong thiên hạ. Qua lời kể của viên thơ lại, ông đã biết được tấm lòng của viên quản ngục và ngưỡng mợ trước tấm chân tình cũng như sự yêu mến và khát khao có được chữ của ông. Ông xúc động nhận ra được con người có thú vui thanh tao giữa chốn gong cùm nhơ bẩn này “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Nào ta biết đâu một người như thầy quản mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Chỉ một cụm từ “phụ một tấm lòng trong thiên hạ”, Huấn Cao đã khiến cho người đọc không thể nén được cảm xúc. Một con người biết trân trọng cái đẹp, hướng về cái đẹp, đó là một lối sống hướng đến vẻ đẹp “Chân-Thiện-Mỹ”.
Hình ảnh cảnh cho chữ hiện lên ở cuối tác phẩm dường như là cảnh tượng khó quên nhất trong tác phẩm. Một cảnh tưởng khiến cho người đọc nhớ mãi. Cảnh cho chữ diễn ra không phải ở một nơi thanh cao mà lại diễn ra giữa chốn ngục tù, là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Hình ảnh ba con người hiện lên trong cảnh tượng ấy thật đẹp, thật lung linh, họ không còn là người tù, viên quản ngục nữa mà là những người yêu cái đẹp, tâm đắc với cái đẹp. Cảnh cho chữ ấy thật thiêng liêng và xúc động, sự gặp gỡ quá muộn màng giữa những con người yêu cái đẹp, yêu cái vẻ đẹp hoàn thiện nhất. Hình ảnh Huấn Cao vương xiềng xích, tung bút viết những chữ vuông vắn nhất thực sự là hình ảnh đẹp nhất, đáng ngưỡng mộ và khâm phục nhất. Hình ảnh viên quản ngục “vái lạy” Huấn Cao và Huấn Cao đỡ viên quản ngục dây thực sự là hình ảnh ám ánh khi gấp trang sách lại. Thời khắc mong manh giữa sự sống và cái chết khiến cho người kẻ sĩ ấy thêm kì vĩ, lấp lánh hơn. Kẻ tử tù không thể có cốt cách như vậy, chỉ có anh hùng mới xứng đáng với cốt cách ấy. Và Huấn Cao là môt đấng anh hùng như vậy.
Huấn Cao hiện lên rõ nét, oai phong, đĩnh đạc qua từng nét bút của Nguyễn Tuân thực sự khiến cho người đọc không thể rời mắt khỏi trang viết. Huấn Cao là biểu tượng của cái đẹp vĩnh cửu, của những gì hoàn hảo và kiên trung nhất. Một con người “khó kiếm” trong thiên hạ.
Thực vậy, gấp trang sách lại nhưng hình ảnh Huấn Cao vẫn hiện hiển trong trí óc của người đọc. Ông là hình ảnh tiêu biểu cho những anh hùng hiên ngang bất khuất giữa chốn nhơ bẩn, bất công của thời đại.
1
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
23/12/2017 22:41:24
3
Khi nhắc tới lối văn chương luôn khát khao hướng tới chân-thiện-mĩ, người ta thường nhắc tới Nguyễn Tuân- một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông được đánh giá là một trong những cây bút tài hoa nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong các sáng tác của Nguyễn Tuân, các nhân vật thường được miêu tả, nhìn nhận như một nghệ sĩ. Và tác phẩm “Chữ người tử tù” cũng được xây dựng bằng cách nhìn nhận như vậy. Bên cạnh đó, nhà văn đã khéo léo sáng tạo lên một tình huống truyện vô cùng độc đáo. Đó là cảnh cho chữ trong nhà giam- là phần đặc sắc nhất của thiên truyện này “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.
Đoạn cho chữ nằm ở phần cuối tác phẩm ở vị trí này tình huống truyện được đẩy lên đến đỉnh điểm vì viên quản ngục bỗng nhận được công văn về việc xử tử những tên phản loạn, trong đó có Huấn Cao. Do vậy cảnh cho chữ có ý nghĩa cởi nút, giải tỏa những băn khoăn, chờ đợi nơi người đọc, từ đó toát lên những giá trị lớn lao của tác phẩm.
Sau khi nhận được công văn, viên quản ngục đã giãi bày tâm sự của mình với thầy thơ lại. Nghe xong truyện, thầy thơ lại đã chạy xuống buồng giam Huấn Cao để kể rõ nỗi lòng viên quản ngục. Và đêm hôm đó, trong một buồng tối chật hẹp với ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu, “ một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” đang diễn ra. Thông thường để sáng tạo nghệ thuật người ta thường tìm đến những nơi có không gian đẹp, thoáng đãng, yên tĩnh. Nhưng trong một không gian chứa đầy bóng tối, nhơ bẩn chốn ngục tù thì việc sáng tạo nghệ thuật vẫn xảy ra. Thời gian ở đây cũng gợi cho ta tình cảnh của người tử tù. Đây có lẽ là đêm cuối của người tử tù-người cho chữ và cũng chính là giờ phút cuối cùng của Huấn Cao. Và trong hoàn cảnh ấy thì “ một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng” vẫn ung dung, đĩnh đạc “dậm tô nét chữ trên tấm lụa trăng tinh”. Trong khi ấy, viên quản ngục và thầy thơ lại thì khúm lúm chuyển động.ở đây cho thấy dường như trật tự xã hội đang bị đảo lộn. Viên quản ngục đáng nhẽ phải hô hào , răn đe kẻ tù tội. Thế nhưng trong cảnh tượng này thì tù nhân lại trở thành người răn dạy, ban phát cái đẹp.
Đây quả thực là một cuộc gặp gỡ xưa nay chưa từng có giữa Huấn Cao-người có tài viết chữ nhanh , đẹp và viên quản ngục, thầy thơ lại-những người thích chơi chữ. Họ đã gặp nhau trong hoàn cảnh thật đặc biệt: một bên là kẻ phản nghịch phải lĩnh án tử hình( Huấn Cao) và một bên là những người thực thi pháp luật. Trên bình diện xã hội, họ ở hai phía đối lập nhau nhưng xét trên bình diện nghệ thuật họ lại là tri âm, tri kỉ của nhau. Vì thế mà thật là chua xót vì đây là lần đầu tiên nhưng cũng là lần cuối cùng ba con người ấy gặp nhau. Hơn thế nữa, họ gặp nhau với con người thật, ước muốn thật của mình. Trong đoạn văn, nhà văn đã sử dụng sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối làm câu chuyện cũng vận động theo sự vận động của ánh sáng và bóng tối. Cái hỗn độn, xô bồ của nhà giam với cái thanh khiết của nền lụa trắng và những nét chữ đẹp đẽ. Nhà văn đã làm nổi bật hình ảnh của Huấn Cao, tô đậm sự vươn lên thắng thế của ánh sáng so với bóng tối, cái đẹp so với cái xấu và cái thiện so với cái ác. Vào lúc ấy, từ một quan hệ đối nghịch kì lạ: ngọn lửa của chính nghĩa bùng cháy ở chốn ngục tù tối tăm, cái đẹp được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn… ở đây, Nguyễn Tuân đã nêu bật chủ đề của tác phẩm: cái đẹp chiến thắng cái xấu xa, thiên lương chiến thắng tội ác. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện đầy ấn tượng.
Sau khi cho chữ xong, Huấn Cao đã khuyên quản ngục từ bỏ chốn ngục tù nhơ bẩn: “đổi chỗ ở” để có thể tiếp tục sở nguyện cao ý. Muốn chơi chữ phải giữ được thiên lương. Trong môi trường của cái ác, cái đẹp khó có thể bền vững. Cái đẹp có thể nảy sinh từ chốn tối tăm, nhơ bẩn, từ môi trường của cái ác( cho chữ trong tù) nhưng không thể chung sống với cái ác. Nguyễn Tuân nhắc đến thú chơi chữ là môn nghệ thuật đòi hỏi sự cảm nhận không chỉ bằng thị giác mà còn cảm nhận bằng tâm hồn. Người ta thưởng thức chữ không mấy ai thấy, cảm nhận mùi thơm của mực. Hãy biết tìm trong mực trong chữ hương vị của thiên lương. Cái gốc của chữ chính là cái thiện và chơi chữ chính là thể hiện cách sống có văn hóa.
Trước lời khuyên của người tử tù, viên quản nguc xúc động “ vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng nghẹn ngào: kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Bằng sức mạnh của một nhân cách cao cả và tài năng xuất chúng, người tử tù đã hướng quản ngục đến một cuộc sống của cái thiện. Và trên con đường đến với cái chết Huấn Cao gieo mầm cuộc sống cho những người lầm đường. Trong khung cảnh đen tối của tù ngục, hình tượng Huấn Cao bỗng trở lên cao lớn là thường, vượt lên trên những cái dung tục thấp hèn của thế giới xung quanh. Đồng thời thể hiện một niềm tin vững chắc của con người: trong bất kì hoàn cảnh nào con người vẫn luôn khao khát hướng tới chân- thiện-mĩ.
Có ý kiến cho rằng: Nguyễn Tuân là nhà văn duy mĩ, tức là điều khiến ông quan tâm chỉ là cái đẹp, là nghệ thuật. Nhưng qua truyện ngắn “ Chữ người tử tù” mà đặc biệt là cảnh cho chữ ta càng thấy rằng nhận xét trên là hời hợt, thiếu chính xác. Đúng là trong truyện ngắn này, Nguyễn Tuân ca ngợi cái đẹp nhưng cái đẹp bao giờ cũng gắn với cái thiện, thiên lương con người. Quan điểm này đã bác bỏ định kiến về nghệ thuật trước cách mạng, Nguyễn Tuân là một nhà văn có tư tưởng duy mĩ, theo quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật. Bên cạnh đó, truyện còn ca ngời viên quản ngục và thầy thơ lại là những con người tuy sống trong môi trường độc ác xấu xa nhưng vẫn là những “thanh âm trong trẻo” biết hướng tới cái thiện. Qua đó còn thể hiện tấm lòng yêu nước, căm ghét bọn thống trị đương thời và thái độ trân trọng đối với những người có “thiên lương” trên cơ sở đạo lí truyền thống của nhà văn.
“Chữ người tử tù” là bài ca bi tráng, bất diệt về thiên lương, tài năng và nhân cách cao cả của con người. Hành động cho chữ của Huấn Cao, những dong chữ cuối cung của đời người có ý nghĩa truyền lại cái tài hoa trong sáng cho kẻ tri âm, tri kỉ hôm nay và mai sau. Nếu không có sự truyền lại này cái đẹp sẽ mai một. Đó cũng là tấm lòng muốn giữ gìn cái đẹp cho đời.
Bằng nhịp điệu chậm rãi, câu văn giàu hình ảnh gợi liên tưởng đến một đoạn phim quay chậm. Từng hình ảnh, từng động tác dần hiện lên dưới ngòi bút đậm chất điện ảnh của Nguyễn Tuân: một buồng tối chật hẹp…hình ảnh con người “ba cái đầu đang chăm chú trên một tấm lụa trắng tinh”, hình ảnh người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang viết chữ. Trình tự miêu tả cũng thể hiện tư tưởng một cách rõ nét: từ bóng tối đến ánh sáng, từ hôi hám nhơ bẩn đến cái đẹp. Ngôn ngữ, hình ảnh cổ kính cũng tạo không khí cho tác phẩm. Ngôn ngữ sử dụng nhiều từ hán việt để miêu tả đối tượng là thú chơi chữ. Tác giả đã “phục chế” cái cổ xưa bằng kĩ thuật hiện đại như bút pháp tả thực, phân tích tâm lí nhân vật ( văn học cổ nói chung không tả thực và phân tích tâm lí nhân vật)
Cảnh cho chữ trong “ Chữ người tử tù” đã kết tinh tài năng , sáng tạo và tư tưởng độc đáo của Nguyễn Tuân. Tác phẩm đã nói lên lòng ngưỡng vọng và tâm sự nuối tiếc đối với những con người có tài hoa, nghĩa khí và nhân cách cao thượng. Đan xen vào đó tác giả cũng kín đao bày tỏ cái đau xót chung cho cái đẹp chân chính, đích thực đang bị hủy hoại. Tác phẩm góp một tiếng nói đầy tính nhân bản: dù cuộc đờicó đen tối vẫn còn có những tấm lòng tỏa sáng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo