Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích khổ 2 và 3 bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
419
1
0
Hoàng Hà Chi
12/05/2019 21:22:52
  • Mở bài:
Mùa xuân với hoa mai vàng, hoa đào đỏ, dòng nước xanh trong từ bao đời nay đã trở thành hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Mùa xuân với hoa tươi, cỏ biếc, bầu trời rộn rã tiếng chim vốn là khung cảnh quen thuộc trong thi ca. Một mùa xuân với những hình ảnh như thế cũng đã được Thanh Hải khắc họa rõ nét qua khổ 2 và 3 của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Đặc biệt ở khổ thơ 2 và 3, bằng những cảm xúc hồn nhiên, trong trẻo trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên, nhà thơ đã mở rộng cảm nghĩ về mùa xuân đất nước. Từ mùa xuân lớn của thiên nhiên đất nước mà liên tưởng tới mùa xuân của mỗi cuộc đời – một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn.
  • Thân bài:
Mùa xuân nho nhỏ được sáng tác năm 1980 và được chắp bút bởi nhà văn Thanh Hải. Bài thơ không chỉ nói về một mùa xuân tươi đẹp mà còn là nghĩa sống đẹp cùng với tình yêu đất nước. Một mùa xuân mà ông sống bằng tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng lại rất khiêm nhường đã vẽ nên bức tranh mùa xuân nho nhỏ.
Bài thơ bắt đầu bằng những cảm xúc trực tiếp, hồn nhiên, trong trẻo trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên tươi mát. Từ đó, dần dần mở rộng ra thành hình ảnh mùa xuân của đất nước qua khổ thơ sau :
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.
Khi ấy, tác giả đã chuyển từ mùa xuân của thiên nhiên, đất trời sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước với hai hình ảnh rõ nét nhất là “người cầm súng”, “người ra đồng”. Hai hình ảnh ấy biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động xây dựng đất nước. Một mặc đã nói lên một tinh thần yêu nước của mỗi con người. Nói lên việc, hàng ngày các chiến sĩ và các nông dân vẫn miệt mài làm việc chỉ mong đất nước được bình yên và gia đình được ấm no. Một hình ảnh lộc non của mùa xuân gắn với người cầm súng, người ra đồng.
Liệu rằng mùa xuân của đất trời đọng lại trong hình ảnh lộc non đã theo người cầm súng, người ra đồng hay chính là họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước? Con người, trong cuộc sống lao động và chiến đấu đang góp phần làm nên một mùa xuân yên ôn, ấm no cho dân tộc. Không khí mùa xuân với nhịp điệu vừa hối hả vừa những âm thanh con xao. Một không khí khẩn trương lại sôi động của cuộc sống mới.
Dân tộc ta đón chào mùa xuân bằng một tấm lòng yêu nước nồng nhiệt. Mỗi chúng ta yêu nước một cách sâu sắc, xem đất nước như một điều gì đó thiêng liêng quá thể. Lòng yêu nước đã được thể hiện qua đoạn thơ sau :
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Chỉ cần hai câu thơ đầu đã thấy được đất nước ta đã trường tồn qua bao nhiêu năm. Một quá trình vất vả và gian lao để có thể tồn tại lâu như thế. Đất nước ta được ví bằng một hình ảnh khá mới lạ. Đó chính là “vì sao”. Ta cũng có thể hiểu rằng tác giả mong muốn đất nước ta sẽ có một tầm nhìn lạc quan và tươi sáng. Mong muốn rằng tương lại đất nước sẽ ngày một tỏa sáng hơn.
“Cứ đi lên phía trước” nghe thấy cứ như một câu khuyên nhủ ta cứ bước đi. Chỉ cần một câu nói ấy đã có thể khích lệ tinh thần cho các chiến sĩ bên ngoài chiến trường. Điều đó cũng thể hiện dân tộc Việt Nam yêu nước một cách sâu sắc và cũng biết quan tâm tới nhau. Tình cảm giữa người với người đã được hiện hữu đâu đây. Đó là một điều tuyệt vời mà Thanh Hải đã ẩn chứa trong bài thơ.
Qua hai đoạn thơ trên, ta có lẽ đều thấy được tiếng lòng tha thiết, yêu mến và gắn bó với đất nước. Cũng nói lên cuộc đời và ước nguyện chân thành của tác giả. Không khí mùa xuân ấm sao đã hoà với con người. Một khung cảnh tuyệt mỹ thời chiến tranh đã được miêu tả nơi đây. Thật sự là một bức tranh hoàn mỹ trong thời kỳ chiến đấu.
  • Kết bài:
Bài thơ đã khắc họa nên một khung cảnh mùa xuân trong thời kỳ chiến đấu cực khổ. Biết bao năm tháng trôi đi nhưng ta vẫn cứ mãi lưu luyến mùa xuân. Một mùa xuân hạnh phúc cuốn trôi hết tất cả nỗi muộn phiền của mỗi con người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Ori
12/05/2019 21:24:14
Mùa xuân trong thơ của Thanh Hải đem đến cho chúng ta nhiều xúc động. Từng vần thơ nhẹ nhàng trong sáng cứ ngân nga mãi trong lòng người nghe, lôi cuốn ta trước vẻ đẹp của đất nước vào xuân.
Bước đi của mùa xuân như đang hòa nhịp với bước “đi lên phía trước"của dân tộc trên hành trình “vất vả”, “gian lao” nhưng rất đỗi tự hào qua một đoạn thơ mà em yêu thích:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước...
(Mùa xuân nho nhỏ)
Mùa xuân đến giữa hương sắc và âm thanh đất trời, lòng người vui "xôn xao”. Cả một dân tộc bừng bừng khí thế, một sức xuân dào dạt “hối hả” bước đi giữa mùa xuân. Mùa xuân mang đến cho nhân dân ta một sức sống mới, nhiệt tình cách mạng mới, hăng hái, khẩn trương lên đường. Cả một dân tộc ngập tràn niềm vui. Người người “xôn xao" đón chào một mùa xuân đẹp, một “mùa xuân hồng”'.
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.
Cặp từ láy "hối hả", "xôn xao”, điệp ngữ “tất cả” như những nốt nhạc ngân nga trong ca khúc xuân hành, diễn tả niềm tự hào và khí thế cách mạng sôi nổi của nhân dân ta đang vững bước đi lên phía trước.
Sức xuân ấy của hàng triệu con người đang dồn vào hai nhiệm vụ chiến lược: Sản xuất và chiến đấu. Bốn câu thơ song hành từng đôi một, hô ứng nhịp nhàng, hài hòa như bước đi của dân tộc giữa mùa xuân:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
“Lộc"- chồi non, cành biếc, non tơ, đầy nhựa sống, tượng trưng cho vẻ đẹp và sức sống mùa xuân. Người chiến sĩ ra trận với cành lá ngụy trang "lộc giắt đầy quanh lưng” như mang cả một sức xuân căng tràn mà không một thế lực nào có thể ngăn cản được. Ở hậu phương, với bàn tay lao động cần cù, người nông dân đang phủ màu xanh lên đồng quê “lộc trải dài nương mạ”.
Câu thơ có nhạc điệu dồn dập hân hoan; hình ảnh vừa cụ thể gợi cảm, vừa mang ý nghĩa khái quát sâu sắc. Mùa xuân gắn liền với nhịp sống nhân dân “vất vả và gian lao" nhưng cũng rất vinh quang, vì nhân dân đang mang lại mùa xuân, đang làm ra mùa xuân.
Khổ thơ tiếp theo, nhà thơ nói lên những suy cảm của mình về đất nước và dân tộc. Cảm hứng lịch sử tạo nên những ý thơ sâu lắng, chan chứa tự hào. Một dân tộc đau thương và anh dũng, “vất vả và gian lao”, bao nhiêu máu, nước mắt và mồ hôi đã đổ xuống trên hành trình "bốn ngàn năm” lịch sử. "Đất nước” được lấy lại hai lần trong khổ thơ diễn tả thật ý vị và cảm xúc sung sướng tự hào dâng lên dào dạt. Đất nước tuy “ vất vả và gian lao” nhưng đất nước đẹp vô cùng: “Đất nước như vì sao”. Một hình ảnh so sánh tuyệt đẹp diễn tả tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc của nhân dân ta. Đất nước ta đẹp như “vì sao” vì dân tộc ta "chưa bao giờ khuất'' (Nguyễn Đình Thi); có một truyền thống anh hùng chống giặc ngoại xâm chói ngời những trang sử oai hùng: Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên... “Đất nước như vì sao” có một nền văn hiến lâu đời như Nguyễn Trãi đã viết trong Bình Ngô đại cáo :
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu...
Tự tin, tự hào khi nhà thơ nghĩ về hành trình “đi lên phía trước” của dân tộc để chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng Tổ quốc Việt Nam "mười lần đẹp hơn” như Bác Hồ mong muốn. Ba chữ “cứ đi lên...” làm toát lên ý chí mạnh mẽ, sáng chói niềm tin. Hình ảnh đất nước được nhân hóa diễn tả tình yêu nước vô cùng sâu nặng của tác giả. Phép đối được nhà thơ vận dụng sáng tạo làm cho câu thơ giàu hình ảnh và gợi cảm:
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Đoạn thơ trên trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải để lại trong lòng chúng ta một ấn tượng sâu sắc.
Thể thơ năm chữ được tác giả vận dụng nhuần nhuyễn thành công. Lời thơ trong sáng, truyền cảm và giàu hình tượng. Phép đối, điệp từ, so sánh và nhân hóa được sử dụng một cách điêu luyện diễn tả cảm hứng yêu nước, tự hào của nhà thơ, tạo nên những vần thơ có nhạc điệu tha thiết dạt dào.
Có gì đẹp hơn mùa xuân? Có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu thiên nhiên, đất nước? Cảm ơn nhà thơ Thanh Hải để lại một đoạn thơ nói về mùa xuân rất hay. Chúng ta ước mong mỗi con người hãy trở thành “một mùa xuân nho nhỏ" để góp phần làm đẹp đất nước, quê hương hôm nay và ngày mai.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
23/05/2019 08:09:53
"Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng" Hai câu đầu tác giả nhấn mạnh đến mùa xuân chiến đấu, mùa xuân của "người cầm súng" với "Lộc giắt đầy quanh lưng". "Lộc" có nghĩa đen là môt chồi xanh, non tơ, biểu tượng sức sống khi mùa xuân đến. Ở đây, từ "lộc" biểu hiện cho một niềm tin, một thành quả đo cách mạng đem lại, là kết quả. Người chiến sĩ với "Lộc giắt đầy quanh lưng" khi ra chiến trường với một mong muốn cao nhất là phải chiến thắng quân thù.
"Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ". Với mùa xuân của những người lao động sản xuất thì từ "lộc" tượng trưng cho sự ấm no, hạnh phúc, tượng trưng cho sự "trúng mùa" của công việc sản xuất. Mọi người dân lao động đều mong muốn mình phải cống hiến sức lực, tài năng, để lao động xây dựng quê hương và bảo vệ Tổ quốc.
Trong khổ thơ này, "mùa xuân chiến đấu" đối xứng với "mùa xuân sản xuất", "người chiến sĩ' đối xứng với "người lao động sản xuất", tác giả đã nêu bật nhiệm vụ hàng đầu của đất nước ta lúc bấy giờ là phải vừa chiến đấu bảo vệ đất nước, vừa phải ngày đêm lao động sản xuất, xây dựng quê hương sau chiến tranh, góp phần làm cho Tổ quốc giàu mạnh. Bởi vậy, mọi người đều tự giác, tự nguyện:
"Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao" Câu thơ giản dị, điệp ngữ "tất cả như diễn tả sự thống nhất trong suy nghĩ và hành động. Từ "xôn xao" vừa gợi tả vừa gợi thanh – âm thanh nhỏ mà có chiều sâu của cuộc sống đang phát triển, đang reo vui. Lời thơ nhỏ nhẹ, chứa chất suy tư tha thiết chân thành mà vẫn sâu lắng.
Các khổ thơ trên thông qua thể thơ 5 chữ nhịp nhàng, gợi cảm thể hiện niềm tin tự hào của nhà thơ về truyền thống dựng nước, giữ nước oai hung của cha ông cùng tâm tư khát vọng cống hiến cho quê hương đất nước của thi nhân. Niềm tự hào của thi nhân về truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc thể hiện sâu sắc qua những hình ảnh thơ đặc sắc:
“Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”
Khổ thơ ngắn gọn chỉ có 4 câu, mỗi câu 5 chữ. Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu. Có cụm từ “bốn ngàn năm” đặt sau từ “đất nước” thể hiên niềm tự hào thật sâu sắc của nhà thơ về truyền thống dựng nước, giữ nước cùng truyền thống văn hóa thật lâu đời trên quê hương đất nước thân yêu này.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×