Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích nội dung, nghệ thuật khổ thơ cuối bài thơ Quê hương

Câu 1: Chép lại khổ thơ cuối bài thơ Quê hương và phân tích nội dung, nghệ thuật đoạn thơ
Câu 2: Trình bày quan niệm và phương pháp học của Nguyễn Thiếp được thể hiện trong đoạn trích Bàm luận về phép học. Từ đó em có so sánh gì về mục tiêu dạy học xưa và nay có gì khác nhau
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
19.465
11
37
Ho Thi Thuy
05/04/2017 21:26:50
Nguyễn Thiếp (1723-1804) tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, người đương thời kính trọng gọi là La Sơn Phu Tử, quê ở làng Mật Thôn, xã Nguyệt Ao, huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh.

Nguyễn Thiếp là người “thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu”, từng đỗ đạt, làm quan dưới triều Lê nhưng sau đó từ quan về dạy học. chính vì gắn bó với công việc dạy học cho nên Nguyễn Thiếp hiểu ra mục đích thật sự của việc học. Có thể nói bài bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp không chỉ để lại cho những người thời địa ấy những bài học quý giá mà còn để lại cho chúng ta những người thế hệ ngày nay và mai sau. 

Bàn luận về phép học là một phần trong bản tấu của Nguyễn Thiếp gửi cho vua Quang Trung. Trong bài này tác giả của chúng ta đã nêu rõ quan điểm của mình về mục đích thật sự của việc học đó là đạo đức, là tri thức, để góp phần hưng thịnh cho đất nước.

Trước hết chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu về thể loại tấu trong văn học Việt Nam. Tấu là một loại văn bản của quan lại hoặc của thần dân trình lên vua chúa để trình bày một ý kiến, đề nghị nào đó có liên quan đến chính sách cai trị hoặc các vấn đề quan trọng của triều đình, quốc gia. Cùng dạng với loại văn bản này còn có nghị, biểu, khải, sớ… Tấu có thể được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm, theo hình thức văn xuôi hay văn biền ngẫu. 

Mở đầu đoạn trích tác giả nêu lên câu châm ngôn để cho thấy được mục đích chân chính của việc học là gì “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học”. Theo đó chúng ta sẽ đi tìm hiểu hai luận điểm chính là bàn luận về mục đích của việc học và tác dụng của việc học. 

Với mục đích của việc học tác giả đưa ra câu nói trên. Đó là cách so sánh vô cùng hay và hấp dẫn. việc học giống như là mài ngọc thành đồ vật vậy, con người không học thì cũng không thể thành người được. Đó là cả một quá trình dài đầy gian khổ và thách thức nhưng mục đích chính mà việc học đặt ra là để hoàn thiện con người. Sự hoàn thiện đó bao gồm trước hết là đạo đức và sau đó là tri thức. Việc học vốn mang một ý nghĩa cao quý : “Biết rõ đạo”. Tức là học để biết cách làm người, học để sống tốt, cư xử đúng chuẩn mực. “Ngọc không mài, không thành đồ vật“, con người không học hành, tu dưỡng thì chẳng thành được con người có khả năng làm việc tốt, giúp ích cho đời. Dưới thể chế phong kiến theo Nho giáo xưa, học hành, thi cử còn là con đường trực tiếp dẫn đến chốn quan trường, là cơ hội để một đấng nam nhi góp sức mình cho đất nước. như vậy co thể thấy việc học rất quan trọng đặc biệt là trong xã hội phong kiến xưa. Học tập là một quy luật tất yếu trong cuộc sống. Kẻ đi học là học luân thường đạo lí để làm người. Đạo học ngày trước lấy rèn luyện đạo đức làm chính, đó là những cách cư sử trong tam cương ngũ thường ngày xưa. 

Chính vì thế tác giả nhấn mạnh vào việc học là rất cần thiết. Con người mà không học thì giống như ngọc không mai không thành đồ vật và không thể thành người hoàn thiện được. những truyền thống quý báu như Tiên học lễ hậu học văn được kế thừa từ những bàn luận của Nguyễn Thiếp. 

Đặc biệt tác giả đã lấy việc học để chứng minh trong thực tế, từ đó nêu lên những sai trái tiêu cực trong đường lối giáo dục đương thời sẽ gây ra những hậu to lớn cho toàn dân tộc. tác giả nêu lên nền học chính của chúng ta đã bị mất từ lâu thay vào đó là lối  học mau hòng danh hợi. Như vậy thì chúa tầm thường mà thần thì nịnh hót, nước mất nhà tan là lẽ đương nhiên. Học mà chỉ chú ý đến bổng lộc không chú ý đến nội dung của cái mình đang học thì làm sao có thể tiếp thu được những kiến thức trong nội dung ấy. Học chỉ biết để hưởng vinh hoa phú quý ra làm quan chứ không quan tâm đến nội dung thì đó là sai lệch. Nhưng đó lạ chính là thực trạng của nền giáo dục đương thời. Những kẻ học hành như vậy, nếu có ra làm quan thì cũng chỉ là những viên quan dốt nát, hỏi làm sao có thể lo đời giúp nước? Tác hại của lối học lệch lạc, sai trái đó gây tác hại nghiêm trọng và lâu dài vì những kẻ bất tài thường hay xu nịnh, luồn lọt để được thăng quan tiến chức, dần dần trở thành lũ sâu mọt, chỉ biết vinh thân phì gia mà quên đi lợi ích chung của đất nước, dân tộc. Và lối học ấy ngày nay ta gọi là học vẹt, học chỉ để đi thi, thi xong là quên hết chẳng có tác dụng gì. 

Không chỉ đưa mục đích chân chính cũng như tác dụng thực sự của việc học đối với hưng thịnh đất nước mà Nguyễn Thiếp còn khuyên vua Quang Trung mở hình thức học phổ biến hơn. Làm thế nào để tất cả mọi người đều ý thức được việc học và có thể học ở bất kì đâu : “Thầy trò của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học”. 

Về trình tự học cũng như ta học chứ vậy, phải đi từ thấp tới cao từ nhỏ tới lớn. phải biết được những chữ cái có tỏng bảng thì mới mong học được thành những chữ ghép vào với nhau “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm”. Có thể hiểu rằng muốn học rộng thì trước tiên phải học được những cái cơ sở cái nền tảng thì mới có thể mong làm cho kiến thức của mình sâu rộng và giúp ích cho đất nước được. không những thế tác giả chỉ ra việc học và việc hanh phải đi đôi gắn kết với nhau, học trước rồi hành sau không thể bỏ được nếu muốn học thành tài. 

Cuối cùng tác giả khẳng định tác dụng to lớn và lâu dài của việc học đối với mỗi cá nhân và cho toan đất nước. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua. Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị. Phương pháp học tập tốt sẽ là tiền đề để tạo ra những người có đức có tài giúp cho đất nước hưng thịnh. Người học giỏi mà có đạo đức thì cũng góp phần làm cho đất nước hưng thịnh.

Như vậy có thể thấy Nguyễn Thiếp đã đem đến cho chúng ta một tầm hiểu biết mới về phép học. Mặc dù là bản tấu nhưng chúng ta cũng thấy được tác giả luôn giữ thái độ chân thành cung kính với vua Quang Trung chứ không phải lên mặt. qua đây chúng ta thấy Nguyễn Thiếp là một vị quân thần không những giỏi có tài mà còn có đức, biết đi trước thời đại bỏ qua những trào lưu học lấy bổng lộc để thấy rõ được những tác dụng chân chính của việc học. Đặc biệt sau bài này chung ta có thể áp dụng vào sự nghiệp học hành ngày nay.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
68
26
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
05/04/2017 21:31:29
1
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Ở bốn câu thơ kết, nhà thơ trực tiếp bộc bạch nỗi nhớ quê hương khôn nguôi của mình. Nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi; Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi và nhớ cả cái mùi nồng mặn rất đặc trưng của gió biển cùng tất cả những gì thân thuộc của quê hương. Phải chăng nỗi nhớ da diết ấy chính là sợi dây kết chặt nhà thơ với quê hương suốt cả cuộc đời!

Bài thơ Quê hương mộc mạc, tự nhiên nhưng rất sâu sắc và thấm thía bởi nó được viết lên từ cảm xúc chân thành. Sức hấp dẫn của nó trước hết là ở những hình ảnh tiêu biểu, chọn lọc và ngôn ngữ tự nhiên, trong sáng. Những biện pháp nghệ thuật so sánh, ví von, nhân hóa kết hợp hài hòa khiến cho bài thơ giống như một bức tranh phong cảnh tuyệt vời được vẽ nên từ tình yêu tha thiết mà Tế Hanh dành trọn cho quê hương. Có thể coi bài thơ này như một cung đàn dịu ngọt của những tấm lòng gắn bó sâu nặng với quê hương xứ sở bởi đây là mảnh tâm hồn trong trẻo nhất, đằm thắm nhất của Tế Hanh dành cho mảnh đất chôn nhau cắt rốn.
17
15
Helen
11/01/2018 20:03:44
Phân tích nội dung nghệ thuật khổ 3 bài Quê hương
1
6
Hong Le
13/01/2022 19:51:52
Trước hết chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu về thể loại tấu trong văn học Việt Nam. Tấu là một loại văn bản của quan lại hoặc của thần dân trình lên vua chúa để trình bày một ý kiến, đề nghị nào đó có liên quan đến chính sách cai trị hoặc các vấn đề quan trọng của triều đình, quốc gia. Cùng dạng với loại văn bản này còn có nghị, biểu, khải, sớ… Tấu có thể được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm, theo hình thức văn xuôi hay văn biền ngẫu. 

Mở đầu đoạn trích tác giả nêu lên câu châm ngôn để cho thấy được mục đích chân chính của việc học là gì “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học”. Theo đó chúng ta sẽ đi tìm hiểu hai luận điểm chính là bàn luận về mục đích của việc học và tác dụng của việc học. 

Với mục đích của việc học tác giả đưa ra câu nói trên. Đó là cách so sánh vô cùng hay và hấp dẫn. việc học giống như là mài ngọc thành đồ vật vậy, con người không học thì cũng không thể thành người được. Đó là cả một quá trình dài đầy gian khổ và thách thức nhưng mục đích chính mà việc học đặt ra là để hoàn thiện con người. Sự hoàn thiện đó bao gồm trước hết là đạo đức và sau đó là tri thức. Việc học vốn mang một ý nghĩa cao quý : “Biết rõ đạo”. Tức là học để biết cách làm người, học để sống tốt, cư xử đúng chuẩn mực. “Ngọc không mài, không thành đồ vật“, con người không học hành, tu dưỡng thì chẳng thành được con người có khả năng làm việc tốt, giúp ích cho đời. Dưới thể chế phong kiến theo Nho giáo xưa, học hành, thi cử còn là con đường trực tiếp dẫn đến chốn quan trường, là cơ hội để một đấng nam nhi góp sức mình cho đất nước. như vậy co thể thấy việc học rất quan trọng đặc biệt là trong xã hội phong kiến xưa. Học tập là một quy luật tất yếu trong cuộc sống. Kẻ đi học là học luân thường đạo lí để làm người. Đạo học ngày trước lấy rèn luyện đạo đức làm chính, đó là những cách cư sử trong tam cương ngũ thường ngày xưa. 

Chính vì thế tác giả nhấn mạnh vào việc học là rất cần thiết. Con người mà không học thì giống như ngọc không mai không thành đồ vật và không thể thành người hoàn thiện được. những truyền thống quý báu như Tiên học lễ hậu học văn được kế thừa từ những bàn luận của Nguyễn Thiếp. 

Đặc biệt tác giả đã lấy việc học để chứng minh trong thực tế, từ đó nêu lên những sai trái tiêu cực trong đường lối giáo dục đương thời sẽ gây ra những hậu to lớn cho toàn dân tộc. tác giả nêu lên nền học chính của chúng ta đã bị mất từ lâu thay vào đó là lối  học mau hòng danh hợi. Như vậy thì chúa tầm thường mà thần thì nịnh hót, nước mất nhà tan là lẽ đương nhiên. Học mà chỉ chú ý đến bổng lộc không chú ý đến nội dung của cái mình đang học thì làm sao có thể tiếp thu được những kiến thức trong nội dung ấy. Học chỉ biết để hưởng vinh hoa phú quý ra làm quan chứ không quan tâm đến nội dung thì đó là sai lệch. Nhưng đó lạ chính là thực trạng của nền giáo dục đương thời. Những kẻ học hành như vậy, nếu có ra làm quan thì cũng chỉ là những viên quan dốt nát, hỏi làm sao có thể lo đời giúp nước? Tác hại của lối học lệch lạc, sai trái đó gây tác hại nghiêm trọng và lâu dài vì những kẻ bất tài thường hay xu nịnh, luồn lọt để được thăng quan tiến chức, dần dần trở thành lũ sâu mọt, chỉ biết vinh thân phì gia mà quên đi lợi ích chung của đất nước, dân tộc. Và lối học ấy ngày nay ta gọi là học vẹt, học chỉ để đi thi, thi xong là quên hết chẳng có tác dụng gì. 

Không chỉ đưa mục đích chân chính cũng như tác dụng thực sự của việc học đối với hưng thịnh đất nước mà Nguyễn Thiếp còn khuyên vua Quang Trung mở hình thức học phổ biến hơn. Làm thế nào để tất cả mọi người đều ý thức được việc học và có thể học ở bất kì đâu : “Thầy trò của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học”. 

Về trình tự học cũng như ta học chứ vậy, phải đi từ thấp tới cao từ nhỏ tới lớn. phải biết được những chữ cái có tỏng bảng thì mới mong học được thành những chữ ghép vào với nhau “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm”. Có thể hiểu rằng muốn học rộng thì trước tiên phải học được những cái cơ sở cái nền tảng thì mới có thể mong làm cho kiến thức của mình sâu rộng và giúp ích cho đất nước được. không những thế tác giả chỉ ra việc học và việc hanh phải đi đôi gắn kết với nhau, học trước rồi hành sau không thể bỏ được nếu muốn học thành tài. 

Cuối cùng tác giả khẳng định tác dụng to lớn và lâu dài của việc học đối với mỗi cá nhân và cho toan đất nước. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua. Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị. Phương pháp học tập tốt sẽ là tiền đề để tạo ra những người có đức có tài giúp cho đất nước hưng thịnh. Người học giỏi mà có đạo đức thì cũng góp phần làm cho đất nước hưng thịnh.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×